Nha đam, hay Lô Hội là một trong những nguyên liệu mỹ phẩm quan trọng, được sử dụng trực tiếp tại nhà hoặc được kết hợp trong rất nhiều các sản phẩm mỹ phẩm từ bình dân đến cao cấp. Trong đó, trị mụn với nha đam luôn là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Vậy những thành phần, tác dụng và cách trị mụn bằng nha đam thế nào để mang tới kết quả tốt nhất! Cùng đi tìm câu trả lời chính xác và chi tiết nhất qua bài viết dưới đây cùng Hello!PháiĐẹp nhé!
>> Xem thêm: Cách chính xác để phân biệt 13 loại mụn trứng cá thường gặp nhất
>> Xem thêm: [Cần đọc] Quá trình hình thành và 10 nguyên nhân gây mụn từ trong và ngoài
>> Xem thêm: Da sạch mụn với quy trình 8 bước chăm sóc thực hiện tại nhà
Thành phần và tác dụng trị mụn – sẹo thâm của nha dam

Mụn là kết quả kết hợp giữa quá trình bít tắc, sừng hóa lỗ chân lông gây ra bởi bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và sự phát triển quá mức, gây viêm của các loại vi khuẩn gây mụn có trong lỗ chân lông.
Vậy, nha đam tươi trị mụn với những thành phần nào và đóng vai trò gì trong quá trình ức chế sự phát triển và lân lan của mụn.
Thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, giảm mụn sưng viêm
Anthraquinones Complex: Đây là một hoạt chất được tìm thấy khá nhiều trong nha đam, các nghiên cứu đã cho thấy, chất này có khả năng diệt khuẩn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, từ đó giúp giảm nhanh tình trạng viêm, hạn chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây mụn rất hiệu quả.
ZinC (Kẽm) và Chromium: Đây đều là những khoáng chất có khả năng kháng viêm và tăng cường lớp màng bảo vệ của da, và chúng được tìm thấy trong nha đam, từ đó giảm các loại mụn viêm và góp phần ngăn mụn quay trở lại.
Saponin: Chất này cũng có mặt trong nha đam, mang tới khả năng kháng viêm, giảm sưng tấy đồng thời còn giúp loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo trên da.
Magnesium lactate: Một loại kháng sinh tự nhiên được tìm thấy trong gel nha đam giúp giảm nhanh tình trạng sưng, đau và mưng mủ do mụn trứng cá gây ra.
Axit salicylic: Một trong những thành phần vàng trị mụn được FDA công nhận, với tác dụng loại bỏ tế bào chết, giảm bã nhờn và kháng viêm, từ đó mang tới hiệu quả trị mụn với cả mụn viêm và mụn không viêm.
Với những hoạt chất có tác dụng mạnh mẽ, nha đam là cách trị mụn hiệu quả từ thiên nhiên hiệu quả, giúp cồi mụn khô nhanh và hạn chế những tổn thương cho da.
Thành phần chống oxy hóa
Vì sao các sản phẩm trị mụn ngày càng được nghiên cứu và bổ sung nhiều các hoạt chất chống oxy hóa tốt hơn, đó là vì tình trạng viêm của mụn có thể sản sinh ra một lượng rất lớn gốc tự do, khiến da già đi nhanh chóng, đồng thời phá hủy kết cấu của collagen, elastin, gây mụn. Và chất chống oxy hóa giúp bạn hạn chế được tình tạng này, bởi vậy nhóm chất này mới mang tới tác dụng kháng viêm, chống lão hóa và bảo vệ nét tươi trẻ của làn da.
Và một điều tuyệt vời, là trong nha đam mang tới một lượng chất chống oxy hóa đặc biệt lớn, bao gồm các loại Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, và Acid Folic.
Đặc biệt, trong loại thực vật này còn có Aloe Emodin, một chất chống oxy hóa riêng biệt, mang tới hiệu quả rất mạnh.
Thành phần củng cố lớp bảo vệ da
Có 2 nguyên nhân khiến tình trạng mụn viêm của bạn ngày càng trở nên nặng nề hơn, thứ nhất là bởi phản ứng của hệ thống miễn dịch quá mạnh mẽ, thứ 2 là do các loại vi khuẩn trên da phát triển quá nhiều.
