Không chỉ là một vị thuốc quan trọng trong đông y, ngải cứu còn mang tới rất nhiều tác dụng được chị em phụ nữ yêu thích, đặc biệt là dưỡng trắng, trị mụn, tăng cường sức khỏe răng miệng hay giúp điều hòa kinh nguyệt cho phái đẹp.
Hôm nay hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu kỹ hơn về những cách sử dụng ngải cứu làm đẹp da và cơ thể qua bài viết chi tiết dưới đây nhé! Chắc chắn sẽ rất có lợi cho bạn đó!
XEM THÊM: Xem ngay 10 loại mặt nạ dưỡng trắng tự nhiên bật tone ngay tại nhà
XEM NGAY: Đánh bay đen sạm, cháy nắng với 15 cách tắm trắng toàn thân tự nhiên đơn giản tại nhà
Ngải cứu làm đẹp da có tốt không?

Để trả lời cho câu hỏi quan trọng này, giống như những bài viết khác Hello!PháiĐẹp sẽ đưa ra một số thông tin về thành phần, hoạt chất hoạt động chính trong ngải cứu để giúp nó mang đến những tác dụng trong làm đẹp da và cơ thể.
Theo đó, ngải cứu có chứa rất ít khoáng chất và vitamin, gần như không cần nhắc đến, nhưng nó lại mang đến một lượng khổng lồ các hoạt chất thực vật với nhiều lợi ích cũng như tác hại song song.
Nổi bật trong đó gồm:
α-Thujone trong ngải cứu: Đây là một hoạt chất thuộc nhóm Absinthe, có hoạt tính chống viêm, giảm đau, chống ung thư, diệt côn trùng và giun sán.
Tuy nhiên α-Thujone cũng là một chất có độc tính với nguy cơ gây ra những cơn ảo giác, những cơn đau, góp phần làm trầm trọng thêm các vấn đề về tâm lý và có thể gây đại dịch. Thậm chí absinthe đã bị cấm ở châu Âu và Mỹ trong một thời gian dài vì bị sử dụng trong các loại đồ uống.
Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy α-Thujone chỉ gây ra những tác dụng không mong muốn khi bị lạm dụng ở liều lượng cao và thời gian dài, việc sử dụng đúng cách α-Thujone ngược lại có thể mang tới nhiều lợi ích, và lệnh cấm đã bị gỡ bỏ.
Artemisinin trong ngải cứu: Đây là thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy điển hình được tìm thấy trong chiết xuất ngải cứu, có tác dụng giảm phản ứng viêm của cơ thể, từ đó giúp giảm sưng tấy và làm giảm quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn.
Chống oxy hóa khác: Trong chiết xuất của ngải cứu có tới 44 hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, trong đó chủ yếu là chamazulene, alpha-pinen, sabinene, beta-pinene, alpha-phellandrene, p-cymene.
Ngoài ra, ngải cứu còn có các hoạt chất phổ biến khác gồm: Flavonoids , tannin , silica , polyacetylenes, inulin và Malic Acid, 1 acid thuộc nhóm tẩy tế bào chết hóa học AHA.
Tất cả những hợp chất thực vật này đều mang tới hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm cho ngải cứu, đây cũng là thành phần được tìm thấy khá nhiều trong các loại thực vật khác.
Với những hoạt chất đặc biệt và nhiều công dụng như trên từ rất lâu ngải cứu đã được sử dụng trong các bài thuốc đông y để điều trị nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, giảm đau.
Và không chỉ có vậy ngải cứu khi biết sử dụng đúng cách còn có thể được xem là một nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên với hiệu quả vượt trội.
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề như da cháy nắng, xỉn màu, thâm nám hay mụn thì nhất định đừng bỏ qua những cách làm đẹp dưới đây nhé!
Cách làm đẹp bằng ngải cứu từ trong ra ngoài
Rửa mặt bằng lá ngải cứu hàng ngày làm đẹp da

