Tuyến nội tiết là một loạt những bộ phận nhỏ trong cơ thể có chức năng bài tiết ra nội tiết tố – hormone – gây ảnh hưởng lên hoạt động và sự cân bằng của các tế bào trong cơ thể.
Tất cả những hoạt động đều có liên quan mật thiết với tuyến nội tiết, bao gồm cả hoạt động sinh sản, hôm nay hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Tuyến nội tiết là gì? Cơ thể bao gồm các tuyến nội tiết nào?

- Vai trò – Chức năng:
Tuyến nội tiết là một số cơ quan trong cơ thể có khả năng tiết ra những chất được gọi là hormone, nội tiết tố hay kích thích tố có tác dụng quan trọng tới mức độ cân bằng ổn định, khả năng phát triển sinh sản, khả năng điều hòa chuyển hóa của cơ thể.
- Cấu trúc:
Tuyến nội tiết thường có kích thước khá nhỏ, cách ly với bề mặt cơ thể không có ống dẫn nhưng lại có rất nhiều mạch máu và thần kinh tiếp cận. Nội tiết tố được tiết ra từ tuyến nội tiết sẽ trực tiếp hòa vào máu, từ đó đi đến và kiểm soát hoạt động của các tế bào.
Hệ thống nội tiết bao gồm:
- Vùng dưới đồi
- Tuyến yên
- Tuyến giáp
- Tuyến cận giáp
- Tuyến thượng thận
- Tuyến ức
- Tuyến tùng
- Tuyến sinh dục
- Tuyến tụy
Vùng dưới đồi
Vị trí – Cấu trúc
Vùng dưới đồi là một vùng nhỏ nằm ở trung tâm não bộ, giáp tuyến yên và vùng đồi thị, được chia thành dưới đồi trước, dưới đồi giữa và dưới đồi sau với những hạt nhân – nuclei – là những tế bào thần kinh khác nhau
Chức năng
Dù kích thước rất nhỏ như vùng dưới đồi thực hiện các chức năng quan trọng trong điều kiển hệ thần kinh trung ương, tiết ra hormone và kích thích các quá trình khác trong cơ thể.
- Vùng dưới đồi trước: Tiết ra những hormone đặc biệt quan trọng, điều kiển các tuyến nội tiết khác
- Corticotropin releasing Hormone – CRH – Hormone giải phóng ACTH: Khi căng thẳng vùng dưới đồi sẽ sản xuất hormone này, báo hiệu cho tuyến yên sản xuất ra một loại hormone gọi là hormone vỏ thượng thận (ACTH). ACTH kích hoạt việc sản xuất cortisol – loại hormone gây căng thẳng.
- Thyrotropin releasing Hormone – TRH – Hormon giải phóng TSH: Báo hiệu tuyến yên sản xuất hormone kích thích tuyến giáp TSH, từ đó điều hòa tim mạch, tiêu hóa và cơ bắp.
- Gonadotropin Releasing Hormone – GnRH – Hormon giải phóng FSH và LH: kích thích tuyến yên sản xuất các hormone sinh sản quan trọng trong quá trình kích thích nang noãn phát triển( Hormone FSH) và kích thích rụng trứng( Hormone LH)
- Hormon oxytocin – Hormone hạnh phúc: Là loại hormone kiểm soát hành vi và cảm xúc như sự hưng phấn tình dục, sự tin tưởng, hành vi mẹ con. Đồng thời hormone này còn có chức năng tăng co bóp tử cung và các ống dẫn sữa, có vai trò quan trọng quá trình sinh con và cho con bú.
- Vasopressin – Hormone chống lợi tiểu – Antidiuretic Hormone – ADH giúp điều chỉnh mức nước trong cơ thể, chống mất nước bằng cách giảm lượng nước tiểu và hấp thu lại nước vào cơ thể.
- Somatostatin là hormone có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến yên, ngăn chặn bài tiết một số hormone quan trọng như hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp.
- Vùng dưới đồi giữa – Vùng thân củ
Đây là khu vực kiểm soát sự them ăn và kích thích giải phóng hormone GHRH – kích thích tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng.
- Vùng dưới đồi sau – Vùng vú: Chức năng nội tiết chưa rõ ràng
Cấu trúc vùng dưới đồi được chia thành ba vùng nhóm chính: dưới đồi trước, dưới đồi giữa và dưới đồi sau. Mỗi vùng nhóm này chứa các hạt nhân (nuclei) khác nhau – đây là những cụm tế bào thần kinh thực hiện các chức năng quan trọng. (hypothalamus) là một vùng nhỏ quan trọng ở trung tâm của bộ não nằm giữa tuyến yên và đồi thị, đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone và giúp kích thích nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể.
