No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Mỹ Phẩm Thành phần

Silicone trong mỹ phẩm là gì? Có thật sự nguy hiểm như lời đồn?

hellophaidep by hellophaidep
in Thành phần
0 0

Với những bạn gái yêu thích skincare chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với những thành phần silicone trong mỹ phẩm, nhưng bên cạnh đó cũng lo ngại về những “tiếng xấu” như gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn hoặc nguy hiểm hơn là gây ung thư.

Vậy thực hư của những thông tin này là gì và liệu rằng bạn có nên tiếp tục sử dụng nữa không? Cùng đi tìm câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất với Hello!PháiĐẹp nhé!

  • Silicone trong mỹ phẩm là gì?
    • Khái niệm Silicone
    • Phân loại Silicone trong mỹ phẩm
      • Silicone bay hơi
      • Silicone không bay hơi
  • Vì sao Silicone được sử dụng phổ biết trong mỹ phẩm
  • Tác hại của Silicone trong mỹ phẩm
    • Cách lựa chọn và sử dụng Silicone đúng cách

Silicone trong mỹ phẩm là gì?

Silicone trong mỹ phẩm
Silicone trong mỹ phẩm

Khái niệm Silicone

 Silicone là tên gọi của nhóm các hợp chất cao phân tử nhân tạo – polymer, với thành phần chủ yếu là silicon( đây là một nguyên tố, kí hiệu hóa học là Si, và bạn để ý tên không có chữ “e” ở cuối nhé) oxy và carbon cùng các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Tùy vào từng loại lên kết hóa học giữa những thành phần trên mà silicone sẽ có dạng khác nhau như dạng lỏng, dẻo hoặc rắn.

Có thể nói silicone là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất trong cuộc sống, y tế và cả làm đẹp, với những sản phẩm mỹ phẩm dưỡng da, make ụp, và chăm sóc tóc. Để nhận biết bạn có thể dựa vào 2 loại đuôi chính là “-cone”, “-siloxane” và “-conol”.

Phổ biến nhất: Dimethicone, Cetyl dimethicone, Cyclotetrasiloxane (D4 – tại Châu Âu chất này bị cấm vì gây hại cho môi trường), Cyclopentasiloxane (D5), Cyclohexasiloxane (D6),…

Phân loại Silicone trong mỹ phẩm

  • Silicone bay hơi

Có đặc điểm là dễ bay hơi, tạo cảm giác thông thoáng trên da và không gây bít tắc lỗ chân lông, bao gồm

Cyclopentasiloxane

Cyclohexasiloxane

  • Silicone không bay hơi

Là loại ở lại trên da, không bay hơi và có khả năng gây bít tắc da, đa số những tác hại của silicone mà mọi người hay nhắc tới là loại silicone này, bao gồm:

Các loại Dimethicone dạng polymer: Dimethicone, Dimethicone crosspolymer, Bis-vinyl dimethicone crosspolymer, Vinyl dimethicone crosspolymer, – c20-24 alkyl dimethicone, – c24-28 alkyl dimethicone, – cetyl dimethicone, – Acrylates/bis-hydroxypropyl

Các dimethicone có số cst lớn tầm từ 50 trở lên: Dimethicone 50cst, Dimethicone 100cst, Dimethicone 500cst

 Một số Silicone có mạch Alcohol: Methicone, Phenyl trimethicone, Dimethiconol, Dimethiconol copolyol

Vì sao Silicone được sử dụng phổ biết trong mỹ phẩm

  • Lấp đầy các rãnh và tạo độ mượt cho da và tóc

Với cấu trúc phân tử lớn, Silicone có khả năng nấp đầy những rãnh, những vùng ghồ ghề trên da, lại không thấm vào trong da nên sẽ giúp da trở nên bằng phẳng, phản xạ ánh sáng một cách đồng bộ, điều này sẽ giúp bạn và người đối diện cảm thấy da căng mượt và không tỳ vết

Tương tự như vậy, Silicone có thể tạo ra một lớp màng phủ trên tóc, giúp những vùng bị nứt gãy được lấp đầy, mang tới sự suôn mượt cần thiết.

  • Khóa ẩm cho da

Có thể nói khả năng khóa ẩm của da vượt trội vì có thể tạo ra một màng mỏng ngăn chặn tình trạng bốc hơi nướ ctừ da, giúp da ngăn tình trạng khô da, tạo độ căng mượt. Với tính chất này silicone được sử dụng khá nhiều trong các sản phẩm make up, nếu thiếu thì  lớp trang điểm của bạn sẽ có thể bị bông và bong tróc.

