Khác với người phương Tây yêu thích những làn da sạm nắng khỏe mạnh thì quan niệm của người Phương Đông lại ưu ái làn da trắng trắng hồng mịn màng, nêm đa phần mọi người thường e ngại khi nhắc tới melanin – yếu tố gây sạm, nám và tàn nhang.
Nhưng thực tế sắc tố melanin là gì? Ngoài việc gây ra những vấn đề về thẩm mỹ nó còn có vai trò gì quan trọng khác mà sau hàng triệu năm tiến hóa vẫn không thể mất đi?
Cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu chi tiết và đầy đủ nhất để rút ra những khiến thức làm đẹp khoa học qua bài viết dưới đây nhé!
QUAN TRỌNG: Cấu tạo của da- Chức năng và những yếu tố ảnh hưởng
Sắc tố melanin là gì?

Sắc tố Melanin là chất được bắt nguồn từ tyrosine, một acid amin nằm trong tế bào sắc tố Melanocyte ở tầng thượng bì của da. Melanin được tìm thấy trong tóc, da, lòng đen của mắt và cũng là yếu tố quy định màu sắc của những bộ phận nay.
Sự hình thành của Melanin được chia thành 3 giai đoạn:
- Kích hoạt enzym Tyrosinase một Enzyme: Đây là enzym kích thích hoạt động tăng sinh Melanin của Melanocyte.
Những yếu tố gây ra vấn đề này rất nhiều, quan trọng nhất là sự tấn công của tia UV và những tổn thương vật lý bao gồm mụn, vết thương hở. Ngoài ra, enzym này cũng hoạt động mạnh mẽ dưới tác dụng của hormone, stress…
- Tổng hợp Melanin
Khi enzym Tyrosinase được kích hoạt, nó sẽ kích hoạt quá trình sản sinh melanin trong một bộ phận của tế bào sắc tố được gọi là melanosome, bao gồm 3 phản ứng hóa học:
Thứ nhất: Acid amin Tyrosinase chuyển thành DOPA dưới tác dụng của enzyme Tyrosinase
Thứ hai: DOPA chuyển thành Dopaquinone.
Thứ ba: Dopaquinone chuyển thành Melanin dưới 2 dạng Pheo-melanin hay EU-melanin, tùy theo chủng tộc.
Trong đó, Eumelanin nâu đậm đến đen, có khả năng chống lại các tia cực tím, và Pheomelanin nâu đỏ không chống lại các tia cực tím, là một cysteine chứa polymer đỏ của đơn vị benzothiazine chủ yếu chịu trách nhiệm cho tóc màu đỏ.
- Vận chuyển lên lớp biểu bì
Sau khi Melanin được tạo thành tại các melanosome, tế bào Melanocyte sẽ chuyển chúng tới tế bào keratinocyte và đưa lên trên bề mặt da, kết thúc quá trình.
Qua đây, có thể hiểu hơn rằng, những thành phần có tác dụng làm sáng da, trị thâm nám sẽ tham gia vào một giai đoạn nhất định trong quá trình trên, có thể là ngăn chặn sự kích hoạt hoặc ức chế sự tổng hợp của enzyme Tyrosinase.
Vai trò sắc tố Melanin
Bảo vệ, ngăn ngừa ung thư da và tổn thương DNA

Làn da của bạn liên tục tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài, những yếu tố này có thể gây ra những tổn thương thực thể, có thể là vết thương hở hoặc tình trạng bỏng, rát do ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ, hoặc sâu hơn là những tổn hại đến DNA, gây đột biến và dẫn đến những loại bệnh nguy hiểm.
Để chống lại, giảm thiểu hoặc sửa chữa những tổn thương này, cơ thể đòi hỏi rất nhiều cơ chế bảo vệ nội sinh, bao gồm tăng độ dày biểu bì, cơ chế sửa chữa DNA và apoptosis, enzyme chống oxy hóa tăng sinh sắc tố Melanin.
Theo các nghiên cứu thì Melanin, đặc biệt là eumelanin hoạt động như một loại kem chống nắng vật lý, tạo ra hàng rào che chắn và tán xạ tia UV, hấp thụ và làm giảm sự xâm nhập của tia cực tím qua lớp biểu bì. Hiệu quả của Melanin có thể tương đương với 4SPF, nghĩa là hấp thụ được tới 50 – 75% UV, nhưng được bổ sung liên tục.
