Với rất nhiều ưu thế bao gồm sử dụng dễ dàng, không gây nhờn rít, không để lại vệt lại dễ kết hợp cùng các thành phần chống trôi, dưỡng ẩm… Kem chống nắng hóa học đang trở thành xu hướng lựa chọn của rất nhiều tín đồ skincare.
Hôm nay hãy cùng Hello!PháiĐẹp giải mã chi tiết các thành phần, cơ chế cũng như lưu ý khi sử dụng dòng sản phẩm này để đánh giá và tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho làn da của bạn nhé.
Kem chống nắng hóa học là gì ?

Theo thuyết lượng tử, ánh sáng có bản chất là bước sóng điện tử, theo đó bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn, với nguyên lý đó, kem chống nắng hóa học là những sản phẩm có thành phần hữu cơ với khả năng hấp thu, chuyển hóa tia UV thành nhiệt từ đó trở thành dạng năng lượng thấp hơn và an toàn hơn như tia hồng ngoại, trước khi tổn hại đến làn da, ngăn ngừa hình thành Melanin và bảo vệ lượng collagen, elastin và nguyên bào sợi bên trong lớp trung bì, từ đó bảo vệ da khỏi tác hại và những vấn đề như bỏng, sạm, nám, lão hóa và các bệnh lý về da.
Những thành phần trong kem chống nắng sunscreen bao gồm: avobenzone, octinoxate, octocrylene, octyl salicylate, tuy nhiên mỗi thành phần chỉ có khả năng ngăn chặn được một loại tia UVA hoặc UVB, bởi vậy thông thường các loại kem này sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp.
Để cải thiện vấn đề này, có khá nhiều thành phần chống nắng mới được đưa ra như Tinosorb, Uvinul (A+ hoặc T150), nhưng thành phần này thường được dùng trong sản phẩm của Châu Á, Châu Âu, chưa được cấp phép tại Mỹ.
Chính vì khả năng này, kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, nên được gọi là Sunscreen.
Ưu – Nhược điểm của kem chống nắng hóa học
Ưu điểm
+ Kết cấu mỏng, nhẹ, dễ thoa, dễ tán, chỉ cần một lớp mỏng và không gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, rất phù hợp để sử dụng mỗi ngày.
+ Kem thẩm thấu nhanh, không để lại bóng dầu hay những vệt trắng như những loại kem chống nắng vật lý, bởi vậy đảm bảo tính thẩm mỹ.
+ Không ảnh hưởng đến việc trang điểm, một số sản phẩm còn có thể thay thế các loại kem lót.
+ Vì kết cấu nhẹ nên dễ dàng bổ sung các thành phần điều trị, dưỡng da như các loại enzyme, peptit, tinh chất. Cũng vì vậy, kem chống nắng sunscreen cũng dễ thêm các thành phần có khả năng kháng nước, tất cả giúp tạo ra những thành phần phù hợp cho nhiều nhu cầu.
Nhược điểm
+ Vấn đề lớn nhất mà mọi người thường lo lắng nhất khi sử dụng các loại kem chống năng hóa học đó là mức độ kích ứng. Đa số các thành phần trong các sản phẩm này đều có tỷ lệ kích ứng cao hơn so với chống nắng vật lý ( titan dioxide và zinc oxide).
Độ SPF càng cao thì càng dễ kích ứng, bởi vậy với da khô, da nhạy cảm, da đang gặp phải tình trạng mụn, viêm, dị ứng, da bị Rosacea hoặc da trẻ nhỏ thì không nên sử dụng các loại sản phẩm này.
+ Thành phần này rất dễ gây nổi mụn với da dầu.
+ Có thể gây khó chịu cho mắt, cay và chảy nước mắt.
+ Dễ làm tăng các đốm màu nâu có sẵn và đổi màu da do nhiệt độ cao, bởi Sunscreen hoạt động bằng cách phân hủy một phần năng lượng của tia UV thành nhiệt sau đó giải phóng nhiệt từ da)
+ Phải có thời gian chờ 15-20 phút trước khi ra nắng để kem ngấm vào da và phát huy hiệu quả.
+ Không bền vững, cần thoa lại sau 2h/ lần để duy trì hiệu quả.
