No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Mỹ Phẩm Thành phần

Paraben trong mỹ phẩm là gì? Có thực sự nguy hại như bạn vẫn nghĩ

hellophaidep by hellophaidep
in Thành phần
0 0

Hiện nay có rất nhiều thông tin về việc những sản phẩm mỹ phẩm bị thu hồi vì có chứa parabens khiến bạn cảm thấy lo lắng về những sản phẩm mà mình đang sử dụng.

Hôm nay hãy cùng Hello!Pháiđẹp tìm hiểu kỹ về vấn đề chưa bao giờ hạ nhiệt này để có thể tự mình đánh giá cũng như lựa chọn những mỹ phẩm tốt nhất cho bản thân nhé!

  • Paraben là gì?
  • Tác hại của Paraben cùng những nghiên cứu liên quan
    • Nghiên cứu năm 2002
    • Nghiên cứu công bố năm 2004 về tác hại của parabens
    • Nghiên cứu năm 2010
    • Nghiên cứu của Cosmetic Ingredient Review (CIR) về parabens trong mỹ phẩm
  • Kết luận

Paraben là gì?

Rất nhiều mỹ phẩm chứa thành phần Parabens
Rất nhiều mỹ phẩm chứa thành phần Parabens

Paraben là tên gọi chung của một nhóm chất bảo quản hóa học được sử dụng rất rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm và đôi khi là cả thực phẩm.

Thực ra, Paraben là một chất có nguồn gốc tự nhiên, là kết quả của phản ứng ester hóa của acid p-hydroxy-benzoic, chất được tìm thấy trong các loại rau, củ, hoa quả như cà rốt, quả họ dâu raspberry, blackberry hay blueberry…

Ngoài ra, Kathryn St. John, giám đốc truyền thông tại Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ cho biết PHBA cũng được hình thành tự nhiên trong cơ thể con người do sự phân hủy của một số axit amin.(Nguồn: livescience)

Hiện này, có 9 loại paraben được sử dụng bao gồm: methylparaben, ethylparaben, butylparaben, isobutylparaben, propylparaben, isopropylparaben, phenylparaben, pentylparaben và benzylparaben.

Vì sao Paraben lại được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm?

​Hầu hết mọi sản phẩm nào, nhất là những sản phẩm có dạng mềm, lỏng với nền nước hoặc dầu cùng một lượng dưỡng chất lớn như Mỹ phẩm là mội trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển, khiến thành phần bị biến chất, hiệu quả giảm nhanh hoặc trở nên gây hại cho người sử dụng.

Và để kéo dài thời gian sử dụng, các nhà sản xuất cần một chất bảo quản, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật này, trong đó Paraben chính là một lựa chọn hoàn hảo với hiệu quả kháng nấm, kháng khuẩn mạnh mẽ, lại có giá rẻ.

Thêm vào đó Paraben có thể phát huy tác dụng trong môi trường pH rộng, từ 3-8, đa số các dòng mỹ phẩm đều nằm trong khoảng này, bởi vậy Paraben dễ dàng được thêm vào. Kết quả, đây chính là thành phần được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong lịch sử của lĩnh vực làm đẹp.

Tác hại của Paraben cùng những nghiên cứu liên quan

Mỹ phẩm có chứa parabens
Mỹ phẩm có chứa parabens
  • Nghiên cứu năm 2002

Đây là thông tin đầu tiên nói về tác hại của Paraben với sức khỏe, được đăng tải trên Tạp Chí Sinh Hóa Steroid Và Sinh Học Phân Tử bài báo khẳng định rằng trong các tế bào ung thư vú ở người có xuất hiện paraben và các paraben này hoạt động tương tự hóc môn nữ estrogen ở tế bào ung thư vú đó.

Tuy nhiên, bài báo lại chưa thể làm rõ rằng paraben đó có tồn tại ở các tế bào  khỏe mạnh khác không, cũng không tìm hiểu được paraben đó từ mỹ phẩm, kem đánh răng hay thực phẩm. Bởi vậy vẫn chưa kết luận được parben có gây ra ung thư vú ở người hay không.