Tuyến yên

Vị trí
Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là tuyến nội tiết với kích thước bằng hạt đậu có hình tròn hoặc bầu dục với khối lượng vào khoảng 0.5g nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm, được chia làm 3 phần: Thùy trước, Thùy sau và Thùy giữa.
Chức năng nội tiết
Mặc dù có kích thước rất nhỏ, nhưng tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất trong cơ thể, những hormon mà tiết ra có vai trò ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình chuyển hóa, phát triển và sinh sản đồng thời có tác dụng điều phối hoạt động của các tuyến nội tiết quan trọng khác như tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục.
Thùy trước tuyến yên tiết ra nhiều hormone quan trọng, bao gồm:
- ACTH – Hormon Adrenocorticotrophic hormone: Có chức năng kích thích tuyến thượng thận sản xuất Cortisol – là hormone có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, kiểm soát lượng đường, điều hòa huyết áp và miễn dịch cơ thể.
- GH – Growth hormone – Hormone tăng trưởng: Có tác động đến nhiều tế bào khác nhau trong cơ thể, giúp tăng chiều cao, kiểm soát khối lượng cơ bắp và mỡ trong cơ thể. Đây là loại hormone cần đặc biệt quan tâm trong giai đoạn trước dậy thì và dậy thì.
- Hormoene kích thích tuyến giáp TSH – kích thích tuyến giáp sản xuất hormone
- Hormon kích thích tuyến giáp TSH kích thích tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4)
- FSH – Follicle-stimulating hormone – Hormone kích thích sinh dục, giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng.
- LH- hormone Luteinising hormone kích thích sự rụng trứng và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone.
- Hormon Prolactin kích thích tuyến vú sản xuất sữa sau sinh
Thùy sau tuyến yên là nơi tập trung của 500.000 đầu dây thần kinh, duy trì sự liên lạc khắp cơ thể đồng thời là nơi kết thúc sản xuất 2 hormone từ vùng dưới đồi gồm Hormone Oxytocin và Hormone chống bài niệu (ADH).
Tuyến giáp
Vị trí – Cấu tạo
Là tuyến nội tiết lớn nhất và quan trọng trong cơ thể, tuyến giáp nằm phía trước cổ, hình con bướm với trọng lượng vào khoảng 20-25 gram gồm 2 thùy là thùy trái và thùy phải mỗi thùy áp vào mặt trước của sụn giáp, tuyến giáp hoạt động và nhận ảnh hưởng điều hòa của hormone TSH từ tuyến yên.
Chức năng nội tiết
Tuyến giáp tiết ra hormone Thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) với chức năng quan trọng nhất là điều hòa chuyển hóa và kích dục.
- Chuyển hóa Glucid làm tăng đường huyến và tăng cường chuyển hóa Lipit tạo ra năng lượng cho cơ thể.
- Ảnh hưởng tới nhịp tim, tăng lượng máu, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyển hóa ở các mô và tế bào.
- Ảnh hương tới sự phát triển cơ thể đặc biệt là trong giai đoạn phát triển và não bộ.
- Duy trì sự ổn định của canxi máu từ đó giúp cân bằng hoạt động cơ thể.
(Bài viết: Tuyến giáp, và các hormone liên quan)
Tuyến cận giáp
Vị trí – Cấu tạo
Tuyến cận giáp là một tuyến rất nhỏ, giáp với tuyến giáp, gồm 4 thùy: 2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới có màu sắc tương tự như tuyến giáp.
Chức năng nội tiết
Hormone quan trọng nhất được tiết ra bởi tuyến cận giáp là Parahormone – PTH, hormone này có chức năng trên xương, trên thận trên ruột và điều hòa hệ bài tiết.
Có một số chức năng khác của tuyến cận giáp mà cho tới nay con người vẫn chưa thể khám phá hết.
Tuyến thượng thận
Vị trí – Cấu tạo
Là một tuyến nội tiết nhỏ, có hình nón nằm phía trên mỗi thận, kích thước tương đương một quả óc chó, được cấu tạo gồm 2 phần là vỏ thượng thận và tủy thượng thận, mỗi phần lại được chia thành những bộ phận nhỏ hơn
- Vỏ thượng thận: Gồm 3 lớp là lớp cầu ( lớp ngoài ), lớp sợi ( phần giữa ) , lớp lưới ( phần trong).
- Tủy thượng thận: Là một phần của hệ thần kinh giao cảm với chức năng giống như hạch giao cảm với các noron sau hạch đã bị biến đổi, chỉ còn thân mà không còn sọi nhánh và sợi trục được chi phối bởi các sợi trước hạch của hệ giao cảm.
