Lá trầu không trị mụn là một trong những phương pháp tự nhiên rất nổi tiếng được phái đẹp tin tưởng và sử dụng. Và để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, bài viết dưới đây sẽ cho bạn hiểu hơn về thành phần, tác dụng trị mụn cũng như cách sử dụng chuẩn nhất. Cùng khám phá với Hello!PháiĐẹp nhé!
>> Xem thêm: Cách chính xác để phân biệt 13 loại mụn trứng cá thường gặp nhất
>> Xem thêm: [Cần đọc] Quá trình hình thành và 10 nguyên nhân gây mụn từ trong và ngoài
>> Xem thêm: Da sạch mụn với quy trình 8 bước chăm sóc thực hiện tại nhà
Thành phần và tác dụng của trầu không trong trị mụn

Lá trầu, hay Paan là một loại lá của cây leo, xuất hiện rất phổ biến và đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống ở những nước Đông Nam Á, Đông Á (chủ yếu là Đài Loan ) và Nam Á như Ấn Độ, được dùng để vệ sinh răng miệng, sát khuẩn, hay một số tác dụng liên quan đến kích thích và tâm sinh lý. Tại Việt Nam, lá trầu không chỉ dừng lại ở cuộc sống hàng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong văn hóa xã hội.
Nói riêng về hiệu quả làm đẹp, tác dụng cho da mụn, dưới đây sẽ là một số thông tin quan trọng.
Kháng khuẩn
Lá trầu được sử dụng như một chất sát khuẩn từ hàng nghìn năm về trước, và theo các nghiên cứu hiện đại thì trong 100 gram lá trầu không có chứa tới 2,4gram tinh dầu với thành phần là những loại kháng sinh rất mạnh có khả năng ức chế và tiêu diệt những loại vi khuẩn, nấm cực tốt.
Chính vì vậy lá trầu được dùng để vệ sinh răng miệng, điều trị các vấn đề liên quan đến viêm da như mụn trứng cá đặc biệt hiệu quả, mang tới tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Chống oxy hóa – Kháng viêm – Ngừa sẹo
Theo các nghiên cứu thì dịch chiết lá trầu không có chứa rất nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa vượt trội, thậm chí một số nghiên cứu còn cho thấy khả năng giảm và hỗ trợ điều trị các loại ung thư nhờ thành phần này.
Đồng thời một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 cho thấy hàm lượng axit ascorbic (Vitamin C), đặc biệt cao trong chiết xuất nước trầu, đây là một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất trong tự nhiên, có tác dụng trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa cũng như những nguy cơ về đột biến.
Riêng với da, cụ thể là da mụn, hàm lượng lớn polyphenol và Vitamin C như vậy đặc biệt cần thiết để giảm tình trạng viêm, đồng thời tăng cường bảo vệ các cấu trúc bên trong gồm collagen, elastin, nguyên bào sợi và kích thích quá trình liền da, hạn chế sự hình thành của sẹo rỗ.
Với đặc điểm này, lá trầu không có thể được xem là cách trị mụn hiệu quả nhất từ thiên nhiên, giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đồng thời tái tạo da, ngừa sẹo.
Tham khảo: PubMed
Đào thải Melanin, giảm thâm
Trầu không ngoài tính sát khuẩn mạnh còn được dùng như một trong những phương pháp trị thâm, nám rất tốt bởi khả năng đào thải Melanin rất mạnh mẽ.
Với da mụn, nhất là mụn viêm, tình trạng thâm sẽ là không thể tránh khỏi bởi quá trình tăng sắc tố sau viêm, lúc này, các loại mặt nạ trị mụn từ trầu không sẽ là giải pháp hoàn hảo mà có thể thực hiện ngay tại nhà.
Giảm bài tiết nhờn
Bã nhờn là yếu tố quan trọng gây mụn, vì nó tạo thành bít tắc, ngăn cản sự xâm nhập của oxy trong lỗ chân lông, đồng thời chính là thức ăn cho vi khuẩn gây mụn, bởi vậy kiềm dầu luôn luôn là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da mụn.
Và với trầu không, bạn sẽ cảm nhận làn da của mình được làm sạch và kiềm dầu rất nhanh chóng, thậm chí một số bạn da khô sẽ còn cảm thấy khô, căng sau khi sử dụng.