  • Nghiên cứu công bố năm 2004 về tác hại của parabens

Nghiên cứu được nghiên cứu của Darbre đã tìm thấy Paraben nguyên vẹn trong mô ung thư vú, đồng thời cũng chỉ ra paraben có khả năng kích thích hormone estrogen làm tăng khả năng mắc ung thư vú ở nữ giới và giảm khả năng sinh sản, số lượng tinh trùng ở nam giới.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì khả năng này của parabens chỉ bằng 1/10000 của các phytoestrogens được tìm thấy trong thực phẩm( sâm tố nữ, đậu nành, sắn dây và rất nhiều loại khác) và các loại thuốc hay thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, từ đây mối lo ngại về nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên do tác động của parabens đã được dấy lên.

  • Nghiên cứu năm 2010

Trong một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy khi chuột phơi nhiễm butylparaben trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì chuột con sẽ thể hiện một số khiếm quyết về các hành vi xã hội.

Một nghiên cứu cùng chủ đề khác đã cho thấy chuột con phơi nhiễm butylparaben trong thời kỳ phôi thai sau khi sinh có những triệu chứng giống với chứng rối loại tự kỷ gây ra bởi valproic acid.

Tuy nhiên, liều lượng của butylparaben được sử dụng trong các nghiên cứu khá lớn, vào khoảng 200mg/kg khối lượng cơ thể, hơn rất nhiều so với lượng con người tiếp xúc.

Tuy nhiên các nhà khoa học lại lo ngại về sự tích tụ của parabens khi sử dụng các sản phẩm chứa hoạt chất này, nhất là chúng được dùng quá phổ biến.

  • Nghiên cứu của Cosmetic Ingredient Review (CIR) về parabens trong mỹ phẩm

Năm 1984, Báo cáo CIR( Báo cáo về thành phần trong mỹ phẩm ) đã kiểm tra độ an toàn của methylparaben, propylparaben, butylparaben trong các sản phẩm mỹ phẩm và kết luận rằng những hoạt chất này đủ an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ lên đến đến 25%. Trong khi parabens trong các loại mỹ phẩm hiện nay chỉ dừng lại ở nồng độ từ 0.01% đến 0.3%.

Năm 2005, CIR quyết định tiến hành nghiên cứu lại độ an toàn của toàn bộ các hỗn hợp Parabens sử dụng cho mỹ phẩm, cân nhắc cả vể mức độ an toàn và phù hợp cho người lớn và trẻ sơ sinh. Kết luận là Parabens vẫn an toàn và sử dụng cho mỹ phẩm

Nguồn: Cosmetic Ingredient Review

  • Nghiên cứu năm ăm 2018

Một đánh giá khoa học về mỹ phẩm và nguy cơ gây ung thư được công bố trên tạp chí JNCI Cancer Spectrum đã kết luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy rằng sử dụng các sản phẩm có chứa paraben dẫn đến tăng nguy cơ ung thư.

  • Một số nghiên cứu khác

Gây dị ứng và một số vấn đề ngoài da: Một nghiên cứu năm 1977 của Nagel JE và nhóm( link nghiên cứu) cho thấy Parabens có khả năng gây kích ứng trên da.

Tăng tổn thương với ánh nắng mặt trời: Một số nghiên cứu từ các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy khi sử dụng Paraben có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời làm tăng khả năng lão hóa da và tổn thương DNA.

Nguồn tham khảo:

Methylparaben potentiates UV-induced damage of skin keratinocytes

Combined activation of methyl paraben by light irradiation and esterase metabolism toward oxidative DNA damage.

Kết luận

Qua rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trong suốt gần 35 năm qua, vẫn chưa có nghiên cứu chắc chắn về khả năng gây ung thư của Paraben, nhất là từ việc hấp thụ qua da khi sử dụng các loại mỹ phẩm.

