Chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai của phụ nữ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi một loạt các nội tiết tố nữ và sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể! Bất kỳ sự bất thường nào trong hoạt động của các nội tiết tố này cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Hôm nay hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu về vấn đề quan trọng này để có thể tự chăm sóc cơ thể bạn một cách tốt nhất nhé!
Tuyến nội tiêt và nội tiết tố ảnh hưởng tới sinh sản ở nữ giới

Hoạt động sinh sản trong cơ thể chịu ảnh hưởng kết hợp của nhiều tuyến nội tiết khác nhau rất phức tạp, dưới đây sẽ là một số tuyến và hormone quan trọng nhất.
- Tuyến yên:
Thùy trước và Thùy sau tuyến yên tiết ra những nội tiết tố đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh sản, bao gồm:
– FSH – Follicle-stimulating hormone – Hormone kích thích sinh dục, giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và kích thích nang trứng phát triển. Đồng thời FSH kích thích sự bài tiết
– LH– hormone Luteinising hormone kích thích sự rụng trứng ở phụ nữ.
– Hormon Prolactin kích thích tuyến vú sản xuất sữa sau sinh
– Hormone Oxytocin, là hormone kích thích sự co bóp của tử cung và có ống dẫn sữa, hormone Ocxytocin được tiết ra khi phụ nữ đạt cực khoái, khi chuyển dạ và khi cho con bú.
- Vùng dưới đồi
Là nơi tiết ra Hormone GnRH (Hormone giải phóng gonadotropin – gonadotropin-releasing hormone) có tác dụng lên nhiều quá trình, trong đó có quá trình sinh sản.
- Buồng trứng
Bên cạnh chức năng sinh trứng, buồng trứng còn có chức năng nội tiết với những nội tiết tố nữ đặc biệt quan trọng
Estrogen là nội tiết tố nữ quan trọng nhất duy trì những đặc tính nữ, kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, giúp tuyến vú phát triển và tăng tiết dịch nhờn, gây ra hiện tượng động dục ở động vật, nên đây còn được xem là hormone giúp tăng ham muốn nhu cầu ở phụ nữ.
Estrogen còn có tác dụng kích thích tuyến yên sản xuất hormone LH.
- Thể vàng hay Nang hoàng thể:
Là phần còn lại của nang trứng sau khi đã giải phóng noãn vào vòi trứng, nang hoàng thể thực hiện vai trò nội tiết trong khoảng 14 ngày với chu kỳ trứng không thụ tinh, và khoảng 15-16 tuần đầu tiên của quá trình mang thai với nội tiết tố nữ quan trọng Progesterone.
- Progesteron
Là hormone kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, tạo điều kiện và môi trường cho phôi thai làm tổ và phát triển, ngăn ngừa sảy thai sớm trong 15-16 tuần, khi nhau thai chưa ổn định.
Ngoài ra Progesteron còn ức chế tuyến yên tiết ra FSH và LH làm giảm co co bóp cơ tử cung, ngăn chặn trứng rụng, giúp duy trì thai kỳ.
- Nhau thai:
Ngoài chức năng vận chuyển dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi, nhau thai còn chức năng quan trọng khác chính là tiết ra rất nhiều hormone thai kỳ đặc biệt giúp duy trì quá trình mang thai và phát triển thai nhi ổn định.
Sự biến đổi và phối hợp hoạt động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của 1 loạt quá trình diễn ra trong cơ quan sinh sản dưới tác động của các hormone sinh dục với sự biến đổi song song tại buồng trứng (gọi là chu kỳ buồng trứng) và niêm mạc tử cung( chu kỳ niêm mạc tử cung), trong đó những hormone điều phối hoạt động này chủ yếu do ảnh hưởng từ buồng trứng. Chu kỳ buồng trứng được chia làm 2 giai đoạn nhỏ hơn là giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể:
- Giai đoạn nang
- Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH được tiết ra bởi tuyến yên tác dụng lên buồng trứng, kích thích các nang trứng phát triển, trong số 20 nang nguyên thủy được lựa chọn chỉ có 1 nang duy nhất phát triển vượt trội, những nang còn lại bị tiêu biến. Trong quá trình này lượng FSH tiếp tục tăng lên.
- Nang trứng phát triển sẽ tiết ra hormone Estrogen kích thích khiến niêm mạc tử cung nguyên phân liên tục và dày lên từ 5-6mm thành 8-12mm, chuyển từ cấu trúc thẳng hẹp trở lên dài và cuộn xoắn với nhau vào cuối giai đoạn nang noãn.
- Ngoài ra Estrogen còn có tác dụng kích thích trở lại tuyến yên tiết ra hormone luteinizing (LH) và vùng dưới đồi tiết ra hormone GnRH, đây là 2 hormon kích thích sự rụng trứng.
- Hormone LH và FSH, Estrogen đều tiếp tục tăng cao trong giai đoạn này, đến mức cao nhất hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra.
- Giai đoạn hoàng thể
- Sau khi rụng trứng phần còn lại của nang noãn được gọi là nang hoàng thể sẽ tiết hormone Progesteron và đạt mức cao nhất trong vòng 48-72h đầu sau phóng noãn, có tác dụng giúp niêm mạc tử cung tăng tích trữ glycogen và chất dinh dưỡng khiến các động mạch xoắn dài ra và cuộn lại sẵn sàng đón trứng thụ tinh đến làm tổ.
- Trong giai đoạn nang noãn, hormone Estrogen được nang noãn tiết ra, khi rụng trứng hàm lượng estrogen sẽ giảm xuống. Đến giữa giái đoạn hoàng thể, nang hoàng thể tiếp tục tiết ra estrogen khiến lượng hormone này một lần nữa tăng cao.
- Sau khoảng 14 ngày nếu không rụng trứng hoàng thể sẽ tiêu biến, kéo theo sự giảm sút của hormone Progesteron và Estrogen và phá vỡ không đều các lớp màng rụng chức năng, khiến các lớp này bong ra kèm theo chảy máu và xuất hiện hiện tượng hành kinh.
- Hormone Progesteron có tác dụng ức chế sự tiết hormone LH và FSH, sau rụng trứng 2 hormone này giảm nhanh cho tới đầu chu kỳ sau khi hoàng thể tiêu biến.
Nội tiết tố và những vấn đề thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt
Sự cân bằng nội tiết nữ khiến cho các hoạt động diễn ra bình thường và mang đến một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ở phụ nữ, và bất cứ sự thay đổi nào cũng dẫn tới sự thay đổi, có thể là trong chu kỳ, lượng máu kinh, số ngày hành kinh hoặc khả năng rụng trứng, thụ thai. Dưới đây là một tố vấn đề thường gặp:
- Rối loạn nội tiết tố nữ gây rối loạn kinh nguyệt
- Hội chứng tiền mãn kinh và Mãn kinh
- Trứng không phát triển hoặc Vòng kinh không phóng noãn
- Vô sinh – Hiếm muộn.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hệ thống nội tiết trong sự hoạt động của các cơ quan sinh sản ở phụ nữ, hi vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có được cho mình những kiến thức cần thiết để đánh giá và bảo vệ sức khỏe của mình.
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!