No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home ĐẸP+ SKSS-KHHGD

Prolactin cao nên ăn gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả?

Lyna by Lyna
in SKSS-KHHGD
0 0

Bên cạnh các phương pháp hiện đại thì người có chỉ số xét nghiệm Prolactin cao nên ăn gì để việc cân bằng nội tiết diễn ra tốt hơn và hỗ trợ cho quá trình điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời chính xác ngay hôm nay qua bài viết dưới đây với Hello!PháiĐẹp nhé!

Prolactin cao là gì?

Xét nghiệm máu để xác định Hormone Prolactin
Xét nghiệm máu để xác định Hormone Prolactin

Prolactin là một hormone được sản xuất từ thùy trước của tuyến yên ở cả nam và nữ, kiểm soát bởi các tế bào thần kinh vùng hạ đồi, và chịu ảnh hưởng bởi các hormone tiết ra từ tuyến sinh dục và tuyết giáp đặc biệt là Estrogen.

Vai trò của Prolactin rất đa dạng, từ việc điều hòa chức năng trao đổi chất và miễn dịch của cơ thể, điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh sản, và quan trọng nhất là kích thích tiết sữa trong quá trình cho con bú.

Thông thường, hàm lượng Prolactin ở cả nam và nữ đều ổn định, Prolactin chỉ tăng cao trong thời kỳ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Chỉ số Prolactin được xác định bằng xét nghiệm nội tiết chính là căn cứ để xác định hàm lượng này.

Thông thường, các kết quả sẽ nằm trong khoảng sau:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, không mang thai và cho con bú: 127-637 µU/mL .
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: 200 – 4500 µU/mL.
  • Phụ nữ mãn kinh: 30-430 µU/mL
  • Nam giới : 98 – 456 µU/mL.

Vậy, Prolactin cao là tình trạng hàm lượng hormone này trong máu vượt quá khoảng bình thường ở mỗi trường hợp, đây là hiện tượng gặp phải ở cả nam và nữ, và ở nữ nhiều hơn nam.

  • Nguyên nhân gây Prolactin cao

Giống như mọi hormone liên quan tới quá trình sinh sản khác, Prolactin bị chi phối bởi hoạt động của hệ trụng Vùng hạ đồi – Tuyến yên – Tuyến sinh dục( Buồng trứng hoặc Tinh hoàn), dưới đây sẽ là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Khối U tuyến yên khiến sản xuất thừa Prolactin, hoặc một tổn thương thực thể khác tại tuyến yên.
  • Rối loạn điều tiết hormone tại tuyến yên, vùng dưới đồi. Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra, rối loạn tuyến giáp cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
  • Rối loạn chức năng tuyến sinh dục: Buồng trứng hoặc Tinh hoàn, gây rối loạn hormone sinh dục từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và tăng tiết Prolactin. Đặc biệt hàm lượng Estrogen và Prolactin luôn tỷ lệ nghịch, hiện tượng Suy buồng trứng do bệnh lý hoặc tuổi tác, Hội chứng buồng trứng đa nang luôn khiếm hàm lượng Prolactin cao hơn bình thường.
  • Sử dụng một số loại thuốc ức chế Estrogen hoặc Dopamine.
  • Tâm lý lo âu, trầm cảm căng thẳng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng hoạt động của các tuyến nội tiết, trong một số trường hợp sẽ khiến tuyến yên tăng tiết Prolactin.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Dấu hiệu và chuẩn đoán Prolactin cao

Dấu hiệu Prolactin cao liên quan mật thiết đến sự mất cân bằng của trục hạ đồi  – tuyến yên – buồng trứng, bao gồm:

  • Đau đầu kéo dài, Suy giảm thị lực( do khối u)
  • Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh tắt kinh ở phụ nữ
  • Rối loạn cương dương,xuất tinh, giảm ham muốn ở đàn ông
  • Tình trạng khó có con, Vô sinh hiếm muộn
  • Suy nhược cơ thể gây mệt mỏi, xanh xao
  • Rối loạn tâm lý không nguyên nhân, thường xuyên bồn chồn, lo lắng, mất ngủ.

Bên cạnh việc lưu ý đến các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần thực hiện Xét nghiệm nội tiết Prolactin để biết chính xác kết quả cũng như tình trạng của bản thân.

Người có Prolactin cao nên ăn gì?

Bên cạnh các phương pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật hiện đại, các bác sỹ sẽ luôn khuyên những bệnh nhân rối loạn nội tiết nói chung và Prolactin cao nói riêng lưu ý về chế độ ăn, nhằm điều hòa và hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt nhất nên tham khảo:

  • Ăn các loại rau, trái cây tươi

Đây sẽ là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoảng chất phong phú cho cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và tiêu hóa, giúp các tế bào hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra ăn nhiều rau xanh, trái cây còn giúp tăng nồng độ setotonin trong não, rất có ích trong việc hỗ trợ hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi.