Tuy nhiên vẫn có một số quyết định được đề ra:

Parabens được yêu cầu được thêm vào danh sách chất đáng chú ý buộc phải ghi rõ trên thành phần sản phẩm của nhiều quốc gia.

Năm 2014 Cộng đồng khoa học bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tại Châu Âu ( Scientific Committee on Consumer Safety – SCCS) cho biết chưa có kết luận nào đảm bảo về tính an toàn đối với 5 hoạt chất isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben. Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, Ủy ban mỹ phẩm cộng đồng châu aauu đã quyết định cập nhật 5 chất trên vào danh mục các chất cấm dùng trong mỹ phẩm kể từ 18/09/2014.

Sau đó, Việt Nam và các nước trong khối Asean cũng thực hiện lệnh cấm tương tự để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Như vậy hiện nay tại những khu vực này chỉ còn 4 loại parabens được sử dụng bao gồm methylparaben, ethylparaben, butylparaben, propylparaben.

Còn tại các quốc gia và khu vực khác Parabens vẫn được sử dụng như một thành phần được phép có mặt trong mỹ phẩm, với tỷ lệ rất thấp thường nằm cuối bảng thành phần.

Thực tế, dù không phải là Parabens, bất cứ thành phần bảo quản nào cũng đều có 2 mặt lợi và hại, đó cũng là lý do mà toàn thế giới không thể tẩy chay Parabens mà chỉ đưa ra mức cảnh báo và tỷ lệ an toàn.

Việc thay đổi Parabens qua một dạng chất bảo quản khác chưa được ứng dụng và nghiên cứu kỹ lưỡng có thể gây ra những tác động tiêu cực hơn đến sức khỏe của cơ thể.

Bởi vậy là người tiêu dùng thông thái, chúng ta cần hiểu về thành phần cũng như không sử dụng sản phẩm một cách bừa bãi, cần đúng cách và đúng nồng độ.

Hi vọng rằng qua bài viết bạn đã có thể nắm được hoàn toàn định nghĩa, tác dụng cũng như những nghiên cứu, nhận định về tác hại của parabens với cơ thể để có được những lựa chọn phù hợp.

Còn rất nhiều thông tin bổ ích khác về làm đẹp khoa học đang chờ đợi bạn khám phá, đừng quên theo dõi Fanpage và cùng share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!

Tags: chất bảo quảnparabens
ShareTweetShare
hellophaidep

hellophaidep

Hello!PháiĐẹp - Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt! Tự hào mang tới những thông tin, kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về làm đẹp - thời trang - sức khỏe cho phụ nữ! Xinh đẹp - Tự tin - Hạnh phúc hơn mỗi ngày!

Related Posts

Bơ hạt mỡ (shea butter) trong mỹ phẩm và tác dụng làm đẹp
Thành phần

Bơ hạt mỡ (shea butter) trong mỹ phẩm và tác dụng làm đẹp

19/11/2020
Avobenzone là thành phần chống nắng hóa học hiệu quả
Chống Nắng

Avobenzone trong kem chống nắng là gì? Có tác hại gì không?

16/11/2020
Bisabolol và tác dụng làm đẹp trong mỹ phẩm
Chống Lão Hóa

Bisabolol là gì? 10 tác dụng làm đẹp trong mỹ phẩm

24/02/2021
Pentylene glycol
Thành phần

Pentylene glycol là gì? Tác dụng của pentylene glycol trong mỹ phẩm

12/11/2020
Alcohol Denat – SD Alcohol - Cồn biến tính trong mỹ phẩm
Thành phần

Alcohol Denat – SD Alcohol  – Cồn biến tính là gì? Tác dụng và tác hại trong mỹ phẩm

10/11/2020
Tác dụng của Cetearyl alcohol trong mỹ phẩm làm đẹp
Thành phần

Cetearyl alcohol là gì? Tác dụng của Cetearyl alcohol trong mỹ phẩm làm đẹp

07/11/2020
Next Post
Đẩy mụn (purging) và nổi mụn (break out)

Phân biệt đẩy mụn (purging) và nổi mụn (break out) khi sử dụng mỹ phẩm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status