No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Trị Mụn

[Giải Đáp] Da mụn có nên đắp mặt nạ?

hellophaidep by hellophaidep
in Trị Mụn
0 0

Mặt nạ là phương pháp chăm sóc da trực tiếp rất hiệu quả được nhiều bạn gái tin dùng, tuy nhiên da bị mụn có nên đắp mặt nạ không, nếu có thì nên đắp loại nào cũng như cần lưu ý gì? Cùng đi tìm câu trả lời chính xác và chi tiết nhất với Hello!Pháiđẹp qua bài viết dưới đây nhé!

XEM THÊM: Cách chính xác để phân biệt 13 loại mụn trứng cá thường gặp nhất

XEM THÊM: [Cần đọc] Quá trình hình thành và 10 nguyên nhân gây mụn từ trong và ngoài

XEM THÊM: Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay

  • Mặt nạ là gì? Da mụn có nên đắp mặt nạ không?
  • Da mụn có nên đắp mặt nạ không?
  • Cách lựa chọn và sử dụng mặt nạ cho da mụn
    • Lựa chọn loại mặt nạ với thành phần phù hợp
    • Quy trình đắp mặt nạ đúng cách cho da mụn
    • Lưu ý cần thiết khi đắp mặt nạ

Mặt nạ là gì? Da mụn có nên đắp mặt nạ không?

Mặt nạ dưỡng trắng da cấp tốc với lá trầu không nguyên chất
Mặt nạ dưỡng trầu không trị mụn

Mặt nạ là một phương pháp chăm sóc da tại chỗ, có thể được làm ra bởi các thành phần tự nhiên, hoặc được sản xuất với các tinh chất dễ thẩm thấu và hiệu quả hơn, và mang tới cho bạn gái những tác dụng làm đẹp cần thiết.

Có rất nhiều loại mặt nạ, nếu chia theo hình thức có thể bao gồm mặt nạ giấy, mặt nạ bùn, mặt nạ bạc hoặc mặt nạ tự làm với nguyên liệu thiên nhiên.

Còn theo tác dụng, có thể phân thành:

  • Mặt nạ dưỡng ẩm: Cung cấp nước trực tiếp cho làn da, hạn chế sự mất nước của lớp biểu bì, tăng cường lớp bảo vệ và ngừa lão hóa da. Thành phần có thể gồm Acid Hyaluronic, Glycerin, Vitamin E…
  • Mặt nạ dưỡng trắng: Với các thành phần gây ức chế hoạt tính của enzym tyrosinase từ đó ức chế sự sản sinh và di chuyển của Melanin, bao gồm Vitamin C, Curcumin, Niacinamide, vitamin B3, alpha, arbutin, acid kojic…
  • Mặt nạ phục hồi da hư tổn: Cung cấp những dưỡng chất cần thiết, thúc đẩy sự tái tạo cấu trúc da, tăng sinh collagen, elastin chống lại quá trình lão hóa, thường có thành phần như: collagen, acid hyaluronic, Vitamin C, Curcumin, Retinol…
  • Mặt nạ tẩy tế bào chết: Loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, từ đó ngừa mụn, tăng cường hấp thu dưỡng chất và tạo điều kiện tái tạo lớp tế bào da mới. Có thể bao gồm các thành phần AHA, BHA, Retinol, các thành phần có hoạt tính enzym bẻ gãy liên kết lớp sừng ở trên da…
  • Mặt nạ trị mụn: Có tác tổng hợp, ngăn chặn các yếu tố gây mụn bao gồm hút dầu thừa, làm sạch da, chống viêm, thường có các thành phần như đất sét, than hoạt tính, Tinh chất tràm trà, green tea , Witch hazel, AHA, BHA… thường mặt nạ sẽ có nồng độ thấp và ít tác dụng hơn các sản phẩm như kem trị mụn hoặc serum trị mụn.

Da mụn có nên đắp mặt nạ không?

Da mụn là loại da đang bị tổn thương nhạy cảm, bị viêm và cần được chăm sóc, bởi vậy việc sử dụng mặt nạ là rất cần thiết để cung cấp cho da những dưỡng chất cần thiết, nhưng phải lựa chọn đúng loại và sử dụng đúng cách.

Ngược lại, nếu sử dụng loại mặt nạ không phù hợp sẽ khiến da kích ứng, mẩn ngứa tạo điều kiện cho sự xâm nhập của những loại vi khuẩn gây mụn, khiến tình trạng ngày càng khó kiểm soát hơn.

Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình, và tiếp theo sẽ là những lưu ý  khi lựa chọn.

