Octinoxate một thành phần thường gặp trong các loại kem chống nắng hóa học với tác dụng vượt trội, khả năng kết hợp hoàn hảo nhưng cũng có khá nhiều thông tin trái chiều về mức độ an toàn.
Vậy Octinoxate là gì? Và lựa chọn, sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất! Cùng đi tìm câu trả lời chính xác với Hello!PháiĐẹp qua bài viết dưới đây nhé!
Octinoxate là gì? Hoạt động như thế nào?

Octinoxate với một số tên gọi khác như Octyl Methoxycinnamate, Ethylhexyl Methoxycinnamate Octinoxate là este được tạo thành từ Methoxycinnamic Acid và 2-Ethylhexanol tồn tại ở thể lỏng, trong suốt và không tan trong nước. Octinoxate được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1950, lúc đầu được đánh giá là một một bộ lọc UVB, đến nay nó được xem là thành phần chống nắng hóa học lâu đời và được sử dụng rất phổ biến.
Về cơ chế hoạt động, Octinoxate hoạt động như một tác nhân bảo vệ quang điện bằng cách hấp thụ qua da, sau đó phân hủy các tia cực tím, chủ yếu tia UVB và một phần tia UVA trong khi tích tụ ở lớp ngoài cùng của da, từ đó giúp giảm mức năng lượng và biến các tia bức xạ thành bước sóng năng lượng thấp, ngăn chặn tác hại của tia này, bảo vệ tế bào da và các cấu trúc bên trong da, ngăn ngừa tình trạng bỏng, viêm và sự sản sinh của Melanin và các gốc tự do bởi ánh nắng mặt trời, từ đó bảo vệ các cấu trúc collagen, elastin giảm tình trạng sạm, nám, lão hóa da.
Bởi tác dụng này, Octinoxate được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm kem chống nắng, kem dưỡng và son môi, thường được kết hợp thêm 1 số thành phần có tác dụng hấp thụ tia UVA khác để mang lại hiệu quả bảo vệ da như mong muốn.
Bên cạnh đó, Octinoxate còn được xem là một chất nhũ hóa, có khả năng giữ cho sản phẩm ổn định về mặt vật lý, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bởi vậy thành phần này còn xuất hiện trong khá nhiều sản phẩm kem dưỡng, son dưỡng, son môi, dầu gội, thuốc nhuộm.
Xem thêm: Kem chống nắng vật lý và hóa học, lựa chọn nào phù hợp nhất cho bạn?
Tác hại của Octinoxate: Nghiên cứu – Quy định – Khuyến cáo
Đã có khá nhiều nghiên cứu về nguy cơ của Octinoxate với sức khỏe của con người được tiến hành, kết quả cho thấy chất này có thể hấp thụ được tìm thấy trong máu, nước tiểu, tuyến sữa và có tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết và sự cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Cụ thể, Octinoxate làm tăng lượng bài tiết của hormone estrogen, dẫn tới làm tăng nguy cơ phát triển của ung thư vú. Đồng thời, chất này cũng làm giảm hormone tuyến giáp, làm gián đoạn chức năng tuyến giáp, việc lạm dụng thành phần này có thể xem là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Với nam giới, các nghiên cứu cũng cho thấy tác động tiêu cực của Octinoxate lên hệ thống sinh sản, dẫn tới số lượng tinh trùng thấp và giảm trọng lượng tổng thể của ccs cơ quan sinh sản.
Ngoài ra, những chuyên da da liễu cũng khuyến cáo về khả năng hấp thụ nhanh qua da, tích tụ và gây ra tác dụng phụ, ngoài ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, sinh sản, nó còn dẫn đến một số vấn đề lâu dài như tăng sắc tố.
Chính vì những kết quả trên, việc sử dụng Octinoxate trong các sản phẩm mỹ phẩm đã được nghiên cứu, cân nhắc và khuyến cáo bởi rất nhiều tổ chức, cụ thể:
– FDA đã cho phép sử dụng Octinoxate trong kem chống nắng và các sản phẩm giúp giảm sự xuất hiện của sẹo với nồng độ cao nhất là 7.5%.
– Environmental Working Group (EWG) xếp Octinoxate ở mức 6, nghĩa là mức độ độc hại vừa phải vì khả năng có thể hấp thu qua da, tạo thành gốc tự do và phát triển độc tính và cần được nghiên cứu thêm.
– Liên minh Châu Âu, chấp nhận mức tối đa của Octinoxate trong các thành phần mỹ phẩm, đặc biệt là kem chống nắng với mức 10%.
Xem thêm: Avobenzone trong kem chống nắng là gì? Có tác hại gì không?
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm có chứa Octinoxate

Với những sản phẩm kem dưỡng, son môi, dầu gội thuốc nhuộm thì Octinoxate chủ yếu đóng vai trò chất nhũ hóa, cần ở mức thấp, xuất hiện khu vực cuối của bản thành phần.
Với kem chống nắng, hãy lưu ý đến nồng độ của Octinoxate, hãy đảm bảo n ở mức an toàn. Đồng thời để hạn chế sự tiếp xúc của Octinoxate với da, ngăn chặn tác hại không mong muốn, các nhà sản xuất có thể sử dụng thêm một số thành phần như Dimethicone và nhiều dạng silicon khác.
Nếu làn da của bạn thuộc loại nhạy cảm, dễ kích ứng hoặc đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến nội tiết thì nên xem xét thay thế các sản phẩm kem chống nắng hóa học có chứa Octinoxate bằng các dòng chống nắng vật lý.
Thực tế, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng ở nồng độ cho phép, nhất là khi được kết hợp với các thành phần giảm tiếp xúc với da thì Octinoxate vẫn là một chất chống nắng hiệu quả và an toàn, được chấp nhận bởi đa số các tổ chức nghiên cứu trên thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội, nhất là khả năng chống lại UVA và sự tiện lợi khi sử dụng.
Bởi vậy, việc của bạn cần làm chính là xác định mức độ phù hợp của làn da với thành phần này, cũng như nồng độ chính xác của Octinoxate trong sản phẩm.
Đến đây hi vọng bài viết đã phần nào có thể giải đáp những thắc mắc cũng như lo lắng của bạn mỗi khi bắt gặp Octinoxate trong bảng thành phần và đưa ra những quyết định tốt và phù hợp nhất.
Xem thêm: Octyl salicylate trong kem chống nắng là gì? Có nguy hiểm không?
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và chống nắng sẽ tiếp tục được chia sẻ, cùng tiếp tục theo dõi và đồng hành nhé!