Bỏ qua yếu tố thứ nhất, chúng ta xét đến sự phát triển của vi khuẩn gây mụn mà chủ yếu là P.acnes, chúng sẽ phát triển mạnh nhất khi da không được làm sạch ( bị bít tắc, tạo ra môi trường yếm khí thiếu oxy, và giàu bã nhờn – thức ăn của P.acnes), và tiếp theo chính là lớp bảo vệ của da bị suy yếu, bị khô.
Bởi vậy, bên cạnh việc trị mụn, bạn còn cần đặc biệt quan tâm đến việc củng cố lớp bảo vệ da, tăng cung cấp nước cho da để ngăn mụn phát triển và tái phát trở lại, và gel nha đam có thể giúp bạn thực hiện điều này.
Nha đam là một loại cây mọng nước với lá rất dày cùng chất gel nha đam có khả năng cấp ẩm không kém gì so với Hyaluronic Acid, hoàn toàn không gây tình trạng bít tắc, bết dính, rất phù hợp cho làn da đang bị mụn.
Sử dụng nha đam thường xuyên và lâu dài sẽ giúp da bạn đủ nước, từ đó có thể sản sinh ra những chất có trong lớp bảo vệ da như HA, Ceramide, Squalane…, giúp da khỏe hơn và đủ khả năng chống chọi với các yếu tố bên ngoài.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2014, thì sự kết hợp giữa các loại thuốc trị mụn và gel lô hội trên 60 người tham gia cho thấy hiệu quả cao hơn rõ ràng trong điều trị.
Và cuối cùng, độ pH của gel nha đam khá tương đồng với pH của da, nên sẽ giúp củng cố lớp màng acid rất tốt.
Nha đam trị thâm, sẹo và phục hồi da sau mụn
Nếu mụn chỉ tồn tại 1-2 tuần, thì vết thâm sẽ là 2-4 tháng và sẹo mụn để lại có thể là cả đời. Để giảm thiểu tình trạng này, việc sử dụng các loại kem giảm thâm, sẹo, tái tạo da là không thể thiếu, và việc bổ sung nha đam trong chăm sóc da sẽ giúp tăng hiệu quả cho bạn.
Với các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, tình trạng viêm, thâm, và sẹo sẽ được gel nha đam xử lý và hạn chế ngay từ đầu, giúp tình trạng nhẹ đi rất nhiều.
Bên cạnh đó, bằng cách cấp ẩm tốt cho da, nha đam sẽ khích thích quá trình sản sinh collagen, elasin và giúp da tăng sinh tế bào mới nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình liền sẹo.
Đây cũng là lý do vì sao kể cả khi không bị mụn, thâm hay sẹo việc sử dụng nha đam thường xuyên cũng sẽ giúp bạn có được làn da căng, mướt nhất, và đây cũng là một loại mặt nạ trị mụn trắng da từ thiên nhiên nhất định bạn phải thử nhé!
Đến đây, với những phân tích của Hello!PháiĐẹp về thành phần cũng như tác dụng của nha đam trong việc điều trị mụn và phụ hồi da, trị thâm sẹo sau mụn thì đừng chần chờ, hãy thêm ngay những loại mặt nạ trị thâm, mụn bằng nha đam này vào trong quy trình trị mụn của mình nhé!
Xem thêm: [Không thể bỏ qua] 25 công thức làm mặt nạ trị mụn ngay tại nhà
Xem thêm: Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay
Xem thêm: Bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm tốt nhất cho da mụn
TOP 5 mặt nạ nha đam trị mụn – sẹo thâm hiệu quả ngay tại nhà

Mặt nạ nha đam và tinh dầu trà tràm
Tràm trà có chứa các hoạt chất tecpen với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm từ lâu đã được sử dụng rất rộng rãi trong việc điều trị mụn trứng cá và các vấn đề về da, bởi vậy đây có thể xem là sự kết hợp rất hoàn hảo, giúp kháng viêm, lại cấp ẩm, chống oxy hóa và tăng cường khả năng tái tạo của da.