Cách lựa chọn và sử dụng mặt nạ cho da mụn

Mặt nạ trị mụn bằng dầu dừa
Mặt nạ trị mụn bằng dầu dừa

Lựa chọn loại mặt nạ với thành phần phù hợp

Bạn nên ưu tiên những loại mặt nạ dưới đây:

  • Mặt nạ tẩy tế bào chết

Giúp loại bỏ lớp da chết, lớp sừng trên da, điều này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị mụn, bởi lỗ chân lông bị bít tắc chính là nguyên nhân hình thành mụn.

Tùy theo từng loại da, nhưng đa phần những loại mặt nạ phù hợp cho da mụn luôn cần chứa acid glycolic, vitamin A, các thành phần có hoạt tính enzym bẻ gẫy liên kết lớp sừng ở trên da…

  • Mặt nạ trị mụn:

Với thành phần kháng viêm, những loại mặt nạ trị mụn chứa acid salicylic, tinh chất trà xanh, tinh chất dầu tràm sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho làn da mụn.

  • Mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên:

Bên cạnh việc sử dụng các loại mặt nạ được phát triển bởi các thương hiệu mỹ phẩm thì mặt nạ trị mụn với thành phần thiên nhiên bao gồm những thành phần như, dầu dừa, dầu oliu, dầu tràm… cũng rất hiệu quả.

Quy trình đắp mặt nạ đúng cách cho da mụn

Để việc đắp mặt nạ hiệu quả và da hấp thu được tối đa lượng dưỡng chất cần thiết, hãy lưu ý đến các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch da mặt

Nếu làn da của bạn đầy bụi bẩn, lỗ chân lông bị bít tắc thì các dưỡng chất từ mặt nạ sẽ không thể thẩm thấu và mang tới tác dụng như ý. Bởi vậy, bước đầu tiên chính là làm sạch, giúp thông thoáng lỗ chân lông.

Sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, nước tẩy trang và tẩy da chết dành cho da mụn, lưu ý quy trình sử dụng của từng loại, và lau sạch bằng khăn mềm.

Bên cạnh làm sạch da mặt, bạn cũng không được quên làm sạch tay cũng như các vật phẩm được sử dụng để đắp mặt nạ nhằm ngăn chặn tối đa việc lây lan của vi khuẩn gây mụn nhé!

Tuy nhiên có một lưu ý là trong bất kỳ trường hợp nào, nhất là da mụn, dễ kích ứng bạn không nên chọn những thành phần tẩy rửa mạnh như KOH có thể làm mất đi lượng acid béo và ảnh hưởng đến lớp màng acid trên da, đây là vấn đề của rất nhiều loại sữa rửa mặt. Ngược lại hãy ưu tiên các thành phần làm sạch và  kháng khuẩn dịu nhẹ từ thiên nhiên.

Đồng thời, hạn chế các thành phần có thể gây bít tắc da, gây kích ứng da như parabens , cồn khô, nếu có thì chỉ được phép xếp cuối bảng thành phần nhé.

  • Bước 2: Sử dụng mặt nạ

Nếu bạn sử dụng mặt nạ giấy, hãy lưu ý tới cách đắp mặt nạ được hướng dẫn từ nhà sản xuất, nhất là những vị trí khó như mắt, mũi, miệng và cằm. Hãy đảm bảo rằng tất cả vị trí da trên gương mặt bạn đều được tiếp xúc với mặt nạ.

Còn nếu dùng mặt nạ tự làm, hãy lưu ý việc thoa mặt nạ cần phải đều, có thể thoa thêm ở những vùng bị thâm, mụn nhưng cố gắng không để quá dày hay quá mỏng giúp da có thể hấp thu tốt, không bị bít kín.

Cách tốt nhất là bạn nên dùng cọ riêng biệt để đắp mặt nạ hoặc dùng muỗng sau đó xoa theo hình tròn để tán mặt nạ.

  • Bước 3: Thư giãn

Khác với những phương pháp làm đẹp khác, việc sử dụng mặt nạ cần một thời gian thư giãn để các dưỡng chất có thể thẩm thấu.

Những loại mặt nạ thông thường sẽ khoảng 15-20 phút, những loại mặt nạ có khả năng thẩm thấu nhanh như đất sét sẽ khoảng 10-15 phút, những loại mặt nạ có tính tẩy như chứa thành phần chanh và cà chua sẽ chỉ nên duy trì khoảng 7-10 phút.

Tốt nhất bạn nên ngồi hoặc nằm xuống, thưởng thức một bài hát hoặc một câu chuyện, nếu vận động nhiều tuyến mồ hôi và bã nhờn có thể hoạt động và làm giảm hiệu quả của mặt nạ.

