Rụng trứng chính là thời điểm quan trọng nhất trong chu kỳ kinh nguyệt, việc xác định chính chu kỳ này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thụ thai và tránh thai ở phụ nữ. Vậy rụng chính là gì và làm thế nào để tính chính xác, cùng đi tìm câu trả lời với Hello!PháiĐẹp ngay hôm nay nhé!
Thời kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là kết quả của 2 chu kỳ song song bao gồm chu kỳ buồng trứng và chu kỳ niêm mạc tử cung. Trong đó, chu kỳ buồng trứng chia làm 2 giai đoạn nhỏ là giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể.
Tại giai đoạn nang noãn, dưới tác dụng của hormone tuyến yên FSH, khoảng 20 nang noãn thứ cấp được lựa chọn để phát triển ở 2 buồng trứng, trong đó chỉ có duy nhất 1 nang được chọn lọc và phát triển vượt trội, những nang còn lại bị thoái hóa.
Hormone FSH tăng dần từ đầu chu kỳ giúp nang được chọn phát triển, bên cạnh đó, bản thân nang noãn sẽ sản sinh ra hormone LH, khi hàm lượng FSH và LH đạt mức cao nhất nang trứng sẽ đạt kích thước khoảng 20-28mm được gọi là nang trưởng thành và chín, lúc này sẽ xảy ra hiện tượng phóng noãn hay chính là rụng trứng, đưa noãn trưởng thành từ buồng trứng vào vòi trứng, sẵn sàng cho việc thụ tinh nếu gặp được tinh trùng.
Thời điểm rụng trứng ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Thời điểm rụng trứng khác nhau ở mỗi phụ nữ, và khác nhau trong mỗi chu kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự cân bằng và hàm lượng hormone FHS – LH.
Đây là 2 hormone kiểm soát sự rụng trứng, nếu hàm lượng 2 hormone này ổn định trứng sẽ phát triển đạt kích thước trưởng thành và rụng theo một chu kỳ đều đặn. Ngược lại sự rối loạn của 1 trong 2 hormone sẽ khiến sự rụng trứng gặp bất thường. Hàm lượng FSH – LH quá thấp sẽ khiến trứng cần nhiều thời gian để chín khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ngược lại nếu hàm lượng thấp sẽ rút ngắn chu kỳ kinh dẫn tới hiện tượng đa kinh.
Nguyên nhân của sự rối loạn này có thể bởi yếu tố khác bao gồm:
- Tuổi tác: trong những giai đoạn như khi mới dậy thì, tiền mãn kinh hoặc sau sinh hiện tượng rối loạn hormone khiến cho thời điểm rụng trứng thay đổi và kinh nguyệt thất thường.
- Bệnh lý: Các bệnh lý về tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến yên, tuyến giáp và bệnh lý buồng trứng dễ dàng gây ra những rối loạn hormone, trong đó có FSH và LH.
- Vấn đề dinh dưỡng – tâm lý – sức khỏe có ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống nội tiết và sự cân bằng hormone trong cơ thể, tâm lý không tốt, dinh dưỡng kém, lười thể dục thể thao đều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ.
> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách tính ngày rụng trứng rõ nhất ở phụ nữ
Bảng tính chu kỳ rụng trứng chính xác của phụ nữ

Thông thường, giai đoạn hoàng thể ( giai đoạn sau rụng trứng) sẽ kéo dài khoảng 14 ngày và thường không thay đổi nhiều ở mọi phụ nữ. Bởi vậy chỉ cần chy kỳ kinh nguyệt đều đặn, dựa vào đó bạn có thể xác định được chu kỳ rụng trứng của mình.
- Với vòng kinh 28 ngày đều đặn
Đây là chu kỳ thường gặp nhất của phụ nữ, với chu kỳ này ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày 14.
- Với vòng kinh đều khác:
Không quan trọng vòng kinh của bạn là 21 ngày 35 ngày, thậm chí là 60 ngày thì giai đoạn hoàng thể vẫn luôn là 14 ngày, bởi vậy chỉ cần chu kỳ của bạn đều đặn, bạn vẫn hoàn toàn tính được ngày rụng trứng của mình dựa vào công thức:
Ngày rụng trứng = Số ngày của 1 chu kỳ kinh nguyệt – 14
Dưới đây sẽ là bảng tính chu kỳ rụng trứng cho bạn tham khảo:
Tuy nhiên bản thân chu kỳ kinh nguyệt cũng không phải là con số tuyệt đối mà có sự xê dịch 1 – 3 ngày bởi một số yếu tố đã kể trên, do đó thời điểm rụng trứng cũng thường được ước lượng theo con số trung bình, bạn lên cộng hoặc trừ thêm 2 ngày sẽ ra khoảng thời điểm này.
Còn trong trường hợp chu kỳ đang gặp phải rối loạn, bạn sẽ không thể áp dụng phương pháp này, thay vào đó hãy sử dụng que thử rụng trứng hoặc siêu âm canh trứng để biết chính xác thời điểm của mình.
> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng que thử rụng trứng và đọc kết quả chính xác nhất
Ý nghĩa của việc tính chu kỳ rụng trứng chính xác
Vì sao chu kỳ rụng trứng lại quan trọng với phụ nữ tới vậy, câu trả lời là bởi trứng sau khi rụng chỉ có thể sống và được thụ tinh trong khoảng thời gian 12-24h sau đó trứng sẽ thoái hóa và không thể thực hiện chức năng này nữa.
Việc biết được thời điểm này sẽ giúp bạn xác định được khoảng thời gian dễ thụ thai nhất trong mỗi chu kỳ, nếu bạn đang mong muốn có con thì hãy tận dụng giai đoạn vàng này để có thể nâng cao tỷ lệ thành công.
Ngược lại nếu bạn muốn tránh thai hãy tránh những ngày này, hoặc cần sử dụng thêm những biện pháp khác như bao cao su, vòng tránh thai, que tránh thai…
Đặc biệt, theo một số nghiên cứu thì quan hệ càng gần thời điểm rụng trứng thì xác suất sinh con trai càng lớn, đây cũng là một ý nghĩa quan trọng khác được nhiều mẹ quan tâm.
> Bài viết hay: Có chất nhầy bao lâu thì rụng trứng?
Hi vọng rằng qua bài viết bạn không những có thể tính được chính xác thời điểm rụng trứng của mình mà còn hiểu rõ hơn về cơ chế, ý nghĩa của hiện tượng này để dễ dàng đạt được những mong muốn đang hướng tới!
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!