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng kem chống nắng hóa học Sunscreen hiệu quả

Lựa chọn kem chống nắng
Kem chống nắng Sunscreen phù hợp với tình trạng da khỏe mạnh như da dầu, da hỗn hợp thiên dầu, da thường, tuy nhiên với da dầu dễ nổi mụn vẫn cần lưu ý và xem xét phản ứng của da khi sử dụng để có lựa chọn tốt nhất.
Với da nhạy cảm dễ bị kích ứng, hoặc da đang bị mụn trứng cá hay bất cứ tình trạng da liễu nào thì kem chống nắng hóa học không phải là lựa chọn thích hợp.
Với tình trạng da bị lão hóa, da khô có thể xem xét ưu tiên các sản phẩm vừa chống nắng và được bổ sung các thành phần cấp ẩm, dưỡng da cần thiết.
Nếu bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều thì nên ưu tiên các dòng kem chống nắng suncreen với khả năng chống trôi.
Với những người thường xuyên phải trang điểm cũng nên tìm kiếm một dòng kem chống nắng hóa học phù hợp để bảo vệ da và giúp lớp trang điểm đẹp hơn, so với dùng kem chống nắng vật lý.
Cuối cùng, tùy theo từng nhu cầu, điều kiện sống bạn cần chọn những sản phẩm có chỉ số chống nắng phù hợp. Nếu hoạt động ngoài trời, những sản phẩm với SPF50+ và PA+++ sẽ là gợi ý tốt nhất, ngược lại nếu chỉ làm việc tại nhà hay trong văn phòng, mức gợi ý là SPF30+ và PA+.
Nếu da bạn đang trong quá trình điều trị nám, lão hóa với những sản phẩm hoặc công nghệ làm tăng mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng, như vitamin C, Retinol, Tretinoin, BHA, AHA, các công nghệ peel da sinh học, chiếu tia lazer.. hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để sử dụng các dòng chống nắng với SPF60-100 để đảm bảo hiệu quả khi dùng.
Cách sử dụng kem chống nắng hóa học
Vì có tỷ lệ kích ứng cao hơn so với kem chống nắng vật lý nên bạn nên kiểm tra trước phản ứng của da trước khi quyết định gắn bó lâu dài.
Kem chống nắng cần thoa cuối cùng trong quy trình skincare, sau khi dưỡng ẩm và trước khi trang điểm. Với chống nắng vật lý, hãy dưỡng ẩm tốt hơn một chút để giảm kích ứng, đồng thời đợi khoảng 10-15 phút rồi mới thoa kem chống nắng, tránh sự trộn lẫn giữa các thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả của kem.
Thoa kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi làm việc tại nhà, văn phòng hay những ngày trời râm, vì tia UVA có thể đi qua mây, quần áo thông thường, cửa kính và xâm nhập tới vùng hạ bì, gây đứt gãy các cấu trúc collagen, elastin, gây tổn thương tế bào, DNA từ đó dẫn tới lão hóa và nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Với da đang gặp phải mụn, nám, hoặc đang trong quá trình điều trị thì việc thoa kem chống nắng càng trở nên cần thiết để bảo đảm hiệu quả của kem điều trị, cũng như tránh cho vùng da mới tái tạo tổn thương nặng hơn.
Thoa kem chống nắng cho mọi nơi tiếp xúc với tia UV, bao gồm mặt, cổ, vành tai, cơ thể. Lưu ý là nên dùng riêng kem chống nắng cho mặt và cơ thể vì có thể gây bết dính, nổi mụn.
Với kem chống nắng suncreen, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng, và đừng quên thoa thêm sau mỗi 2h để duy trì hiệu quả.
Và cuối cùng, đừng bao giờ quên sử dụng các sản phẩm tẩy trang vào cuối ngày để giúp làn da sạch khỏe, tăng hấp thu các dưỡng chất dưỡng da ban đêm và hạn chế nguy cơ mụn, sạm da và lão hóa nhé.
Đến đây hi vọng rằng, những thắc mắc cũng như phân vân của bạn về kem chống nắng hóa học, cách lựa chọn và sử dụng đều đã tìm được câu trả lời tốt nhất.
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và chống nắng sẽ tiếp tục được chia sẻ, cùng tiếp tục theo dõi và đồng hành nhé!