  • Bước 4: Sau khi tháo mặt nạ

Với mặt nạ giấy, sau khi hết thời gian quy định bạn hãy gỡ từ dưới lên trên, còn mặt nạ tự nhiên thì chỉ cần rửa với nước.

Lưu ý là hãy sử dụng nước ấm nhẹ, vừa phải để làm sạch da mặt sau khi đắp mặt nạ, nước ấm sẽ không làm khô da và cũng giúp lưu giữ những dưỡng chất vừa đắp và giúp thẩm thấu tốt hơn.

Nên đắp mặt nạ vào buổi tối trước khi đi ngủ, như vậy các dưỡng chất sẽ có cả 1 đêm dài để hấp thụ.

Sau khi đắp mặt nạ bạn có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm giúp da được cấp nước tối ưu.

Để đạt được hiệu quả như ý, bạn nên sử dụng mặt nạ khoảng 2-3 tuần/ lần, không nên sử dụng quá nhiều sẽ tăng nguy cơ lỗ chân lông bị bí và khiến mụn nhiều hơn.

Lưu ý cần thiết khi đắp mặt nạ

Tác dụng làm đẹp của đất sét Kaolin trong mỹ phẩm
Mặt nạ đất sét Kaolin cho da dầu mụn

Tuy việc đắp mặt nạ rất tốt cho da mụn, nhưng hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Xác định loại da để chọn mặt nạ

Da dầu, da khô, da hỗn hợp hay da nhạy cảm đều có khả năng nổi mụn, nhưng mỗi loại lại cần có những dưỡng chất khác nhau, hãy xác định chính xác loại da của mình và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Hãy dừng ngay việc đắp mặt nạ nếu cảm thấy ngứa, rát, châm chính, tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sỹ da liễu nếu tình trạng nặng hơn

  • Không đắp mặt nạ ngay sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn, nhất là những loại mụn bọc, mụn mủ, những cấu trúc da vị trí bị mụn hoặc xung quanh thường bị tổn thương, nếu đắp mặt nạ ngay sau đó thì những dưỡng chất và hóa chất trong mặt nạ sẽ tác động lên đó, rất dễ gây ra tình trạng kích ứng, khiến mụn lan rộng.

  • Mặt nạ chỉ là phương pháp hỗ trợ

Mặt nạ chỉ giúp cung cấp một lượng dưỡng chất nhỏ, trực tiếp qua da với tác dụng chủ yếu nhất là làm sạch, cấp ẩm và tăng sức đề kháng, nên không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng mụn.

Bởi vậy, để loại bỏ hoàn toàn, việc sử dụng những loại kem, serum hoặc thuốc mới là phương pháp chính.

Hi vọng rằng với những thông tin được cung cấp trên bài viết, bạn đã có thể trả lời chính xác cho câu hỏi da mụn có nên đắp mặt nạ không?

Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về các bước chăm sóc da mụn đúng cáchsẽ tiếp tục được chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, và đừng quên chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!

ShareTweetShare
hellophaidep

hellophaidep

Hello!PháiĐẹp - Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt! Tự hào mang tới những thông tin, kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về làm đẹp - thời trang - sức khỏe cho phụ nữ! Xinh đẹp - Tự tin - Hạnh phúc hơn mỗi ngày!

Related Posts

Acnes - Thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt Acnes cho trị mụn thâm có tốt không? Bao nhiêu tiền?

11/11/2021
Review Sữa Rửa Mặt Trị Mụn Innisfree Jeju Bija Trouble Facial Foam
Làm Sạch Da

[Review] TOP 5 loại sữa rửa mặt innisfree cho da dầu, trị mụn tốt nhất

06/11/2021
Sử dụng Kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo
Review

[Review] Kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo(+): chất lượng, hiệu quả, giá thành.

23/09/2021
Thương hiệu trị mụn Acnes Nhật Bản
Review

[Review] Các loại kem trị mụn Acnes của Nhật: Thành phần, tác dụng, giá thành

27/01/2021
Tác dụng trị mụn của Aspirin
Review

Đánh giá chính xác hiệu quả và mức độ an toàn khi trị mụn với Aspirin

27/01/2021
Tác dụng làm đẹp với gừng
Trị Mụn

Đánh bay mụn với 5 công thức trị mụn mờ thâm bằng gừng từ thiên nhiên

27/01/2021
Next Post
Mụn dạng nang không có đầu rõ ràng

TOP 8+ Mặt nạ trị mụn cho da nhờn hiệu quả ngay tại nhà

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status