Nếu bạn đang tìm kiếm những loại mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên thì hiển nhiên trầu không sẽ là một trong những gợi ý hợp lý nhất, nhất là khi bạn đang gặp phải tình trạng mụn viêm nhẹ tới vừa như ….
Vậy làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất cách trị mụn bằng phương pháp tự nhiên này, cùng tiếp tục với những thông tin quan trọng dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay
>> Xem thêm: [Không thể bỏ qua] 25 công thức làm mặt nạ trị mụn ngay tại nhà
>> Xem thêm: Bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm tốt nhất cho da mụn
TOP 5 cách trị mụn bằng lá trầu không hiệu quả ngay tại nhà
Rửa mặt bằng lá trầu không trị mụn và ngăn ngừa tái phát

Theo y học cổ truyền mặc dù có mùi vị khá hắc và nồng nhưng lá trầu không lại rất lành tính, phù hợp với hầu hết các cơ địa da, ngay cả với da nhạy cảm.
Bởi vậy, nếu da của bạn đang bị mụn, bất kể là loại mụn gì, hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng mụn thì một trong những phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất đó là rửa mặt với lá trầu không.
Những thành phần kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm trong lá trầu không sẽ nhanh chóng giúp tình trạng sưng viêm trên da giảm đi, đồng thời ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây mụn.
Việc sử dụng lá trầu không hàng ngày cũng giúp kiểm soát bài tiết bã nhờn, từ đó giảm và ngăn mụn hiệu quả. Và cách làm thì rất đơn giản.
Nguyên liệu: 2-3 lá trầu không, muối biển.
Cách làm:
+ Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn.
+ Rửa sạch tay, lấy một chậu nước ấm, sạch, rồi vò nát lá trầu không rồi hòa vào nước, có thể dùng vải xô để lọc bỏ bã.
+ Rửa sạch mặt với nước và sữa rửa mặt, rồi rửa tiếp với lá trầu không trong khoảng 2-3 phút, massage nhẹ nhàng để lấy đi bụi bẩn, bã nhờn và để các hoạt chất thẩm thấu sâu hơn.
+ Rửa lại mặt với nước mát để lỗ chân lông se khít lại.
Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, có thể dùng khi bị mụn hoặc khi đã hết mụn.
>> Xem thêm: TOP 5 Mặt nạ sữa chua không đường trị mụn hiệu quả nhất tại nhà
Chế biến nước cốt lá trầu không trị mụn
Nếu bạn cảm thấy ái ngại vì những phương pháp trị mụn với lá trầu không phía trên quá lích kích và tốn nhiều thời gian thì bạn có thể tham khảo phương pháp dùng nước cốt dưới đây, chỉ cần thực hiện 1 lần mà có thể dùng cả tuần nhé.
Nguyên liệu: 15-20 lá trầu không, muối biển, nồi nước đun.
Cách làm:
+ Trầu không rửa sạch, ngâm qua với nước muối khoảng 3-5 phút sau đó vớt ra cho vào 1 lít nước rồi đun sôi, đợi khoảng 3-5 phút tắt bếp, để nước bớt nguội.
+ Cho cả nước và lá vào máy xay sinh tố, dùng khăn vải sạch hoặc rây để lọc bỏ bã, lấy phần nước rồi hòa thêm một chút muối.
+ Tiếp tục cho nước thu được đun nhỏ lửa cho đến khi keo lại, để nguội rồi đổ vào hũ thủy tinh, đậy kín và cho vào tủ lạnh.
+ Sau mỗi lần rửa mặt, lấy một lượng vừa đủ nước cốt ra, làm sạch mặt rồi thoa lên, massage nhẹ nhàng khoảng 3-4 phút, nhất là vùng đang bị mụn viêm hay mụn đầu đen rồi rửa lại với nước.
Với nước cốt lá trầu không, bạn có thể sử dụng hàng ngày nhé.