  • Thực phẩm giàu Protein

Protein được ví như những viên gạch xây lên cơ thể, tạo ra năng lượng mỗi ngày, cải thiện và giúp người bệnh có đủ sức khỏe tham gia các quá trình điều trị.

Bởi vậy, hãy đa dạng hóa nguồn protein trong bữa ăn của mình với cá, trứng, phô mai, thịt gà và các loại hạt.

  • Ăn chuối mỗi ngày

Đây là loại trái cây tuyệt vời cho những bệnh nhân đang phải đối diện với tình trạng tăng Prolactin. Với một hàm lượng lớn tyrosine, chuối sẽ giúp các tế bào thần kinh điều chỉnh và kích thích sản xuất dopamine – hormone ức chế tiết Prolactin.

  • Dưa hấu

Loại trái cây này rất giàu Vitamin A, B6, C có tác dụng hỗ trợ sản xuất và dẫn truyền dopamine, melatonin từ giúp giảm chỉ số prolactin.

  • Các loại đậu

Không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng, các loại đậu còn chứa các protein cần thiết trong việc kích thích tiết dopamine trong não và bổ sung một lượng Estrogen lớn, rất có ích cho những người đang đối mặt với vấn đề Prolactin tăng cao.

Theo nghiên cứu, mỗi ngày, bạn nên sử dụng từ 75-100 gram các loại đậu hoặc sản phẩm từ đậu sẽ giúp tăng đáng kể lượng dopamine và cải thiện hoạt động của não.

Tuy nhiên có một lưu ý, nếu bệnh nhận đang đồng thời gặp phải các khối u ở vú thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, vì lượng Estrogen trong đậu, nhất là đậu nành sẽ kích thích sự phát triển của khối u này.

  • Hạt hướng dương

Rất giàu vitamin E, Protein và đặc biệt là tryptophan, kích thích vùng dưới đồi tiết dopamine nhiều hơn, ức chế tiết Prolactin hiệu quả.

  1. Prolactin cao không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn mỗi ngày, người bệnh cần tránh những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều đường, dầu ăn:

Những thực phẩm quá ngọt, hoặc chiên ngập dầu luôn là khoái khẩu của nhiều người, nhưng với người bệnh, nhất là người đang gặp các vấn đề về nội tiết tố điều này sẽ gây gánh nặng nên hệ thống tiêu hóa cũng như ảnh hưởng lớn tới hệ thống nội tiết vốn dĩ đã mất cân bằng trong cơ thể.

  • Rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện cũng cần kiêng tuyệt đối, những hóa chất độc hại trong đó có thể khiến việc điều trị bị giảm hiệu quả đi rất nhiều.

Một lời khuyên khác đó là trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm nào hãy đảm bảo về chất lượng và mức độ an toàn, tránh những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa hóa chất bảo quản nguy hiểm.

Cuối cùng, hãy thường xuyên vận động, điều đó giúp lưu khí huyết, điều hòa hoạt động của cơ thể với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tránh những bài tập nặng nhọc sẽ phản tác dụng vì làm giảm hàm lượng Estrogen máu. Cũng đừng quên luôn luôn dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 7-8h/ ngày để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất, điều này giúp bạn tránh được rất nhiều loại bệnh tật.

Hi vọng rằng với những thông tin trên, bạn có thể xây dựng cho mình một thực đơn và một thời gian biểu phù hợp để hỗ trợ điều trị Prolactin máu đạt kết quả tốt nhất!

Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!

ShareTweetShare
Lyna

Lyna

Related Posts

Điều hòa kinh nguyệt bằng tập luyện yoga
SKSS-KHHGD

8 cách để điều hòa kinh nguyệt hiệu quả ngay tại nhà

20/11/2021
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường trong quá trình hành kinh
SKSS-KHHGD

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Triêu chứng – Nguyên nhân – Ảnh hưởng – Cách chữa trị hiệu quả

19/11/2021
Quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng
SKSS-KHHGD

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai an toàn

18/11/2021
Nội tiết tố nữ trong chu kỳ kinh nguyệt
SKSS-KHHGD

Nội tiết tố nữ và sự phối hợp hoạt động trong chu kỳ kinh nguyệt

15/11/2021
Chu kỳ kinh nguyệt
SKSS-KHHGD

Vòng kinh – chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là gì?

14/11/2021
Xét nghiệm máu để xác định hàm lượng Hormone Progesterone
SKSS-KHHGD

Nội tiết tố Progesterone là gì? Có tác dụng gì trong quá trình mang thai?

13/11/2021
Next Post
Acnes - Thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản

Sữa rửa mặt Acnes cho trị mụn thâm có tốt không? Bao nhiêu tiền?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status