Bạn đã từng nghe rất nhiều tới màng acid bảo vệ da, hay những lời khuyên không nên sử dụng các sản phẩm chứa kiềm, bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp kỹ càng hơn cho bạn về những vấn đề thường gặp trên, cùng khám phá với Hello!PháiĐẹp nhé.
QUAN TRỌNG: Cấu tạo của da- Chức năng và những yếu tố ảnh hưởng
QUAN TRỌNG: Cách xác định 5 loại da cơ bản và ưu nhược điểm cần ghi nhớ
QUAN TRỌNG: Sở hữu vẻ đẹp không tuổi với quy trình 8 bước chăm sóc da mặt hàng ngày!
Màng Acid bảo vệ da – Acid Mantle là gì?

Theo nghiên cứu cấu trúc da của bạn gồm có 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì, trong đó thượng bì là lớp ngoài cùng có chức năng bảo vệ da.
Trong lớp trung bì lại được chia ra thành 5 lớp khác nhau, và lớp ngoài cùng gọi là lớp sừng cũng chính là lớp màng acid bảo vệ da (tiếng anh là Acid Mantle) mà chúng ta đang đề cập tới. Lớp màng acid này rất mỏng chỉ chỉ bằng ½ độ dày của một sợi tóc, nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọi vấn đề liên quan tới việc chăm sóc và bảo vệ da.
Về cấu tạo, lớp màng acid này chứa các tế bào được gọi là corneocytes, đây là kết quả cuối cùng của quá trình biệt hóa tế bào biểu bì, xuất phát từ lớp tế bào đáy là keratinocytes, di chuyển qua các biểu bì khác nhau, bị biến đổi về cấu trúc và thành phần trở thành những tế bào phẳng, không có nhân, xếp chồng chéo lên nhau và nhúng trong một ma trận lipit kỵ nước (hydrophobic lipit matrix).
Lớp lipit này là kết quả của rất nhiều hoạt động trên da bao gồm:
+ Lipid biểu bì và những hạt nhỏ được tạo ra từ lớp hạt di chuyển lên trên, chứa các thành phần ceramide, cholesterol và axit béo.
+ Thành phần của tuyến bã nhờn và mồ hôi bao gồm: Lactic Acid, amino axit, axit cacboxylic pyrrolidine và các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs).
Cũng bởi vì thành phần của lớp này đa phần đều là axit nên được gọi là màng Acid bảo vệ da. Trong điều kiện da cân bằng, màng acid này có độ pH vào khoảng 4.5-6.2, tốt nhất là khoảng 5.5-5.9.
Vai trò của màng Acid bảo vệ da
Màng acid vững chắc với độ pH lý tưởng là yếu tố quan trọng với sức khỏe của làn da cũng như cơ thể với những tác dụng:
- Bảo vệ da
+ Giúp các vi sinh vật tốt trên da phát triển, đồng thời kìm hãm sự phát triển và xâm nhập của những loại vi khuẩn, virus gây mụn và bệnh về da, bởi đa số các vi sinh vật có hại này đều phát triển tốt hơn trong môi trường kiềm.
+ Bảo vệ da khỏi những hóa chất ở bên ngoài bằng cách trung hòa, nhất là với các sản phẩm có tính kiềm có thể gây khô da. Tuy nhiên bạn nên hạn chế tối đa điều này vì có thể gây tổn thương và làm mỏng lớp acid này.
+ Da bị tổn thương luôn cần một lớp bảo vệ để có thể phục hồi nhanh hơn, ngăn chặn sự tổn thương sâu hơn.
- Dưỡng ẩm
Lớp màng acid là một lớp dưỡng ẩm tuyệt vời nhất cho làn da, hơn hẳn bất cứ sản phẩm dưỡng ẩm nào khác, nó giúp ngăn chặn sự bay hơi và mất nước, từ đó bảo vệ cấu trúc da, chống khô da và những hậu quả kèm theo như bong tróc, xù xì hay hiện tượng lão hóa với nếp nhăn và nám.
Vậy liệu lớp màng acid này có khi nào mỏng đi hoặc mất cân bằng? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, và có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, có thể kể đến bao gồm: tuổi tác; sự tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm không đảm bảo; quy trình chăm sóc da không đúng…
Khi đó, điều gì sẽ xảy ra?
+ Khi màng acid mỏng đi, khả năng giữ ẩm của da bạn sẽ giảm đi nhanh chóng, nước trong lớp biểu bì sẽ nhanh chóng thoát ra, da sẽ trở lên khô kéo theo đó là vô số những vấn đề lão hóa sớm, da sẽ trở lên nhạy cảm, dễ kích ứng, tấy đỏ, ngứa rát.
+ Khi màng axit mỏng đi bạn càng phải đối diện với vấn đề về mụn, bởi đơn giản khi da càng mất đi tính axit, độ pH càng tiến gần tới 7 hoặc cao hơn sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây mụn hoành hành gây viêm, tạo ra các loại mụn mủ, mụn bọc, mụn dạng nang.
+ Ngoài ra, khi màng axit mỏng đi, tuyến bã nhờn sẽ tăng hoạt động như một phản ứng của cơ thể với mục đích có thể phục hồi lại lớp bảo vệ này.