Với thành phần có chứa Malic Acid ngải cứu có tác dụng làm sạch tế bào chết trên da của bạn khá nhẹ nhàng, bạn có thể có được hiệu quả này bằng cách rửa mặt với nước ngải cứu 2 ngày/ lần theo công thức dưới đây:
Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu khoảng 100g.
Cách làm:
+ Lá ngải cứu nhặt bỏ phần héo úa, rửa sạch rồi ngâm với nước muối trong khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra để ráo và cho vào máy xay sinh tố xay với khoảng 200ml nước rồi lọc bỏ bã, hòa thêm với nước ấm theo tỷ lệ 1:3.
+ Rửa sạch da với sữa rửa mặt, tẩy trang rồi rửa cùng lá ngải cứu, massage nhẹ nhàng khắp mặt, thực hiện trong khoảng 3-5 phút rồi rửa lại với nước mát.
Lưu ý là tinh dầu ngải cứu khi sử dụng đậm đặc sẽ gây bỏng da, bởi vậy luôn cần pha loãng hoặc pha cùng các hợp chất khác khi sử dụng.
Mặt nạ ngải cứu chống oxy hóa, chống lão hóa phục hồi da sau nắng

Để làn da luôn trẻ, khỏe, đẩy lùi mọi dấu hiệu lão hóa cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của tia cực tím đến da bạn cần cung cấp cho da một lượng chất chống oxy hóa từ đó trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào da, nguyên bào sợi cũng như những cấu trúc như collagen, elastin và ma trận ngoại bào của da.
Và ngải cứu luôn là một trong những nguyên liệu được đánh giá với nguồn chống oxy hóa rất cao, với thành phần chính là α-Thujone,Artemisinin,chamazulene, các chất thuộc nhóm flavonoid, tannin.
Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể bổ sung thành phần này vào trong các loại mặt nạ chống lão hóa trong cẩm nang làm đẹp của mình nhé! Dưới đây sẽ là gợi ý dành cho bạn.
Nguyên liệu: 100g lá ngải cứu, 1 lòng đỏ trứng gà, 2 thìa dầu oliu
Các bước thực hiện:
+ Ngải cứu rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay với khoảng 30ml nước rồi chắt lấy phần nước cốt, pha thêm với nước theo tỷ lệ 1:1.
+ Cho khoảng 2 thìa nước ngải cứu, 2 thìa dầu oliu và lòng đỏ trứng gà vào bát, đánh thật đều để thu được hỗn hợp đồng nhất.
+ Làm sạch da với sữa rửa mặt và tẩy trang, thấm khô rồi thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng khắp mặt khoảng 2-3 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
+ Tiếp tục để mặt nạ trên da khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch một lần nữa, có thể kết hợp với sữa rửa mặt dịu nhẹ.
+ Cuối cùng thấm khô da và tiếp tục bước tiếp theo trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của bạn.
> XEM THÊM: TOP công thức mặt nạ làm trắng da nhanh nhất bằng trứng gà
Mặt nạ ngải cứu làm trắng da