Nguyên liệu: 1 bẹ nha đam tươi, 2-3 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất.
Cách làm:
+ Nha đam tươi rửa sạch, loại bỏ phần lá màu xanh bên ngoài, nhớ làm sạch cẩn thận để tránh bị ngứa.
+ Nha đam đã làm sạch, có thể cắt nhỏ, bỏ vào máy xay nhuyễn, sau đó cho ra bát rồi nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tràm trà vào, khuấy đều.
+ Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút, giữ trên da khoảng 10 phút.
+ Rửa lại da với nước ấm nhẹ, thấm khô và tiếp tục các bước dưỡng da tiếp theo.
>> Xem thêm: Tinh dầu tràm trà – Tea tree oil trị mụn có xuất sắc như lời đồn?
Mặt nạ trị mụn với nha đam và rau diếp cá
Diếp cá có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa có hiệu quả rất tốt trong việc giảm viêm, làm dịu da, giảm nhanh tình trạng sưng đỏ của da và được sủ dụng rất nhiều trong các sản phẩm trị mụn.
Sự kết hợp giữa nha đam và diếp cá sẽ nhanh chóng giúp các nốt mụn viêm xẹp lại, khô cồi và dễ lấy ra hơn. Dưới đây sẽ là công thức dành cho bạn.
Nguyên liệu: 1 bẹ nha đam tươi, hoặc 2 muỗng cà phê gel nha đam; 1 nắm rau diếp cá.
Cách làm:
+ Nha đam và diếp cá rửa thật sạch, diếp cá sau đó có thể ngâm qua nước muối để diệt khuẩn, nha đam làm sạch phần vỏ màu xanh bên ngoài.
+ Cắt nhỏ nha đam và diếp cá, cho vào máy xay sinh tố đã rửa sạch và để khô, xay mịn và đổ ra bát.
+ Làm sạch da với sữa rửa mặt, thấm khô rồi đắp hỗn hợp lên da, massage khoảng 1-2 phút để các dưỡng chất thấm tốt hơn.
+ Đợi khoảng 10-15 phút, sau đó làm sạch mặt một lần nữa với nước ấm và tiếp tục các bước dưỡng tiếp theo.
>> Xem thêm: Trị mụn với rau diếp cá có thần thánh như lời đồn?
Trị mụn với mặt nạ nha đam – tinh bột nghệ
Nói đến các loại mặt nạ trị mụn, thâm, sẹo chắc hẳn không thể không nhắc tới tinh bột nghệ. Với thành phần có chứa Curcumin, một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất trong tự nhiên, tinh bột nghệ sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm viêm, hạn chế sự hình thành thâm và sẹo sau mụn.
Và để củng cố thêm hiệu quả, hãy kết hợp nha đam với tính năng kháng viêm, làm dịu và cấp ẩm để cho ra loại mặt nạ tuyệt vời này nhé.
Nguyên liệu: 1 bẹ nha đam tươi, 1 thìa café tinh bột nghệ.
Cách làm:
+ Nha đa sơ chế tương tự, sau khi xay nhuyễn, đổ ra bát cho thêm tinh bột nghệ thu được hỗn hợp sánh mịn.
+ Làm sạch da với sữa rửa mặt, thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, có thể xông hơi 5-7 phút để tăng khả năng thẩm thấu của các dưỡng chất.
+ Đợi thêm khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm nhẹ và tiếp tục các bước skincare tiếp theo.
Trị mụn bọc bằng nha đam và bột yến mạch
Theo các nghiên cứu bột yến mạch có chứa rất nhiều thành phần tốt cho da, như sắt, kẽm, vitamin B, acid folic, đặc biệt là hoạt chất Saponin sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và diệt khuẩn hiệu quả để lỗ chân lông được thông thoáng, giúp nha đam trị mụn đầu đen rất hiệu quả và góp phần giảm mụn bọc.
Bởi vậy, công thức dưới đây sẽ đặc biệt hiệu quả cho bạn, bất kể bạn thuộc loại da nào.
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê gel nha đam, 2 thìa cà phê bột yến mạch.
