Hormone LH là một hormone quan trọng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở cả nam và nữ, vậy nội tiết tố này sinh ra ở đâu, hoạt động như thế nào và thường gặp phải những vấn đề gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây với Hello!PháiĐẹp nhé!
Hormone LH là gì? Sinh ra ở đâu?

Hormone Luteinizing – Hormone LH là loại hormone được sinh ra ở tuyến yên trước, đây được gọi là hormone tuyến sinh dục ở cả nam và nữ vì nó đóng vai trò kiểm soát chức năng buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới.
Việc kiểm soát hormone LH được điều hòa thông qua một hệ thống gọi là trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
Hormone giải phóng Gonadotropin – Hormone GnRH- được tiết ra từ vùng dưới đồi và liên kết với các thụ thể ở tuyến yêu trước từ đó kích thích cả quá trình giải phóng LH và FSH( hormone kích thích lang trứng).
Khi LH được giải phóng vào máu nó sẽ đi tới và liên kết với các thụ thể trong tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới từ đó điểu chỉnh sự tiết hormone của chúng và sản xuất ra tinh trùng hoặc trứng.
Sự giải phóng các hormone sinh dục từ buồng trứng hoặc tinh hoàn lại ức chế sự tiết hormone GnRH và LH từ trước tuyến yên. Khi mức độ hormone từ các tuyến sinh dục giảm, sự tiết hormone GnRH và LH lại tăng lên.
Việc điều chỉnh giải phóng LH rất quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh sản. dựa vào xét nghiệm hoặc một sử dụng que thử có thể xác định được thời điểm rụng trứng – thời điểm dễ thụ thai nhất. Ngoài ra trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như thụ tinh trongongs nghiệm, các hợp chất sử dụng là sản phẩm được thiết kế bắc chước hoạt động của hormone GnRH, LH hoặc FSH.
> Xem thêm: Xét nghiệm nội tiết LH ngày nào và ở đâu?Chỉ số LH thấp và cao nói lên điều gì?
Vai trò của Hormone LH
- Hormone LH ở nữ giới và quá trình mang thai
Ở nữ giới Hormone LH thực hiện 2 vai trò khác nhau ở mỗi ngửa chu kỳ kinh nguyệt.
- Giai đoạn nang noãn:
Ở tuần đầu tiên và tuần thứ 2, Hormone LH sẽ kích thích các nang noãn trong buồng trứng ssanr sinh ra nội tiết tố Estradiol( một loại Estrogen chủ yếu trong độ tuổi sinh sản) giúp niêm mạc tử cung dày lên nhanh chóng và tăng ham muốn ở nữ giới.
Đến ngày thứ 14 của chu kỳ, nồng độ LH và FSH tăng khiến nang noãn bị vỡ ra, giải phóng noãn trưởng thành (trứng) vào trong ống dẫn, đây chính là hiện tượng phóng noãn, hay rụng trứng.
- Giai đoạn hoàng thể
Sau rụng trứng, phần còn lại của nang noãn gọi là nang hoàng thể, lúc này, hormone LH sẽ kích thích nang này sản xuất Progesterone có tác dụng tăng dự trữ glycogen và các chất dinh dưỡng đồng thời khiến niêm mạc dày lên cuộn xoắn lại sẵn sàng đónt trứng thụ tinh tới làm tổ.
Nếu trứng không được thụ tinh, sau khoảng 14 ngày nang hoàng thể sẽ tiêu biến dẫn tói hành kinh, kết thúc giai đoạn hoàng thể chu kỳ kinh nguyệt và bước sang một vòng kinh mới.
Nếu trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai làm tổ trong tử cung, hormone LH sẽ tiếp tục kích thích nang hoàng thể tiết progesteron trong thời gian 15-16 tuần đầu tiên, đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng và giúp thai bám chắc, ngừa sảy thai sớm khi nhau thai chưa ổn định, đây gọi là Giai đoạn hoàng thể thai nghén.
- Hormone LH ở nam giới
Hormone LH sẽ kích thích sản xuất hormone sinh dục nam Testosteron từ các tế bào Leydig trong tinh hoàn. Đến lượt mình Hormone Testosteron sẽ kích thích sản sinh tinh trùng và xác định những đặc tính sinh dục nam như cơ thể phát triển cao hơn, cơ bắp nhiều hơn, giọng nói trầm, sự phát triển của lồng và tóc…
> Xem ngay: Hormone Prolactin là gì? Tiết ra từ đâu? Vai trò và những rối loạn thường gặp!
Hormone LH và những rối loạn thường gặp
Tương tự như những nội tiết tố khác, hormone LH cũng có thể gặp phải những rối loạn bất thường, bao gồm:
- Nồng độ hormone LH thấp:
Đây là tình trạng hormone LH tiết ra ít hơn so với nhu cầu của cơ thể, là biểu hiện suy buồng trứng thứ phát ở phụ nữ, và suy tinh hoàn thứ phát ở nam giới, có nghĩa vấn đề nằm ở các bệnh lý liên quan đến vùng hạ đồng, tuyến yên như bệnh lý thực thể như khối u, hiện tượng viêm nhiễm, hay rối loạn tâm lý, tuổi tác từ đó ảnh hưởng đến khả năng bài tiết hormone, khiến lượng hormone GnRH và LH bị giảm.
Nồng độ hormone LH thấp có thể gây vô sinh hoặc khó có con do hạn chế việc sản xuất tinh trùng và trứng, quá ít có thể làm ngừng rụng trứng hoặc tạo ra sự thiếu hụt bài tiết hormone GnRH ở nam giới.
- Nồng độ hormone LH cao
Là tình trạng tuyến yên và vùng hạ đồi tiết ra quá nhiều hormone GnRH và LH, đây là biểu hiện suy buồng trứng nguyên phát và suy tinh hoàn nguyên phát, khiến khả năng đáp ứng với hormon LH bị giảm, phát tín hiệu tiết ra nhiều hormone hơn.
Những người có lượng hormone LH cao dễ đối mặt với nguy cơ vô sinh, vì chất lượng của trứng và tinh trùng bị kém đi, đây là dấu hiệu của một số loại bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ ( do rối loạn hormone sinh dục nam), hoặc các bệnh lý bẩm sinh như hội chứng Turner hoặc hội chứng Klinefelter.
Hormone LH có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hoạt động của cơ quan sinh sản, bởi vậy việc thực hiện xét nghiệm đo chỉ số LH là bước quan trọng trong tất cả các quy trình thăm khám sức khỏe sinh sản hoặc khám vô sinh hiếm muộn.
Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn, nếu có bất thường hãy đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm để bác sỹ đưa ra những phương án điều trị kịp thời.
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!