Với khả năng tẩy tế bào chết và chống oxy hóa, việc thường xuyên sử dụng những cách làm đẹp bằng ngải cứu sẽ giúp loại bỏ lớp da đen lì phía trên, đồng thời tăng cường bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím, từ đo giúp da sáng màu hơn, giảm tình trạng sạm, nám đi rất nhiều.
Không chỉ có vậy, một nghiên cứu in vivo ( nghiên cứu trên cơ thể sống, không phải chỉ giới hạn trong ống nghiệm), các nhà khoa học đã tìm thấy 4,5- O -Dicaffeoylquinic Acid trong ngải cứu, hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động của tyrosinase, từ đó ức chế việc tổng hợp melanin giúp làm sáng và đều màu da hơn.
Mặc dù việc sử dụng ngải cứu nguyên chất sẽ có hiệu quả thấp hơn so với tinh chất đã được phân lập nhưng việc thêm loại nguyên liệu này vào thành phần của các loại mặt nạ trắng da tự nhiên sẽ rất đáng để áp dụng.
Dưới đây sẽ là công thức dành cho bạn:
Nguyên liệu: 100g lá tía tô, 100g lá ngải cứu, 2 thìa sữa chua không đường, 2 thìa tinh bột nghệ.
Hướng dẫn cách làm:
+ Lá tía tô và ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi cho vào máy xay sinh tố xay với khoảng 30ml nước rồi chắt lấy khoảng 3 thìa nước cốt và đổ ra bát, phần còn lại có thể cho vào tủ đá cho lần sau.
+ Cho thêm 2 thìa sữa chua và 2 thìa tinh bột nghệ vào bát, trộn đều cho các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau.
+ Rửa sạch mặt đảm bảo lấy đi bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn, thấm khô rồi thoa mặt nạ lên da, massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút để tạo áp lực giúp các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.
+ Tiếp tục lưu mặt nạ lại khoảng 10 – 15 phút tùy theo phản ứng của da, trong khoảng thời gian này nên ngồi yên để da được thả lỏng.
+ Cuối cùng dùng nước ấm nhẹ nhàng rửa lại một lần nữa, thấm khô rồi tiếp tục quy trình skincare của bạn.
> XEM THÊM: Trắng mịn ngọc ngà chỉ với 10 loại mặt nạ sữa chua không đường dễ ợt.
Tắm trắng bằng lá ngải cứu

Không chỉ dùng cho da mặt, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp tắm trắng toàn thân bằng lá ngải cứu để sở hữu làn da body trắng mịn màng và đẩy lùi tình trạng viêm da, mụn lưng, viêm lỗ chân lông hay tình trạng sạm nắng, cháy nắng, da xù xì.
Dưới đây sẽ là bí quyết làm đẹp tuyệt vời nhất dành cho bạn.
Nguyên liệu: 150g lá ngải cứu, 3 thìa nhỏ bã hoặc bột cà phê, sữa tươi không đường.
Cách thực hiện:
+ Lá ngải cứu rửa sạch rồi cho vào xay cùng với khoảng 50ml sữa tươi không đường, xay mịn rồi đổ ra bát và trộn với bã/ bột cà phê.
+ Tắm sạch với nước, thoa hỗn hợp thu được lên toàn thân, massage thật khắp cơ thể, nhất là những vùng da đen sạm do tiếp xúc ánh nắng nhiều, hoặc da dày như chân tay, khủy chân, khủy tay, đầu gối.
+ Để mặt nạ trên da khoảng 5 phút rồi tắm lại một lần nữa với sữa tắm rồi thấm khô và cảm nhận làn da mềm mịn và trắng hơn.
Ngải cứu trị mụn ngừa thâm tại nhà
Ngải cứu trị mụn có tốt không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!
Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của chiết xuất ngải cứu cho thấy loại cây này có tác dụng kháng khuẩn mạnh, chống lại các mầm bệnh đa dạng gồm Bacillus subtilis , Candida krusei , Enterococcus hirae , Enterococcus faecalis , Escherichia coli , Haemophilus influenzae , Pseudomonas aeruginosa , Saccharomyces cerevisiae , và Staphylococcus aureus.
Nghiên cứu về ngải cứu đã cho thấy rằng loại tinh dầu này có chứa tới 20 hoạt chất chống oxy hóa và mang tới hoạt tính chống viêm tuyệt thời, ngoài ra còn có đặc tính chống ung thư và giảm đau đáng ngạc nhiên.
Đặc biệt những nghiên cứu về α-Thujone và Artemisinin đều cho thấy đây là 2 chất kháng viêm đặc biệt mạnh mẽ, có tác dụng ức chế quá trình viêm từ đó giảm biểu hiện cũng như tổn thương viêm như sưng, đau đỏ, hay sẹo một cách nhanh chóng.
Tất cả những thông tin trên đều cho thấy rằng việc sử dụng ngải cứu sẽ mang tới tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm – điều mà một làn da đang bị mụn viêm đang cần thiết.
Ngoài ra, khả năng tẩy tế bào chết sẽ giúp giảm sự hình thành của bít tắc từ đó giảm viêm, đồng thời một loạt những chất chống oxy hóa phong phú sẽ hạn chế nguy cơ tổn thương do viêm, nhất là viêm do mụn như mưng mủ, sẹo, lão hóa bằng cách trung hòa gốc tự do sinh ra trong quá trình viêm.
Bởi vậy, ngải cứu là một thành phần rất đáng để thêm vào các phương pháp trị mụn tại nhà, và dưới đây sẽ là gợi ý dành cho bạn.
Xông mặt trị mụn bằng ngải cứu