  • Chống thấm nước, lâu trôi

Rất nhiều sản phẩm, đặc biệt là các loại kem chống nắng hoặc trang điểm có tính chất này, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của mồ hôi đến hiệu quả sử dụng. Bạn có thể tìm xem trong những sản phẩm có nhãn “water proof” hoặc “water-resistant” xem có chứa silicone không nhé.

  • Giữ các chất khác trên da

Với cấu trúc cao phân tử, silicone không thể thấm qua da, bởi vậy nó được thêm vào những sản phẩm cần giữ lại trên da,  đặc biệt là với các thành phần chống nắng hóa học  như oxybenzone, avobenzone, octinoxate,… vì nếu chúng không được khóa lại sẽ bị thấm sâu vào da và mất đi chức năng hấp thụ các tia UV nữa.

Ngoài ra, những thành phần có khả năng phản ứng với da như Zinc oxide, Titanium dioxide cũng cần được khóa lại để tránh sinh ra những chất không tốt hoặc làm mất đi chức năng của sản phẩm, giúp chúng trở lên bền hơn với ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ kích ứng.

  • Rẻ, lâu hư

Việc tìm kiếm một thành phần mang tới nhiều tác dụng như Silicone với mức giá thấp và khả năng bảo quản tốt thật sự là một thử thách. Bởi vậy, đây vẫn luôn là lựa chọn hoàn hảo cho những sản phẩm cần tạo ra độ mượt, bóng mịn, dù chỉ là cảm giác mắt nhìn.

Tuy nhiên, vì sao thành phần này lại bị gắn nhiều mác xấu đến vậy, dưới đây sẽ là lời giải thích cho bạn.

Tác hại của Silicone trong mỹ phẩm

Mụn do rối loạn nội tiết
Silicone có thể gây mụn

Đây là tác hại đa phần là do những loại silicone không bay hơi gây ra nhé, những loại không bay hơi những vấn đề này sẽ ít hơn rất nhiều.

  • Khó loại bỏ hoàn toàn

Silicone có một đặc tính vật lý đặc trưng là tính kỵ nước, có nghĩa là silicone và những thành phần mà nó khóa lại sẽ không thể loại bỏ chỉ với nước. Cách tốt nhất là nên kèm theo các sản phẩm có khả năng loại bỏ dầu, như sữa rửa mựt và tẩy trang.

Đó là lý do vì sao bạn luôn được khuyên làm sạch kỹ càng dù chỉ sử dụng kem chống nắng.

  • Gây bít tắc lỗ chân lông

Có tới 3 nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông gây ra bởi Silicone, đầu tiên đó là bởi chính silicone có khả năng gây bít tắc nếu không được làm sạch cẩn thận.

Thứ hai, silicone có thể  tạo thành lớp màng bao phủ, lấp đầy các rãnh, tạo độ bóng mượt, nhưng với da dầu và da dễ bị mụn điều này đồng nghĩa với việc khiến bã nhờn bị bít tắc lại trong lỗ chân lông, không thể thoát ra, gây bít tắc.

Và thứ ba, silicone khiến cho một lượng lớn tế bào chết bị giữ lại trên da, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.

>> Xem thêm: [Quan trọng] Đánh giá mức độ gây bít tắc của các thành phần trong mỹ phẩm

  • Gây mụn

Tắc nghẽn lỗ chân lông chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra mụn, đồng thời lớp màng do silicone tạo ra không những kháng nước mà còn khiến cho oxy không thể tiếp xúc với da, tạo ra môi trường thiếu oxy, và đây chính là điều kiện tuyệt vời nhất cho những loại vi khuẩn như P.acnes phát triển, gây viêm và tạo ra những loại mụn như mụn bọc, mụn đỏ, mụn mụn.

Bởi vậy, những cô nàng có da dầu, da hỗn hợp thiên dầu và da mụn nên đặc biệt lưu ý cũng như cẩn thận khi sử dụng những sản phẩm có chứa những loại silicone không bay hơi nhé.

>> Xem thêm: Cách chính xác để phân biệt 13 loại mụn trứng cá thường gặp nhất

  • Giảm khả năng thẩm thấu của những thành phần sau đó

Như đã nói Silicone thường có kích thước lớn, phân tử khối cao nên sẽ khóa những chất phía sau lại ngăn cản khả năng thẩm thấu, đồng thời chống nước, chống thấm bởi vậy với những sản phẩm như chống nắng, makeup đây thật sự là một lựa chọn tuyệt vời nhưng với những sản phẩm dưỡng thì ngược lại, chúng sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của những dưỡng chất phía sau.

