Với một nước có thời gian nắng và cường độ nắng trong năm cao như Việt Nam, việc phải di chuyển ngoài trời nhất là thời điểm trưa ngày hè rất dễ khiến bạn gặp phải tình trạng say nắng hay cảm nắng.
Hôm nay hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như cách để hạn chế tình trạng này nhé!
ĐỌC TIẾP: Da bị cháy nắng đen sạm phải làm sao? 5 cách chữa cháy nắng nhanh nhất tại nhà
ĐỌC TIẾP: Điểm danh 6 tác dụng của kem chống nắng để hiểu tại sao nên bôi hàng ngày
ĐỌC TIẾP: Tia UV là gì? Tác hại của tia UV và ánh nắng mặt trời
Say nắng – Cảm nắng là gì? Nguyên nhân say nắng

Là hiện tượng thương gặp vào những ngày trời nắng nóng với những người lao động làm việc ngoài trời hoặc nơi nóng bức mà không có các thiết bị bảo vệ. Tùy theo nguyên nhân và cơ chế, có thể chia ra làm 2 trường hợp.
- Say nắng:
Là khi cơ thể con người tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím – tia UV có trong ánh nắng mặt trời, nhất là vùng đầu và gáy, từ đó làm rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể, dẫn tới tình trạng rối loạn cân bằng và tình trạng mất nước cấp.
- Say nóng:
Khi cơ thể tiếp xúc với môi trường nóng, như ngoài trời nắng, hoặc nơi làm việc quá nóng bức, hoặc vận động quá nhiều dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệp hấp thu lớn hơn so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh, dẫn tới rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch.
Đồng thời, khi lượng nhiệt trong cơ thể tăng lên, các lỗ chân lông có xu hướng mở ra và tiết nhiều mồ hôi hơn, gây mất nước toàn thể kèm theo là hiện tượng mất cân bằng điện giải rất nguy hiểm.
- Những yếu tố thuận lợi
Mùa hè, khi nhiệt độ vượt mức 35 độ C, với không khí nóng và lượng tia cực tím cao nhất chính là thời điểm dễ xảy ra hiện tượng say nắng. Bên cạnh đó, một số yếu tố thuận lợi sau cũng khiến tình trạng trở nên khó kiếm soát hơn:
+ Môi trường lao động ngoài trời hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn, thường xuyên, không có điều hòa không khí.
+ Mặc quần áo không phù hợp, quá mỏng, quá dày, không thấm nước hoặc cơ thể không được che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng.
+ Do không uống nước đầy đủ, hoặc khi sử dụng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi.
+ Mắc một số bệnh lý như béo phì, tiều đường, kiệt muối nước.
+ Tuổi quá cao hoặc quá nhỏ cũng dễ có nguy cơ say nắng hơn.
Triệu trứng của say nắng – cảm nắng
Có 2 triệu chứng thường gặp nhất để đánh giá mức độ say nắng bao gồm:
- Tăng thân nhiệt:
Thân nhiệt > 40 độ C là triệu chứng dễ thấy nhất của cả say nắng và say nóng, khi lượng nhiệt mà cơ thể hấp thu hoặc tạo ra lớn hơn lượng nhiệt đào thải ra ngoài môi trường.
Từ việc tăng thân nhiệt này, sẽ dẫn đến rất nhiều biểu hiện khác, bao gồm:
+ Tăng đào thải mồ hôi, vã mồ hôi khiến cho cơ thể mất đi một lượng nước lớn, dẫn tới trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ. Tình trạng nặng hơn sẽ ảnh gây rối loạn tuần hoàn và rối loạn điện giải.
+ Rối loạn tuần hoàn: Khi lượng nước mất đi lớn mà không bù kịp dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn, gây ra những hiện tượng bao gồm mạch nhanh, hồi hộp trống ngực tăng thông khí, tăng huyết áp, giảm huyết áp tâm trương, giảm sức cản mạch hệ thống, trụy tim.