Không chỉ có vậy, Melanin còn hoạt động như một chất chống oxy hóa triệt để, loại bỏ gốc tự do tạo ra bởi tia cực tím, ngăn chặn sự thoái hóa của các tế bào da. Tất cả điều này giúp giảm thiểu sự hình thành của các khối u da như ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và ác tính khối u ác tính.
Những dữ liệu dịch tễ học đã khẳng định điều này khi chỉ ra mối tương quan nghịch giữa sắc tố da và tỷ lệ mắc ung thư da do ánh nắng mặt trời, theo đó, người có làn da trắng có nguy cơ mắc cao gấp 70 lần so với người có màu da sạm màu hơn. Các nhà khoa học còn khẳng định, khả năng sản sinh sắc tố melanin biểu bì ở động vật có vú có vai trò quan trọng tương đương với cơ chế sửa chữa ở vi khuẩn.
Qua hàng triệu năm tiến hóa, khả năng tự bảo vệ của da được hoàn thiện dần, đó là lý do vì sao những chủng người sống trong khu vực nhiệt đới, cận nhiệt có màu da sậm hơn, hoặc khi bạn ra nắng, bị thương hoặc bỏng da có xu hướng sậm màu hơn, tạo ra những vùng sạm, vết thâm.
Tác dụng phụ của Melanin

Sạm da
Đây được xem là phản ứng ngay lập tức của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng kem chống nắng với biểu hiện là da dần chuyển màu từ xám nhạt cho đến lâu đậm, quá trình đầu tiền này không tổng hợp melanin mới mà quang hóa melanin tồn tại từ trước, nên chỉ thoáng qua tồn tại với khoảng thời gian khác nhau, khoảng 2-3 ngày tùy thuộc vào lượng tia UV và màu da riêng biệt của từng người.
Tuy nhiên, nếu tình trạng tiếp xúc ánh nắng mặt trời kéo dài, tia UV sẽ tác động lên enzyme Tyrosinase, kích thích tế bào melanocytes tổng hợp mới melanin để bảo vệ da, khiến da trở nên sậm màu. Lúc này, kể cả bạn có sử dụng kem chống nắng thì làn da cũng sẽ mất vài tuần tới vài tháng để trở lại màu cơ bản.
Vết thâm
Tương tự như khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi bị tổn thương bởi tác động vật lý, với khả năng chống oxy hóa và chống lại ánh nắng mặt trời Melanin cũng được sản sinh với lượng lớn hơn để bảo vệ vùng da đang bị tổn thương.
Kết quả là những vết thâm xuất hiện và tồn tại trong thời gian dài, dài hơn nhiều so với sạm da, vết thương càng sâu thì vết thâm càng đậm màu và khó mất hơn, đôi khi để lại sẹo thâm, đây được gọi là tình trạng tăng sắc tố sau viêm do mụn hoặc vết thương ngoài da.
Nám, tàn nhang, đồi mồi
Thực tế nguyên nhân khiến melanin được sản sinh trong trường hợp này không chỉ do tác động của ánh nắng mặt trời, mà còn bởi rất nhiều yếu tố khác bao gồm lão hóa sinh học, cấu trúc da, nội tiết tố hoặc các bệnh lý, yếu tố di truyền từ bên trong.
Khi lượng Melanin được sinh ra quá nhiều, và không được phân bổ đều trên da sẽ gây ra tình trạng nám, tàn nhang, đồi mồi trên da.
Một số bệnh lý liên quan tới sắc tố Melanin
Rối loạn sắc tố: Bạch tạng – Bạch biến
U và bớt sắc tố
Yếu tố ảnh hưởng đến sự sản sinh sắc tố Melanin

Quá trình sản sinh Melanin phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề bao gồm: sự kích hoạt Enzyme Tyrosinase, khả năng chuyển hóa và hoạt động của melanosome, dưới đây là một vài yếu tố thường gặp nhất.