Cần chuẩn bị: 100g lá ngải cứu, 100g lá tía tô, 100g lá trầu không, 1 củ sả, muối biển.
Dụng cụ: Nồi đun nước, khăn xông hơi hoặc máy xông hơi.
Cách làm:
+ Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo, lấy ¼ lượng lá ngải cứu, tía tô, trầu không vào xay với khoảng 30ml nước rồi vắt lấy phần nước cốt.
+ Bắc nồi lên bếp, đun sôi rồi cho nguyên liệu vào, cho cả phần bã đã xay vào, đun tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp
+ Làm sạch da, thoa mặt nạ lên da, massage nhẹ nhàng khoảng 2 phút.
+ Bắt đầu xông hơi, có thể dùng trực tiếp nồi và khăn xông hơi, hoặc đổ nước xông hơi vào máy và xông, lưu ý để mặt cách nguồn nhiệt khoảng 20 – 30cm, xông trong khoảng 7 – 10 phút.
+ Sau khi xông hơi, massage nhẹ nhàng thêm 2 phút, bắt đầu vào quy trình nặn mụn hoặc đợi thêm khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước ấm nhẹ.
+ Thấm khô, thoa lotion/ toner dưỡng ẩm để giảm tình trạng da khô, căng sau khi xông hơi.
XEM THÊM: Xông hơi trị mụn: Tác dụng và cách thực hiện đúng chuẩn ngay tại nhà
Mặt nạ ngải cứu, tỏi và nha đam trị mụn, ngừa thâm sẹo

Nguyên liệu: 100g ngải cứu, 1 nhánh tỏi ta, 1 thìa gel nha đam
Các bước thực hiện:
+ Ngải cứu rửa sạch, tỏi bỏ phần vỏ bên ngoài cùng giữ lại lớp vỏ bên trong rồi đập dập, cho tất cả vào máy xay sinh tố xay với khoảng 1 chén nhỏ nước rồi chắt lấy phần nước cốt ra bát, cho thêm gel nha đam vào trộn đều.
+ Làm sạch da với nước tẩy trang, sữa rửa mặt, thấm khô rồi dùng tăm bông chấm hỗn hợp thu được vào vùng da đang bị mụn viêm, sưng đỏ.
+ Để hỗn hợp trên da khoảng 5 – 10 phút rồi dùng khăn sạch thấm khô, sau đó tiếp tục các bước chăm sóc da khác.
- Mặt nạ ngải cứu trị sẹo lồi