>> Xem thêm: 9 cách dùng bột yến mạch trị mụn hiệu quả nhất
Xông mặt bằng lá trầu không trị mụn

Xông hơi trị mụn là phương pháp được rất nhiều người áp dụng, bao gồm để trị mụn bọc hoặc là bước chuẩn bị trước quá trình nặn mụn bởi phương pháp này giúp lỗ chân lông mở rộng, dưỡng chất đi vào sâu hơn và cũng dễ dàng hơn để lấy nhân mụn ra ngoài.
Những nguyên liệu để xông hơi rất đa dạng, và lá trầu không chính là một trong số đó, dưới đây sẽ là quy trình dành cho bạn nhé.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không, muối biển, có thể có thêm sả, tía tô, tinh dầu tràm trà nếu muốn để tăng cường hiệu quả.
Cách làm:
+ Lá trầu không và tất cả các nguyên liệu khác cần được rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 3-5 phút để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra, để ráo.
+ Nồi nấu nước xông hơi làm sạch, cho nguyên liệu vào và cho lên bếp, đun sôi khoảng 3-5 phút thì tắt bếp. Cùng lúc đó chuẩn bị khăn bông hoặc máy xông hơi.
+ Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt, tẩy trang, không cần tẩy da chết vì có thể tăng mức độ nhạy cảm của da.
+ Đổ nước vào máy xông hơi và thực hiện xông hơi, hoặc sử dụng khăn trùm để xông hơi, luôn để mặt cách nguồn nhiệt khoảng 30cm tránh bị bỏng do hơi nước.
+ Thực hiện xông hơi trong khoảng 7-10 phút, sau đó thực hiện nặn mụn hoặc massage nhẹ nhàng da khoảng 3-4 phút để các dưỡng chất thẩm thấu tốt và lấy đi lượng tế bào chết, bã nhờn.
+ Rửa lại với nước ấm nhẹ, thấm khô, sau đó tiếp tục các bước chăm sóc da tiếp theo. Tốt nhất thời điểm này bạn nên dùng những chất có khả năng làm dịu và tái tạo da như Hyaluronic aicd, Glycerin, Ceramides
Với phương phát xông lá trầu trị mụn bạn chỉ nên thực hiện 1 tuần/ lần để tránh gây khô và tổn thương da.ư
>> Xem thêm: Xông hơi trị mụn: Tác dụng và cách thực hiện đúng chuẩn ngay tại nhà
Hơ lá trầu không đắp mặt trị mụn bọc
Đây là một cách trị mụn trứng cá dân gian được khá nhiều người áp dụng, giúp tăng cường đưa các khoáng chất vào trong da, tăng cường hiệu quả trị mụn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều phương pháp cho thấy, tác động của phương pháp này khá mạnh, có thể gây kích ứng cho da, bởi vậy nếu mụn đang sưng đỏ, hay da nhạy cảm thì nên cân nhắc cẩn thận trước khi thực hiện.
Nguyên liệu: Khoảng 5 lá trầu không
Cách làm:
+ Lá trầu không rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 3-5 phút để loại bỏ hết tạp chất, sau đó vớt ra và để ráo nước.
+ Làm sạch da bằng tẩy trang, sữa rửa mặt rồi dùng khăn lông mềm và sạch thấm khô.
+ Hơ lá trầu không qua lửa rồi để nguội bớt sau đó đắp lên mặt, không đắp ngay vì có thể khiến bạn bị bỏng, tập trung đắp ở những vùng da đang bị mụn viêm hoặc chưa viêm.
+ Đắp lá trầu không trị mụn trong khoảng 20 phút rồi làm sạch lại với nước.
Với phương pháp này, bạn chỉ nên thực hiện 1 tuần/ lần, không áp dụng khi mụn sưng quá to, đau rát.
Đắp mặt nạ lá trầu không trị mụn bọc

Trong các loại mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên thì trầu không là một nguyên liệu rất đáng để thử bởi tính sát khuẩn cao. Và để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp trầu không với nhiều nguyên liệu khác, gợi ý ở đây như mật ong, nha đam, hoặc tinh bột nghệ, những thành phần luôn được ưu ái cho da mụn.
Nguyên liệu: 5 lá trầu không, 3 thìa mật ong nguyên chất, 1 thìa tinh bột nghệ, 2 giọt nước cốt chanh.