Cách làm:
+ Trộn đều nha đam và yến mạch để thu được hỗn hợp sánh mịn, có thể cho vào máy xay sinh tố nếu cần.
+ Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, tránh những vùng da đang bị mụn sưng đỏ.
+ Đợi thêm khoảng 10-115 phút cho các hoạt chất thẩm thấu đều vào da thì rửa mặt lần nữa với nước sạch trước khi thực hiện bước chăm sóc da tiếp theo.
>> Xem thêm: 9 cách dùng bột yến mạch trị mụn hiệu quả nhất
Mặt nạ nha đam và mật ong trị mụn

Từ ngàn xưa, người phụ nữ đã biết sử dụng Mật ong vào việc làm đẹp da, làm dịu, giảm tình trạng viêm sưng của các nốt mụn, điều này có được là bởi thành phần với hơn 70 loại acid amin, khoáng chất mang tới hiệu quả chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm.
Bởi vậy, để hỗ trợ quá trình trị mụn trở lên hiệu quả hơn, hãy thêm loại mặt nạ này vào quy trình chăm sóc da của mình nhé.
Nguyên liệu: 1 bẹ nha đam tươi hoặc 2 thìa cà phê gel nha đam; 2 thìa cà phê mật ong.
Cách làm:
+ Nha đam sơ chế như trên, sau khi xay nhuyễn đổ ra bát thì trộn đều với mật ong.
+ Làm sạch mặt, thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, có thể thực hiện việc xông hơn từ 5-7 phút để các hoạt chất thẩm thấu tốt hơn.
+ Đợi khoảng 10-15 phút sau đó làm sạch lại với nước ấm nhẹ thêm một lần trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
>> Xem thêm: Mật ong trị mụn: Thành phần và tác dụng thật sự
Một số lưu ý khi đắp mặt nạ trị mụn bằng nha đam tại nhà.
Tương tự như những loại mặt nạ tự nhiên khác, để nha đam và những nguyên liệu phát huy tác dụng, bạn cần đáp ứng đủ 2 yêu cầu sau đây:
+ Nguyên liệu tươi và sạch, đảm bảo không bị ôi thiu hay nhiễm khuẩn.
+ Đảm bảo vệ sinh tay, dụng cụ trong suốt quá trình thực hiện.
Việc sử dụng những nguồn nguyên liệu không đảm bảo, lẫn tạp chất, nhiễm khuẩn hay mất vệ sinh trong thao tác sẽ khiến vi khuẩn lây lan mạnh hơn, kết quả là tình trạng mụn không những không giảm mà còn có thể ngược lại, bùng phát mạnh mẽ hơn.
Còn về hiệu quả, hầu hết các thành phần thiên nhiên đều mang tới những dưỡng chất tốt, ít gây kích ứng nên có thể sử dụng một cách lâu dài.
Tuy nhiên vì không qua xử lý, tinh chế nên khả năng thẩm thấu của những thành phần này sẽ kém hơn, nên hiệu quả cũng thấp hơn, bạn cần thực hiện một cách đều đặn, thường xuyên với tần xuất 2-3 lần/ tuần, sau khoảng 1-2 tháng bạn sẽ thấy tình trạng mụn giảm đi, da đẹp và khỏe hơn mỗi ngày.
Thời gian tốt nhất để đắp mặt nạ là vào buổi tối hoặc cuối tuần, khi bạn không cần ra ngoài quá nhiều, da có thời gian hấp thụ và phục hồi tốt hơn.
Ngoài ra, vào ban ngày, bạn nhất định cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da và duy trì hiệu quả của các loại mặt nạ hay mỹ phẩm đã sử dụng.
> Xem thêm: Cách trị mụn bằng kem đánh răng: TOP 3 công thức áp dụng tại nhà
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và trị mụn sẽ tiếp tục được chia sẻ, cùng tiếp tục theo dõi và đồng hành nhé!Trên đây là những thông tin về thành phần, hiệu quả cũng như TOP 5 công thức làm mặt nạ trị mụn từ nha đam có thể áp dụng ngay tại nhà, hi vọng đã có thể giải đáp những thắc mắc của bạn.