Một trong những bước tiến của mỹ phẩm làm đẹp đó là việc sử dụng những acid tự nhiên trong chăm sóc da với rất nhiều tác dụng bao gồm tẩy tế bào chết, làm sáng da, mờ thâm, ngừa lão hóa. Và một trong những thành phần được đánh giá cao chính là Malic Acid – một chiết xuất từ táo.
Hôm nay hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng, hiệu quả cũng như lưu ý khi sử dụng hoạt chất này nhé!
Malic Acid là gì?

Malic Acid là một loại acid tự nhiên thuộc nhóm Alpha Hydroxy Acid với công thức hóa học là C4H6O5, danh pháp quốc tế là hydroxybutanedioic acid, có vị chua và mùi thơm của táo, tan nhiều trong nước.
Về lịch sử Malic Acid lần đầu tiên được phân lập là vào năm 1785, cho đến hiện nay thành phần này đã được ứng dụng vào rất nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm cũng như chăm sóc cơ thể.
Trong tự nhiên Malic acid được tìm thấy trong táo, lê, nho, dâu tây, súp lơ, cà chua và một số trái cây khác, nó cũng được tìm thấy trong rượu vang.
Dưới đây sẽ là thông tin cụ thể hơn về những tác dụng của Malic acid trong làm đẹp và sức khỏe.
11 tác dụng của Malic Acid trong làm đẹp và sức khỏe
Malic Acid làm sạch và tẩy da chết

Malic Acid thuộc nhóm AHA có khả năng tan trong nước và bẻ gãy liên kết giữa các tế bào chết từ đó giúp lớp da này nhanh chóng bong da, bởi vậy nó được xếp vào nhóm tẩy da chết hóa học và cũng là lý do giải thích vì sao giấm táo hay rượu vang có thể làm sạch da rất hiệu quả.
Với tác dụng này Malic Acid sẽ giúp da bạn loại bỏ vùng da xù xì, giúp da căng, mịn màng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Đặc biệt so với những hoạt chất khác như Glycolic Acid hay Salicylic Acid thì Malic Acid được đánh giá là dịu nhẹ và ít gây ra tác dụng phụ hơn.
XEM NGAY: Tẩy da chết hóa học là gì? Chọn đúng dùng chuẩn cho bạn
Malic Acid tăng cường độ ẩm cho da
Giống như những AHA khác Malic Acid thuộc nhóm Humectant nghĩa là có tác dụng giúp da hút và ngậm nước tốt hơn, căng mọng hơn.
Tuy nhiên cũng như nhiều thành phần cấp ẩm khác, Malic Acid không có tác dụng khóa ẩm, nghĩa là trong điều kiện thời tiết với độ ẩm không khí thấp nước có thể bị hút ngược gây ra khô da.
KIẾN THỨC HAY: Cấp ẩm– Khóa ẩm là gì? Tác dụng và Cách lựa chọn tốt nhất cho làn da của bạn
Malic Acid làm sáng da
Với tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da đặc biệt hiệu quả Malic Acid sẽ nhanh chóng giúp bạn loại bỏ tình trạng đen sạm, không đều màu hay cháy nắng phía trên bề mặt, kích thích quá trình sản sinh những lớp da mới ở phía dưới, từ đó giúp da trở nên sáng màu hơn.
Đồng thời với khả năng giúp da ngậm nước tốt hơn, Malic Acid sẽ giúp làn da của bạn trở nên căng, mịn và sáng màu hơn.
Malic Acid ngăn lão hóa và làm mờ sẹo
Với tác dụng tẩy tế bào chết và tăng cường hydrat hóa của da, Malic Acid sẽ giúp kích thích quá trình sản sinh tế bào da ở lớp biểu bì, đồng thời ngăn chặn tình trạng khô, bong tróc, tạo điều kiện tốt nhất cho sự tái tạo collagen, elastin cũng như ma trận ngoại bào của da ở tầng trung bì.
Ngoài ra các nhà khoa học cũng nhận định việc sử dụng malic acid ở nồng độ cao hơn có thể thâm nhập sâu hơn và tăng cường sự hình thành collagen, tất cả giúp da săn chắc, chống lại lão hóa và sự hình thành của nếp nhăn, vết chân chim.
Tương tự như vậy với tác dụng cấp ẩm, Malic Acid tạo môi trường hoàn hảo cho quá trình lành da, từ đó giảm hình thành sẹo. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho thấy việc dùng thuốc mỡ có chứa axit malic và thạch dầu mỏ giúp giảm quy mô từ các vết thương cũ
Malic Acid cân bằng độ pH trên da
Bản thân là một acid tự nhiên Malic Acid hiển hiên là một sự bô sung tuyệt vời cho da, giúp cân bằng độ pH của da, nó còn được sử dụng để điều chỉnh độ pH trong mỹ phẩm nhằm mang tơi hiệu quả sử dụng tốt hơn.
Theo các nghiên cứu thì Malic Acid thậm chí còn có khả năng tạo môi trường acid tốt hơn axit citric và acid lactic.
Malic Acid giảm và ngăn ngừa mụn trứng cá
Mụn trứng cá gây ra bởi nhiều yếu tố, quan trọng nhất chính là những bít tắc từ bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn và sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trong lỗ chân lông.
Bằng cách sử dụng Malic Acid bạn sẽ loại bỏ được một lượng lớn Malic Acid trên da, từ đó giảm sự hình thành những bít tắc bên trong lỗ chân lông, nguyên nhân quan trọng hình thành mụn.