Yếu tố bên trong:
Di truyền
Trong cơ thể người, có rất nhiều gen quy định sự sản sinh của Melanin, đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao người châu phi, đông nam á có màu da sậm hơn, trong phi người châu Âu, người bắc Á có da sáng màu hơn.
Đây cũng là lý do giải thích vì sao người Việt Nam có da sậm màu và vấn đề lão hóa thường gặp nhất thường là nám.
Ngoài ra, một số đột biến gen ảnh hưởng đến sản sinh Melanin gây ra một số bệnh lý, điển hình là bạch tạng.
Nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là nhóm 2 hormone sinh sản Estrogen và Progesterone ở phụ nữ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của men Tyrosinase, gây ra tình trạng tăng sản sinh melanin, thường gặp nhất là trong những giai đoạn như mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh, còn được gọi là nám nội tiết.
Ngoài ra, những yếu tố như stress, thức khuya, ăn uống sinh hoạt không khoa học cũng ảnh hưởng tới nội tiết từ đó gây nám. Đa số những loại nám này không có hiệu quả triệt để khi điều trị bên ngoài bởi mỹ phẩm hay thẩm mỹ, thường có xu hướng mọc lại.
Bệnh mạn tính
Một số loại bệnh mãn tính khi mắc phải sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình sản sinh ra melanin, điển hình như bệnh bạch biến do thiếu hụt sản xuất melanin, rối loạn sắc tố da do mất dần tế bào bạch cầu.
Tuổi tác
Khi còn trẻ cơ thể con người sản xuất đủ Melanin, tuy nhiên càng lớn tuổi thì lượng Melanin này càng giảm, dẫn đến tình trạng da xỉn màu, tóc bạc.
Yếu tố bên ngoài
Ánh nắng mặt trời
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự tăng sinh của melanin bằng cách tác động trực tiếp lên men Tyrosinase từ đó phát tín hiệu để cơ thể sản sinh Melanin.
Khi lượng Melanin được sản sinh quá lớn, lại không được phân bố đều sẽ dẫn tới tình trạng sạm và nám, thường gặp nhất ở khu vực da tiếp xúc nhiều với ánh sáng như mặt, bàn tay và bàn chân.
Tổn thương vật lý trên da
Khi da gặp phải tình trạng mụn, vết thương hở, viêm da, dẫn tới phản ứng viêm xảy ra, đây là một yếu tố kích hoạt hoạt enzyme Tyrosinase kéo theo sự tăng sinh melanin ở những vùng đó, với mục đích bảo vệ các tế bào da, gây ra hiện tượng gọi là tăng sắc tố sau viêm, kết quả chính là những vết thâm, sẹo thâm thường thấy.
Một số phương pháp ức chế Melanin
Có thể bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những thành phần này trên bao bì của sản phẩm, bao gồm: Hydroquinone, Alpha Arbutin, Kojic Acid, Axit azelaic, Corticoid , niacinamide, Alpha-tocopheryl (Vitamin E),axit L-ascorbic (vitamin C), Flavonoid thực vật, Dẫn xuất cam thảo Glabridin, N-acetyl-4-S-cysteaminylphenol (NCAP); AHA gồm Glycolic Acid, Lactic Acid, các loại Retinoids gồm Retinol,Tretinoin
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết, đây là bước đặc biệt quan trọng để kích thích sự sản sinh của những tế bào da mới.
Nếu tình trạng melanin xảy ra nhiều và không thể điều trị bằng các phương pháp hiện đại như laser/IPL được thực hiện tại những spa, thẩm mỹ uy tín.
Và luôn luôn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn, đây là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự hình thành của melanin.
Đến đây hi vọng bạn có thể hiểu được tầm quan trọng không thể thiếu của sắc tố Melanin cũng như có đủ kiến thức để hiểu rõ cơ chế tác động của mỗi sản phẩm làm trắng, trị thâm nám mình đang sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất, và sớm sở hữu làn da trắng mịn màng nhé!
Còn rất nhiều thông tin bổ ích khác về kiến thức chăm sóc và làm trắng da khoa học đang chờ đợi bạn khám phá, đừng quên theo dõi Fanpage của Hello!Pháđẹp và cùng share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!