Chức năng nội tiết
Tuyến thượng thận có vai trò đặc biệt trong việc điều phối hoạt động sinh sản và kích thích sinh lý, dưới đây sẽ là danh sách và vai trò những hormone chính được tiết ra tại đây.
- Lớp ngoài – Lớp cầu:
Tiết ra hormone điều hòa muối khoáng, chất điện giải, quan trọng nhất là hormone aldostêrôn, có chức năng giữ các ion Na+ và thải K+ trong máu, giúp điều hòa hoạt động của huyết áp.
- Lớp giữa – Lớp sợi
Là noi tiết ra hormone điều hòa đường huyết, quan trọng là Cortisol – hormone có khả năng chuyển hóa glucose từ protein và lipit, đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong những trường hợp đặc biệt như khi lượng tinh bột giảm hoặc hoạt động thể thao, lao động nặng nhọc.
- Lớp trong ( lớp lưới)
Tiết ra hormone điều hòa sinh dục nam tính, trong đó chủ yếu là anđrôgen và một lượng nhỏ hormone sinh dục nữ estrogen nhưng không đáng kể.
Hormone Anđrôgen làm phát triển các đặc tính của nám giới, tạo nên sự phân hóa trong quá trình phát triển phôi, kích thích cơ quan sinh dục nam phát triển ở tuổi dậy thì.
Ở phụ nữ, tuyến thượng thận cũng sản sinh ra Anđrôgen nhưng với lượng khá nhỏ, có tác dụng giúp vỏ lão tăng ham muốn tình dục, nếu hàm lượng hormone này tăng cao sẽ gây rối loạn hormone ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan sinh sản, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt từ đó gây khó khăn trong quá trình mang thai.
- Miền tủy:
Là một phần của hệ thần kinh giao cảm, khi bị kích thích sẽ tiết ra adrenalin và noradenalin có tác dụng giống với thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim, tăng lực co của tim, tăng nhỉm thở, dãn phế quản, tăng huyết áp và tăng đường huyết.
Tuy nhiên tác dụng của adrenalin và noradenalin kéo dài hơn gấp 10 lần so với những chất truyền tin thần kinh vì chúng bị phân hủy chậm hơn.
(Xem thêm: Tuyến thượng thận bài chi tiết
Thuốc bổ thận tráng dương là gì có tác dụng như thế nào)
Tuyến sinh dục
Tuyến sinh dục ở nam và nữ khác nhau, cơ chế hoạt động khác nhau
Tuyến nội tiết sinh dục nữ
Tuyến nội tiết sinh dục nữ gồm có 3 phần khác nhau tiết ra những hormone khác nhau trong từng thời kỳ:

Là tuyến nội tiết tiết ra hormone Estrogen hay còn gọi là nội tiết tố nữ, có tác dụng tạo ra và duy trì những đặc tính nữ, kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, giúp tuyến vú phát triển và tăng tiết dịch nhờn, gây ra hiện tượng động dục ở động vật, nên đây còn được xem là hormone giúp tăng ham muốn nhu cầu ở phụ nữ. Ngoài ra estrogen còn giúp tăng cường và duy trì hàm lượng canxi ngăn ngừa loãng xương.
Estrogen từ buồng trứng được tiết ra nhiều nhất trong độ tuổi sinh sản, xung quanh khoảng thời gian rụng trứng, càng về sau khi hoạt động của buồng trứng suy yếu lượng Estrogen sẽ giảm, gây ra một loạt những triệu chứng tiền mãn kinh như rối loạn tâm lý, cảm xúc, loãng xương, bốc hỏa, mất ngủ, da lão hóa…
- Thể vàng hay Nang hoàng thể:
Chính là phần còn lại của nang trứng sau khi đã phóng noãn, tiết ra hormone Progesteron có tác dụng kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung giúp thai làm tổ ngăn ngừa hiện tượng sảy thai, đồng thời gây ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm giảm co co bóp cơ tử cung, ngăn chặn trứng rụng, giúp duy trì thai kỳ.
Giai đoạn hoàng thể chu kỳ kinh nguyệt hay Giai đoạn sau rụng trứng( với những chu kỳ bình thường, trứng không thụ tinh) hoặc Giai đoạn hoàng thể thai nghén khi trứng được thụ tinh biểu hiện rõ nhất vai trò nội tiết của thể vàng
- Nhau thai:
Chỉ xuất hiện trong thai kỳ, tiết ra rất nhiều hormone thai kỳ, phối hợp hoạt động giúp duy trì quá trình mang thai và phát triển thai nhi được ổn định.