Nếu ở mức thông thường lượng dầu thừa là thành phần không thể thiếu nhưng nếu tiết quá nhiều lỗ chân lông sẽ mở rộng, vi khuẩn bụi bẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây mụn. Kết quả là làn da của bạn sẽ thiếu nước, yếu đi, nhưng lại thừa dầu, luôn trong tình trạng bóng loáng và đối diện với mụn và viêm.
XEM THÊM: [Khám phá] Cấu trúc nền ECM – Ma trận ngoại bào của da
XEM THÊM: Màng hydrolipit (màng lipit biểu bì)– Vệ sĩ tuyến đầu giữ làn da căng trẻ
Cách bảo vệ màng acid trên da hiệu quả
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao những chuyên gia da liễu luôn nhắc đi nhắc lại việc phải bảo vệ lớp màng acid và cân bằng độ pH trên da, vậy chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết dành cho bạn:
Lựa chọn sản phẩm phù hợp

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới lớp màng axit trên da suy yếu nhanh chóng đó là khi bạn sử dụng những loại mỹ phẩm, dược phẩm có tính kiềm, hoặc những thành phần gây bào mòn da như Triclosan, Paraben, Fragrance, Mineral Oil, Talc, Sodium Lauryl Sulfate…
Theo đó, những sản phẩm mà bạn nên lưu ý hàng đầu là các sản phẩm làm sạch, bởi rất nhiều trong số chúng chứa kiềm hoặc những thành phần có tính kiềm giúp tăng hiệu quả làm sạch nhưng đồng thời cũng gây ra phản ứng trung hòa, khiến lớp acid mỏng đi, độ pH tăng lên và da yếu đi. Biểu hiện của vấn đề này chính là cảm giác căng, khô da mỗi khi sử dụng.
Bên cạnh đó, những sản phẩm trị mụn, trị nám, lột da cũng nên lưu ý, bởi các thành phần kháng sinh kể cả tổng hợp hay tự nhiên trong trị mụn, hay những thành phần đẩy melanin không an toàn đều có xu hướng khiến da khô hơn, bong tróc và làm cho lớp acid mỏng đi nhanh chóng.
Đây cũng là lý do vì sao mà các sản phẩm trị mụn hay trị nám thường được hướng dẫn là sử dụng trong một thời gian, theo một liệu trình nhất định, chỉ sử dụng trên vùng da bị mụn chứ không dùng kéo dài.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên đánh đồng việc bào mòn da với những sản phẩm tẩy tế bào chết, bởi các thành phần tẩy tế bào chết hạt hay hóa học khi sử dụng một cách đúng cách đều chỉ có tác dụng lớp tế bào chết bám lại trên da, kích thích lớp da mới phát triển, lớp da này sẽ nhạy cảm với mặt trời chứ hoàn toàn không bào mòn và làm mỏng da cũng như lớp bảo vệ nhé.
Ngược lại, những sản phẩm có tính acid với độ pH thấp sẽ an toàn hơn với da của bạn, trên thị trường có rất nhiều lựa chọn như vậy. Ngoài ra các sản phẩm cân bằng da, hoặc những loại mặt nạ tự nhiên bằng trái cây có tính acid cũng là một gợi ý không tồi.
> ĐỌC TIẾP: Độ pH và những vấn đề liên quan trong mỹ phẩm và chăm sóc da
Chăm sóc da đúng cách
Rửa mặt đúng cách: Bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ ngày, và rửa với nước lạnh hoặc nước ấm, việc rửa mặt quá nhiều lần hoặc rửa với nước nóng sẽ bào mòn lớp màng acid mỏng đi nhanh chóng.
Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Ánh nắng mặt trời là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới lớp acid bảo vệ trên da, hãy dùng kem chống nắng mỗi ngày bởi tia bức xạ từ ánh nắng mặt trời, màn hình máy tính vẫn luôn hiện diện ngay cả trong những ngày trời âm u nhất.
Tuyệt đối không quên bước dưỡng ẩm, bạn có thể sử dụng các sản phẩm cấp nước, khóa ẩm hoặc cả 2 tùy loại da, đây sẽ là lớp bảo vệ da khỏi tình trạng mất nước, khô và tổn thương cấu trúc.
Cân bằng da từ bên trong
Những loại thực phẩm từ rau, củ, quả có chứa một lượng vitamin, khoáng chất và axit amin sẽ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho lớp acid trên da.
Ngược lại những loại thịt, dầu mỡ, đường hay những chất kích thích đều khiến cơ thể bạn kiềm hóa, tăng lượng gốc tự do, làm hệ thống miễn dịch và lớp bảo vệ của da yếu đi.
Cuối cùng đừng quên ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao để tăng cường trao đổi chất và thanh lọc cơ thể, những điều này sẽ giúp cân bằng hormone trên da từ đó cân bằng pH của da rất hiệu quả.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu vai trò vô cùng quan trọng của lớp acid vô cùng mỏng trên da cũng như nắm được kiến thức để bảo vệ vệ sĩ dũng mãnh này.
Còn rất nhiều những thông tin bổ ích khác về kiến thức chăm sóc da hàng ngày sẽ tiếp tục chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp. Và nếu cảm thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ để lưu giữ và lan tỏa kiến thức tới người thân và bạn bè nhé!