Cách làm:
+ Trầu không rửa sạch, ngâm qua với nước muối khoảng 3-5 phút sau đó vớt ra và để ráo. Sau khi ráo thì cho vào máy xay sinh tố sạch, cho thêm một chút nước xay nhuyễn, có thể lọc lấy nước hoặc dùng cả bã tùy nhu cầu.
+ Trộn trầu không, mật ong, tinh bột nghệ thành một hỗn hợp sánh mịn, thêm 2 giọt nước cốt chanh nếu da bạn thuộc loại quá nhiều dầu.
+ Làm sạch da mặt, thấm khô rồi thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng và tiếp tục để mặt nạ trên da, thư giãn khoảng 7-10 phút.
+ Làm sạch da mặt thấm khô và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
Với mặt nạ lá trầu không trị mụn bạn có thể thêm nha đam, sữa chua nếu da bạn thuộc loại khô nhé. Và để thấy hiệu quả hãy kiên trì sử dụng 2-3 lần/ tuần, sau khoảng 1-2 tháng bạn sẽ thấy mụn giảm đi, da sáng và khỏe hơn khá nhiều đó.
Tắm lá trầu không trị mụn cơ thể và viêm nang lông
Tình trạng mụn cơ thể, viêm nang lông mặc dù không quá gây mất thẩm mỹ như trên mặt nhưng cũng khó trị dứt điểm và khiến bạn mất tự tin khi chọn và phối hợp trang phục.
Lúc này bạn cần một phương pháp trị mụn cơ thể hiệu quả, tiết kiệm và an toàn, và có lẽ khó có gợi ý nào tuyệt vời như trầu không. Các thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ trong trầu không từ lâu đã được dùng và công nhận về hiệu quả trong vấn đề điều trị các bệnh về da.
+ Lá trầu không rửa sạch, sau đó ngâm qua nước muối khoảng 3 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi sinh vật.
+ Vớt lá trầu không ra, cho vào nồi với 1 lít nước rồi đun sôi. Đợi 3 – 5 phút rồi tắt bếp, để nước nguội bớt. Sau đó bạn cho tất cả vào máy xay nhuyễn, và cho thêm chút muối, khuấy đều cho tan.
+ Tắm sạch với nước sau đó dùng nước lá trầu không tắm lại một lần nữa, massage nhẹ nhàng, nhất là vị trí da đang bị mụn, viêm nang lông.
+ Tắm lại một lần nữa với nước sạch.
Một số lưu ý khi sử dụng trầu không trị mụn tại nhà

+ Đảm bảo vệ sinh: Đây là điều quan trọng nhất khi bạn thực hiện những cách trị mụn hiệu quả từ thiên nhiên. Bạn cần đảm bảo nguyên liệu được chọn sạch, không ôi thiu, không nhiễm khuẩn, đồng thời vệ sinh tay, dụng cụ sử dụng.
Nếu không đảm bảo vệ sinh, quá trình thực hiện có thể khiến vi khuẩn lây lan và mụn bùng phát mạnh mẽ hơn.
+ Kiên trì: Các phương pháp trị mụn thiên nhiên cần có thời gian dài hơn để phát huy tác dụng, bởi vậy hãy thực hiện khoảng 1-2 tháng sẽ thấy tác dụng nhé
+ Không để mặt nạ trầu không trị mụn trên da quá lâu, chỉ khoảng 5-10 phút, vì tương tự như chanh, thành phần trong lá trầu khá mạnh, dễ gây kích ứng, đồng thời kiềm dầu có thể khiến khô da.
+ Luôn sử dụng kem chống nắng vào ban ngày, những thành phần trong mặt nạ trị mụn có thể làm tăng mức độ nhạy cảm của da với tia UV.
+ Lá trầu có tỷ lệ dị ứng rất thấp, nhưng không hẳn là tuyệt đối an toàn, nếu da xuất hiện tình trạng ngứa, sưng đỏ, rát hay châm chích nặng hãy ngưng sử dụng và theo dõi phản ứng của da, nếu không thuyên giảm thì tới ngay các cơ sở y tế để được can thiệp.
Đến đây hi vọng rằng mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lá trầu không trị mụn đã được giải đáp để bạn có thể yên tâm và thêm vào quy trình của mình nhé!ư
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và trị mụn sẽ tiếp tục được chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, và đừng quên chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!