Bên cạnh đó, Malic Acid còn giúp cân bằng lại độ pH ở trên da, từ đó cân bằng hệ vi sinh vật trên da, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm và ngăn ngừa mụn bị viêm.
Hỗ trợ đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một rối loạn phức tạp gây đau và mệt mỏi trong cơ bắp. Một số nghiên cứu cho thấy những người bị đau cơ xơ hóa cũng có một thời gian khó sản xuất acid malic. Mặc dù có rất ít bằng chứng hỗ trợ, hai nghiên cứu đã đánh giá liệu sự kết hợp của axit malic và magiê liều cao có giúp giảm đau cơ hay không. Một nghiên cứu tuy không có kết luận cuối cùng nhưng cũng cho rằng sự kết hợp này có thể có lợi khi sử dụng liều cao trong một thời gian dài.
Malic Acid giảm khô miệng
Khô miệng là tác dụng phụ của khá nhiều vấn đề, nhất là trong điều trị các loại bệnh. Một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Malic Acid 1% sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng khô miệng, tăng tốc độ chảy nước bọt sau 2 tuần.
Tăng hiệu quả của hoạt động thể chất
Khi bạn bổ sung Malic Acid đúng cách cho cơ thể, nó sẽ giúp thúc đẩy sản xuất năng lượng, tăng sức bền và chống lại sự mệt mỏi của cơ bắp, từ đó tăng cường khả năng cũng như hiệu quả của các hoạt động thể chất.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, việc bổ sung đồng thời creatine và malic acid trong chạy bộ giúp gia tăng đáng kể thể chat trong chạy nước rút và khoảng cách trong chạy đường dài.
Malic Acid giảm đau cơ xơ hóa
Một nghiên cứu vào năm 1995 trên 24 người tham gia cho thấy việc dùng Malic Acid kết hợp với Magie giúp giảm đau ở những người bị đau cơ xơ hóa sau 6 tháng sử dụng.
Malic Acid hỗ trợ giảm sự hình thành của sỏi thận
Malic Acid là tiền chất của Citrate nên có khả năng ngăn canxi liên kết với các chất khác trong nước tiểu từ đó ngăn sự hình thành của sỏi thận. Một nghiên cứu cụ thể năm 2014 đã chỉ ra việc bổ sung Malic Acid giúp việc hình thành sỏi thận ít xảy ra hơn.
Cách sử dụng và những lưu ý khi dùng Malic Acid
Với rất nhiều tác dụng tốt, lại có tỷ lệ kích ứng thấp Malic Acid được sử dụng trong rất nhiều các dòng sản phẩm:
Tẩy tế bào chết hóa học
Toner/ Lotion cân bằng da
Kem dưỡng trắng da, mờ thâm, nám.
Kem trị mụn.
Kem chống lão hóa, dưỡng ẩm
Các sản phẩm chăm sóc cơ thể: Sữa tắm, dầu gội, chăm sóc móng.
Với những sản phẩm thiên về tẩy tế bào chết, giống như AHA khác Malic Acid cần được sử dụng ở độ pH từ 3-4 để có tác dụng tốt nhất, bởi vậy bạn nên dùng ngay sau bước làm sạch.
Với những sản phẩm khác hãy sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
KIẾN THỨC HAY: Độ pH và những vấn đề liên quan trong mỹ phẩm và chăm sóc da
- Một số lưu ý khi sử dụng Malic Acid
Kích ứng da
Malic Acid có khả năng gây ra tình trạng khô, căng, bong tróc, rát và ửng đỏ trên da, mặc dù thấp hơn so với nhiều loại AHA khác nhưng vẫn xảy ra, đặc biệt với da khô, da nhạy cảm.
Để hạn chế tình trạng này hãy dưỡng ẩm thật tốt sau khi thoa Malic Acid, trong giai đoạn đầu nên sử dụng với tần suất 3 ngày/ lần sau đó rút ngắn thời gian lại. Tình trạng kích ứng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần đầu sử dụng.
Malic Acid đẩy mụn
Với tác dụng tẩy tế bào chết Malic Acid sẽ giúp bít tắc nhanh chóng được đẩy lên trên bề mặt từ đó xuất hiện tình trạng đầy mụn, có thể là viêm hoặc không viêm, tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 tháng sau đó giảm dần, khi da được làm sạch hoàn toàn sẽ không xuất hiện nữa.
Dị ứng da
Ngoài kích ứng và đẩy mụn thì Malic Acid có thể gây dị ứng trong một số trường hợp, biểu hiện là tình trạng da ửng đỏ, châm chích, giống kích ứng nhưng có thể xuất hiện tình trạng ngứa, nổi mụn nước, mụn mủ liti trên da.
Tình trạng này kéo dài, ngày càng nặng hơn và không có dấu hiệu giảm xuống.
Để tránh vấn đề này hãy kiểm tra trước phản ứng của da bằng cách thoa một lượng nhỏ lên cổ tay hoặc sau gáy, để 24h xem phản ứng của da.
ĐỌC TIẾP: Phân biệt đẩy mụn (purging) và nổi mụn (break out) khi sử dụng mỹ phẩm
Lưu ý cuối cùng đó là không nuốt malic acid trong mỹ phẩm, điều này có thể gây nguy hiểm, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế ngay sau đó.
Ngoài ra, nuốt phải axit malic cũng được coi là nguy hiểm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết, hi vọng với những thông tin được đưa ra bạn đã có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn và sử dụng các sản phẩm malic acid phù hợp nhất cho làn da của mình.
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về thông tin thành phần và review mỹ phẩm sẽ tiếp tục được chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, và đừng quên chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!