Có thể kể đến một số hormone Prolan A(tác dụng như FSH), Prolan B (tác dụng như LH), Estrogen, Progesteron.
Tuyến nội tiết sinh dục nam
Đơn giản hơn, tuyến nội tiết sinh dục nam chỉ bao gồm tinh hoàn, tiết ra các chất nội tiết có tên chung là androgen với tác dụng hình thành và duy trì đặc tính sinh dục nam thứ cấp, thúc đẩy sự phát triển của tuyến sinh dục, kích thích vỏ não gây ham muốn sinh dục ở nam giới.
Tuyến ức
Vị trí – Cấu tạo:
Tuyến ức nằm ở lồng ngực, trước xương ức, trải dài từ cổ họng đến tim. Từ thời điểm sơ sinh tới khi dậy thì kích thước của tuyến ức tương đối lớn, sau dậy thì tuyến ức bắt đầu co lại dần.
Ở trẻ em tuyến ức có trọng lượng 10-15gram, người trưởng thành là 25-35gram và thoái triển thành mô liên kết hoặc khối mỡ khi về già.
Chức năng:
Tuyến ức là cơ quan chính trong hệ bạch huyết với chức năng chính là thúc đẩy sự phát triển của tế bào của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho T hay tế bào T, tế bào bạch cầu. Các tế bào này được nuôi dưỡng tại tuyến ức, sau khi trưởng thành được vận chuyển qua các mạch máu đến các hạch bạch huyết và lá láchgiúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và lây lan của các sinh vật lạ từ bên ngoài, bao gồm vi khuẩn và virus.
Về chức năng nội tiết, Tuyến ức sản xuất các protein giống như hormone giúp tế bào lympho T trưởng thành và biệt hóa,bao gồm thympoieitin, thymulin, thymosin và yếu tố hài hước tuyến ức (THF).
- Thympoieitin và thymulin tạo ra sự biệt hóa trong tế bào lympho T và tăng cường chức năng tế bào T.
- Thymosin làm tăng đáp ứng miễn dịch và kích thích một số hormone tuyến yên (hormone tăng trưởng, hormone luteinizing, prolactin, hormone giải phóng gonadotropin và hormone adrenocorticotropic (ACTH)).
- Yếu tố hài hước tuyến ức làm tăng phản ứng miễn dịch với virus.
Tuyến tùng
Vị trí: Là một tuyến nhỏ, hình dạng giống như một quả tùng nhỏ, nằm gần trung tâm của não.
Chức năng: Tuyến tùng tạo ra hormone melatonin và các tế bào thần kinh đệm-một loại tế bào não đặc biệt hỗ trợ tế bào thần kinh có tác động lên nhịp thức – ngủ và các chức năng theo mùa của cơ thể.
Tuyến tụy
Vị trí:
Tuyến tụy là một bộ phận nhỏ thuộc bộ máy tiêu hóa có màu trắng hồng nhạt với trọng lượng khoảng 80gram, dài 13cm, cao 6cm, dầy 3cm.
Về vị trí tuyến tụy nằm phía sau phúc mạc, sau dạ dày, nằm sát thành ổ bụng và vắt ngang qua các đốt sống ở thắt lưng trên.
Chức năng: Bao gồm chức năng nội tiết và ngoại tiết:
- Chức năng ngoại tiết:
Tuyến tụy là thuộc bộ máy tiêu hóa với chức năng tiết ra khoang 1000ml dịch tụy mỗi ngày, dịch tụy chứa nhiều muối bicarbonat và enzym tiêu hóa, giúp tiêu hóa gần như tất cả các nhóm chất bao gồm enzym tiêu hóa protein:trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase; enzym tiêu hóa glucid: amylase; enzym tiêm hóa lipit: lipase, photpholipase A2, cholesterol esterase; enzym tiêu hóa acid nucleic: ribonuclease, desoxyribonuclease.
- Chức năng nội tiết:
Tuyến tụy là tuyến nội tiết tiết ra nhiều nội tiết tố quan trọng, đặc biệt là insulin và glucagon
– Insulin: Là hormone có tác dụng làm giảm đường huyết
– Glucagon: ngược lại có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải gycogen ở gan thành glucose ở máu.
Sự kết hợp giữa Insulin và Glucagon giúp điều hòa đường huyết trong cơ thể, việc rối loạn 2 loại hormone này sẽ gây ra rất nhiều hậu quả mà thường thấy nhất chính là bệnh đái tháo đường.
Hệ thống tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động rất phức tạp, điều hòa phối hợp và ức chế lẫn nhau nhằm duy trì hoạt động, sự phát triển và khả năng sinh sản ở cơ thể.
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!