- Suy chức năng hệ thần kinh trung ương:
Đây là tình trạng nặng hơn của tình trạng say nắng khi hoạt động của hệ thần kinh không còn được kiểm soát tốt với những triệu chứng bao gồm:
+ Co giật, hôn mê, sảng, ảo giác.
+ Suy giảm chức năng tiểu não, co hoặc giãn đồng tử; rối loạn đông máu.
+ Hiện tượng xuất huyết ở nhiều cơ quan như kết mạc, não, có thể kèm theo ỉa ra máu, đái máu thiểu niệu, vô niệu, dẫn đến suy thận cấp.
Các triệu chứng của say nắng, say nóng có thể tiến triển tùy theo mức độ tăng dần của thân nhiệt và thời gian, cơ địa để dẫn tới biểu hiện khác nhau, có thể là những tổn thương phục hồi hoặc không thể phục hồi.
Chữa say nắng – cảm nắng – say nóng với kỹ thuật sơ cứu tại chỗ

Với người bị say nắng, say nóng nếu được sơ cứu, cấp cứu bù dịch đầy đủ, điều trị biến chứng tích cực thì tỉ lệ sống có thể lên tới 90%. Bởi vậy, việc trang bị kiến thức về vấn đề này sẽ giúp ích rất nhiều. Dưới đây là những bước sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của các y bác sỹ:
- Đưa người bệnh vào nơi râm mát, hoặc tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, lưu ý là chỉ để ở mức 25 độ C trở lên, quá lạnh gây co lỗ chân lông có thể khiến tình trạng thoát nhiệt bị ảnh hưởng, gây hậu quả nặng hơn.
- Làm mát cơ thể tức thì bằng cách cởi bỏ tất và quần áo không cần thiết, sử dụng quạt và làm ướt bằng khăn hoặc vòi nước, tập trung vào vùng nách, bẹn, cổ lưng, sử dụng nước thường hoặc ấm nhẹ, không sử dụng nước lạnh hoặc đá lạnh.
- Liên tục theo dõi tình trạng, bao gồm ý thước, tình trạng mất nước nặng, nếu cần hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng kỹ thuật hồi sinh tim phổi, cơ bản.
- Chuyển người bị say nắng tới cơ sở y tế gần nhất bằng xe có điều hòa hoặc mở cửa sổ.
Biện pháp phòng chống say nắng – cảm nắng
Say nắng có thể diễn ra một cách đột ngột với tình trạng tiến triển nhanh cùng những tổn thương nguy hiểm và không thể phục hồi, bởi vậy, với thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam việc trang bị cho mình những kiến thức về phòng chống say nắng là vô cùng cần thiết.
Dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn:
- Không làm việc quá lâu và liên tục dưới trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, nên nghỉ định kỳ 10-15 phút sau khoảng 45 – 60 phút.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ trước tác hại của ánh nắng mặt trời như mặc quần áo che nắng rộng, sáng màu và thấm mồ hôi; đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.
- Uông đủ nước trước khi trời nắng, có thể bổ sung oresol, nước trái cây để bù điện giải, tránh xa nước ngọt có gas và đồ uống năng lượng có thể gây rối loạn điện giải.
- Trong những ngày nắng nóng, khi sử dụng điều hòa, nên để nhiệt độ vừa phải, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường quá đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại.
- Không ở trong xe ô tô và tắt máy, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhiệt độ mùa hè có thể khiến xe hơi tăng thêm 11 độ C chỉ trong vòng 10 phút.
Say nắng – Cảm nắng là hiện tượng rất thường gặp ở mọi mức độ từ nặng, tới nhẹ, hi vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp có thể giúp bạn dễ dàng bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong mùa hè sắp tới nhé!
Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích khác về chống nắng cho da và cách làm đẹp da hiệu quả sẽ tiếp tục chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, cùng tiếp tục đồng hành nhé! Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ để lưu giữ và lan tỏa kiến thức tới người thân và bạn bè nhé!