Bạn đã từng nghe tới hiện tượng rụng trứng và thụ thai ở phụ nữ nhưng chưa nắm được quá trình này diễn ra khi nào, kéo dài trong bao lâu và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Hãy đi tìm câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất trong bài viết dưới đây cùng Hello!PháiĐẹp nhé!
Quá trình rụng trứng và thụ thai ở phụ nữ

- Quá trình rụng trứng diễn ra như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể, mỗi giai đoạn kéo dài trung bình 14 ngày, và rụng trứng là hiện tượng nằm trong giai đoạn nang noãn.
Cụ thể, trong giai đoạn nang noãn, dưới tác dụng của hormone FSH được tiết ra bởi tuyến yên có khoảng 20 nang noãn thứ cấp( nang có sẵn ngay từ khi sinh ra) bắt đầu phát triển ở cả 2 bên buồng trứng, sau đó duy nhất 1 nang noãn vượt trội hơn hẳn sẽ được chọn để tiếp tục phát triển, các nang còn lại sẽ thoái hóa, một số rất rất ít trường hợp có 2-3 nang cùng phát triển.
Sau khi được lựa chọn, nang noãn sẽ tiếp tục phát triển lớn dần, nang noãn trưởng thành sẽ đạt kích thước khoảng 20-28mm và chín, khi đó hiện tượng phóng noãn sẽ diễn ra, đưa noãn có khả năng thụ thai di chuyển từ buồng trứng vào vòi tử cung và đây cũng chính là hiện tượng rụng trứng.
- Hiện tượng thụ thai
Thụ thai là hiện tượng kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử, sau đó phát triển thành phôi thai và thai nhi. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong khoảng 24h sau khi rụng trứng, nguyên nhân là bởi sau khoảng thời gian đó trứng sẽ bị thoái hóa và không thể được thụ tinh nữa.
> Quan trọng: Dấu hiệu nhận biết và cách tính ngày rụng trứng rõ nhất ở phụ nữ
Thời điểm rụng trứng và các yếu tố ảnh hưởng
Thời điểm rụng trứng là khác nhau ở mỗi phụ nữ và mỗi chu kỳ, phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Lượng hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt là hormone FSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng kích thích sự phát triển của nang noãn và hormone LH do chính nang noãn tiết ra gây rụng trứng, sự thiếu hụt hay dư thừa của một trong 2 hormone này sẽ kéo dài hoặc rút ngắn thời gian phát triển của nang noãn từ đó ảnh hưởng lớn tới thời điểm rụng trứng.
Ngoài ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, nhất là những hormone sinh dục trong những giai đoạn đặc biệt như dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh hoặc do những bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên, buồng trứng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nang noãn và thời điểm rụng trứng.
- Tình trạng sức khỏe và Tâm lý
Khi tình trạng sức khỏe và tâm lý của bạn không ổn định, thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng nội tiết trong cơ thể từ đó gây rối loạn và khiến thời điểm rụng trứng bị thay đổi.
- Chế độ sinh hoạt
Việc đảm bảo chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe tổng hòa của cả cơ thể, trong đó có sức khỏe sinh sản, giúp chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm rụng trứng trở lên đều đặn hơn.
Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng quá nhiều hay quá ít calo, lười tập thể dục hoặc tập thể dục quá nhiều đều có thể gây ra rối loạn hormone và ảnh hưởng tới sự rụng trứng.
- Những cảm xúc khi quan hệ vợ chồng
Sự gia tăng khoái cảm hay lên đỉnh sẽ tạo ra những cơn co bóp tử cung và buồng trứng, làm tăng áp lực ở ngoài nang Graff, gây vỡ nang và phóng noãn sớm hơn một vài ngày so với quy luật.
Một số vấn đề thường gặp trong quá trình rụng trứng
- Thời điểm rụng trứng bị kéo dài hoặc rút ngắn
Nếu lượng FSH cao, nang noãn phát triển nhanh, trứng sẽ rụng sớm khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn lại, ít hơn 28 ngày. Ngược lại nếu hàm lượng FSH thấp, nang noãn cần nhiều thời gian để phát triển hơn, trứng rụng chậm hơn và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 28 ngày.
Đa phần những trường hợp này nếu chu kỳ đều sẽ không cần điều trị, trừ khi gây ảnh hưởng tới cuộc sống hoặc khả năng thụ thai.
- Kích thước trứng rụng không đạt yêu cầu:
Thông thường trứng sẽ rụng khi đạt kích thước 20-28mm, tuy nhiên có một số trường hợp kích thước của trứng nhỏ hơn hoặc to hơn mức này, điều này ảnh hưởng lớn tới chất lượng cũng như khả năng thụ thai của trứng và cần có những biện pháp điều trị thích hợp.
> Xem ngay: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng để thụ thai là đẹp nhất?
- Vòng kinh không phóng noãn
Hiện tượng dễ nhận thấy nhất trong chu kỳ kinh nguyệt là hành kinh, tuy nhiên hiện tượng này lại không liên quan gì tới việc buồng trứng có phóng noãn hay không, bởi vậy dẫn tới hiện tượng một số vòng kinh không phóng noãn, nghĩa là không có nang chín, không có rụng trứng.
Thông thường, những vòng kinh này sẽ xuất hiện trong giai đoạn mới dậy thì hoặc tiền mãn kinh, nguyên nhân cũng bởi sự rối loạn nội tiết tố, điều này không có gì đáng lo.
Tuy nhiên nếu những vòng kinh không phóng noãn xuất hiện thường xuyên sẽ là kết quả của các bệnh lý buồng trứng như buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng mang thai và là nguyên nhân hàng đầu gây nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Hi vọng với những thông tin trên bạn đã có thể hiểu rõ quá trình rụng trứng diễn ra như thế nào, phụ thuộc vào yếu tố nào để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân.
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!