Hormone FSH là một trong những hormone ảnh hưởng lớn tới hoạt động của cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản ở cả nam và nữ, được nhắc đến rất nhiều trong các quy trình thăm khám
Vậy hormone FSH là gì, có vai trò như thế nào? Chỉ số FSH là gì, bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng đi tìm câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây với Hello!PháiĐẹp nhé!
Hormone FSH là gì? Tiết ra ở đâu?

FHS – Follicle Stimulating Hormone hay còn gọi là Kích noãn bào tố là một loại hormone được tiết ra bởi thùy trước của tuyến yên, có tác dụng lên buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam giới.
Quy trình sản xuất và kiểm soát hormone FSH được điều hòa thông qua một hệ thống quan trọng ở cả nam và nữ được gọi là trụ hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục( buồng trứng hoặc tinh hoàn)
Theo đó, khi Hormone GnRH – Hormone giải phóng Gonadotropin được tiết ra ở vùng dưới đồi dưới tác dụng của hormone sinh dục Estrogen hoặc Testosteron, sẽ kích thích thùy trước tuyến yên giải phóng FSH hòa vào máu.
Khi đó FSH sẽ đi tới các cơ quan sinh dục và kích thích sự phát triển của nang noãn và tinh trùng, giúp các bộ phận mang vật chất di truyền này trưởng thành và tiếp tục giải phóng hormone sinh dục vào máu.
Tiếp đến, sự giải phóng các hormone sinh dục này lại ức chế tiết GnRH từ đó ức chế sự bài tiết FSH, đây được gọi là cơ chế phản hồi tiêu cực. Cho đến khi nồng độ hormone sinh dục giảm, sự tiết hormone GnRH và FSH lại tăng lên và bắt đầu một quy trình lặp lại
> Xem thêm: Hormone và các tuyến nội tiết của nam và nữ: Vai trò – vị trí – sự phối hợp hoạt động trong cơ thể
Vai trò của hormone FSH
Ở nữ giới Hormone FSH có tác dụng kích thích nang noãn phát triển, đây là 1 phần quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng của FSH quyết định tới khả năng phát triển, chín và rụng trứng, từ đó cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai và mang thai ở phụ nữ.
Ở nam giới, Hormone FSH có vai trò kích thích sự phát dục của ống sinh tinh thúc đẩy sự sản sinh tinh trùng, quyết định tới số lượng và chất lượng của tinh trùng từ đó ảnh hưởng tới khả năng thụ tinh và hình thành phôi thai.
Việc dư thừa hay thiếu hụt FSH trong cơ thể là dấu hiệu hoặc nguyên nhân của nhiều bệnh lý dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, trứng không phát triển, vòng kinh không phóng noãn, tinh trùng không phát triển, đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ!
Hormone FSH và những rối loạn thường gặp

Nồng độ FSH thay đổi liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt tăng dần từ đầu chu kỳ, đạt mức cao nhất trước thời điểm rụng trứng sau đó giảm về mức cơ bản. Mức cơ bản chính là vào ngày thứ 2-4 của chu kỳ, lúc này lượng Estrogen và Progesteron xuống thấp nhất. Bởi vậy, để xác định hàm lượng hormone FSH các bác sỹ sẽ yêu cầu người đến thăm khám thực hiện một xét nghiệm máu vào những ngày đó, đây sẽ là căn cứ để đánh giá mức thâp – bình thường – cao ở phụ nữ.
Giá trị tham chiếu trung bình của chỉ số FSH là 4,7 – 21.5mIU/ml, dưới đây là những rối loạn có thể gặp phải của chỉ số này:
- Chỉ số FSH tăng cao hơn 21.5mIU/L
Nông độ FSH tăng cao phản ánh tình trạng hoạt động buồng trứng kém, buồng trứng không đáp ứng với những hormone hướng sinh dục như FSH là LH, điều này khiến trứng không phát triển hoặc kém phát triên, là dấu hiệu chỉ điểm cho một số bệnh lý về đường sinh dục, phổ biến gồm:
– Vô kinh nguyên phát
– Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt
– Suy tuyến sinh dục buồng trứng/ tinh hoàn
– Suy giảm chức năng sinh dục
– Sau khi cắt bỏ tử cung/ buồng trứng/ tinh hoàn
– Hội chứng buồng trứng đa nang
– Các bệnh lý tuyến yên:
Cường tuyến yên: Là bệnh lý làm tăng đơn độc một, hai hoặc nhiều loại hormone nào đó của tuyến yên trong cơ thể, và một trong số đó có thể là hormone FSH.
Các khối u tuyến yên làm thay đổi hoạt động thông thường của tuyến yên, từ đó gây rối loạn bài tiết hormone có thể làm tăng lượng FSH trong cơ thể
Dậy thì sớm, trước 12 tuổi khi hệ thống nội tiết chưa phát triển hoạt thiện cũng dễ gây ra các vấn đề rối loạn hormone, làm tăng hàm lượng FSH.
Ngoài ra, hiện tượng tăng FSH còn do một số bệnh lý như hội chứng Turner, khối u vùng dưới đồi, hội chứng to đầu chi…
- Chỉ số FSH thấp hơn 4,7 mIU/L
Nồng độ FSH giảm phản ánh tình trạng hoạt động kém hoặc rối loạn bài tiết hormone tại tuyến yên và vùng dưới đồi, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phát triển của trứng trong mỗi chu kỳ, khiến kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí dẫn đến hiện tượng mất kinh, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Liên quan đến các bệnh lý tại cơ quan sinh sản:
Dậy thì muộn
Vô kinh thứ phát ở phụ nữ/ Vô tinh trùng ở nam giới
Viêm/ Ung thư hoặc các bệnh lý khác liên quan đến buồng trứng và tinh hoàn.
Bệnh lý tuyến nội tiết:
Rối loạn chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên
Tăng sản hoặc Ung thư/ U tuyến thượng thận gây giảm FSH
Suy tuyến yên: Ngược lại với cường tuyến yên, gây giảm hàm lượng hormone tuyến yên, trong đó có thể có FSH
Bệnh lý tuyến yên hoặc sau phẫu thuật cắt tuyến yên
Suy tuyến yên: ngược với trường hợp cường tuyến yên, suy tuyến yên là hiện tượng suy giảm chức năng hoạt động sản xuất và tổng hợp các hormone. Điều này có thể dẫn tới sự suy giảm nồng độ FSH do FSH được sản xuất ra ở tuyến yên.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày:
Sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc nội tiết, thuốc điều trị có ảnh hưởng tới sự bài tiết của hormone FSH.
Do căng thẳng, stress ảnh hưởng tới tâm lý từ đó gây mất cân bằng nội tiết trong cơ thể
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất hoặc béo phì. Sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện cũng tăng nguy cơ rối loạn hormone, từ đó giảm lượng FSH.
Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, lười vận động cũng gây ra những tác động tương tự.
Hi vọng những chia sẻ được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quát để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất!
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!