Đây là một trong những phương pháp dân gian được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi giúp làm mờ những vết sẹo phì đại sau phẫu thuật hoặc tai nạn hiệu quả. Để có tác dụng tốt hơn hãy kết hợp với rau má và mỡ trăn, những thành phần đã được chứng minh là có khả năng giảm sẹo lồi qua các nghiên cứu khoa học.
Dưới đây sẽ là công thức phù hợp nhất dành cho bạn.
Chuẩn bị: 100g lá ngải cứu, 100g rau má, 2 thìa mỡ trăn.
Cách làm:
+ Rau má và ngải cứu rửa sạch, cho vào xay mịn với khoảng 30ml nước rồi vắt lấy nước cốt, sau đó hòa cùng 2 thìa mỡ trăn. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần một lượng nhỏ, phần còn lại có thể cho vào hũ để vào tủ đá và mang ra dùng dần.
+ Mỗi lần dùng làm sạch phần sẹo, dùng nước ấm massage khoảng 10 phút rồi bôi hỗn hợp lên da, tiếp tục massage khoảng 5 phút rồi để như vậy đến khi khô lại, sau khoảng 30 phút thì rửa đi.
+ Kiên trì sử dụng trong khoảng 2-3 tháng sẽ có hiệu quả.
XEM THÊM: Tuyệt chiêu làm đẹp bằng mỡ trăn để sở hữu ngay làn da căng mịn, trị mụn, sẹo, bỏng
Ngải cứu giảm hôi miệng
Tương tự như tác dụng trị mụn, chiết xuất ngải cứu đặc biệt là artemisinin có tác dụng rất mạnh trong việc tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hôi miệng, nha chu và bệnh về răng miệng, bởi vậy sử dụng nước ngải cứu để súc miệng là biện pháp hiệu quả và được sử dụng khá lâu đời.
Cách làm rất đơn giản, sau khi rửa sạch ngải cứu bạn cho vào xay mịn, chắt lấy nước cốt hòa thêm nước với tỷ lệ 1:3 rồi súc miệng sáng/ tối.
Uống nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt

Bên cạnh tác dụng làm đẹp da, dưỡng trắng và trị mụn uống nước ngải cứu còn là biện pháp để điều hòa kinh nguyệt, ổn định nội tiết, làm đẹp từ bên trong cho chị em phụ nữ.
Theo đó, theo đông y cây ngải cứu có tác dụng giúp lưu thông máu, an thai và điều hòa kinh nguyệt, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh.
Để thực hiện điều này, bạn có thể dùng ngải cứu tươi hoặc khô theo phương pháp dưới đây.
+ 200g lá ngải cứu tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi sắc với 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 5 – 10 phút rồi chắt lấy nước uống, ngày uống 3 lần.
+ 5g lá ngải khô + 5gr ích mẫu khô + 1 ít cam thảo cho vào ấm và hãm với nước sôi khoảng 10 phút, chắt lấy nước uống, uống ngày 3 lần.
Một số lưu ý khi làm đẹp bằng ngải cứu
Đầu tiên và quan trọng nhất là chiết xuất lá ngải cứu tươi có thể gây bỏng da, bởi vậy trong mọi trường hợp sử dụng mặt nạ ngải cứu làm đẹp da bạn cần pha loãng trước khi dùng.
Trong suốt quá trình thực hiện bạn cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh sự sinh sôi và lây lan vi khuẩn, gây mụn, kích ứng bằng cách chọn nguyên liệu tươi mới, giữ vệ sinh tay và dụng cụ, không để mặt nạ trên da quá 30 phút.
Về tần suất, bạn chỉ nên sử dụng các loại mặt nạ ngải cứu khoảng 2 – 3 lần/ tuần, thời gian tốt nhất là vào buổi tối, kiên trì 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Tiếp theo, mặt nạ ngải cứu có thể tăng khả năng nhạy cảm với ánh nắng, bởi vậy tuyệt đối không quên sử dụng kem chống nắng phù hợp.
Cuối cùng, không nên lạm dụng việc uống nước ngải cứu vì những thành phần trong ngải cứu có lợi nhưng cũng có độc tính. Trong trường hợp bạn đang mang thai, cho con bú hay đang gặp phải vấn đề về sức khỏe hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Đến đây hi vọng rằng những thắc mắc của bạn liên quan đến chủ đề ngải cứu làm đẹp da, dưỡng trắng hay trị mụn đã có được những thông tin cần thiết để có thể chọn cho mình một phương pháp phù hợp.
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về cách làm đẹp da tự nhiên tiếp tục được đăng tải, hãy chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!