  • Không có lợi gì cho da

Khi sử dụng các sản phẩm có chứa Silicone da bạn sẽ có cảm giác bóng mượt, căng mịn nhưng thực tế đó không phải là tác dụng trên da mà đơn giản chỉ là những cảm giám giác do hiệu ứng quang học gây ra.

Trên thực tế thì Silicone không giúp da bạn đẹp lên, đó là sự thực.

  • Khiến da bị khô

Nghe thật mâu thuẫn phải không, một chất khóa ẩm nhưng lại khiến da bị khô. Nhưng thực tế silicone không hề có tác dụng dưỡng da như nhiều thành phần khóa ẩm khác như dầu dưỡng hay Ceramides.

Bởi vậy, khi sử dụng Silicone sẽ ức chế quá trình hấp thụ nước từ bên ngoài môi trường, khiến da bạn trở nên khô và xù xì hơn sau một thời gian sử dụng.

  • Gây hại cho môi trường

Ở những nước châu Âu điều này vô cùng quan trọng, bởi vậy có rất nhiều thành phần đã bị cấm, trong đó có Cyclotetrasiloxane (D4)

Còn về tác dụng gây ung thư như nhiều thông tin thì thật sự đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng silicone trên da gây ra những tác dụng này, vì chúng không thấm vào da, cũng không gây ra phản ứng hóa học, sản sinh gốc tự do.

Điều quan trọng bạn cần làm đó là nhận biết chính xác thành phần silicone có trong sản phẩm và xem liệu có thể sử dụng chúng trên da của mình hay không. Cùng tiếp tục với những câu trả lời dưới đây nhé.

Cách lựa chọn và sử dụng Silicone đúng cách

Silicone rất phổ biến trong mỹ phẩm make up
Silicone rất phổ biến trong mỹ phẩm make up

Da khô, da hỗn hợp thiên khô rất ưa silicone vì nó có thể tạo lớp màng khóa ẩm và tạo cảm giác căng bóng, điều mà những loại da này đang thiếu, tuy nhiên có một lưu ý là luôn kết hợp cùng với những chất có tính cấp nước như Glycerin, Hyaluronic Acid nhé.

Da dầu và khỏe mạnh, không có mụn cũng có thể sử dụng các thành phần silicon bay hơi, tuy nhiên, cần lưu ý về việc làm sạch thật cẩn thận nhé, tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Với tình trạng da bị mụn, bạn chỉ nên sử dụng các thành phần silicone bay hơi, làm sạch cẩn thận để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông, da thiếu oxy có thể đẩy mạnh quá trình viêm.

Nếu da bạn bị dị ứng, giống mọi thành phần khác, hãy lưu ý thử trước sản phẩm để tránh tình trạng kích ứng nhé.

Với sản phẩm dành cho tóc, kem chống nắng, make up bạn có thể thoải mái lựa chọn, chỉ cần lưu ý làm làm sạch đảm bảo là được.

Hi vọng rằng đến đây bạn có thể nắm được những thông tin cần thiết về những thành phần rất quen thuộc trong mỹ phẩm như Dimethicone, c20-24 alkyl dimethicone… nhé. Nếu bạn cảm thấy làn da của mình không hợp với Silicone, vẫn còn nhiều lựa chọn khác cho bạn như Ceramides hay những loại dầu dưỡng tự nhiên.

Còn rất nhiều thông tin kinh nghiệm làm đẹp đang chờ đợi bạn khám phá, đừng quên theo dõi Fanpage và cùng share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!

Tags: silicone trong mỹ phẩm
ShareTweetShare
hellophaidep

hellophaidep

Hello!PháiĐẹp - Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt! Tự hào mang tới những thông tin, kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về làm đẹp - thời trang - sức khỏe cho phụ nữ! Xinh đẹp - Tự tin - Hạnh phúc hơn mỗi ngày!

Related Posts

Bơ hạt mỡ (shea butter) trong mỹ phẩm và tác dụng làm đẹp
Thành phần

Bơ hạt mỡ (shea butter) trong mỹ phẩm và tác dụng làm đẹp

19/11/2020
Avobenzone là thành phần chống nắng hóa học hiệu quả
Chống Nắng

Avobenzone trong kem chống nắng là gì? Có tác hại gì không?

16/11/2020
Bisabolol và tác dụng làm đẹp trong mỹ phẩm
Chống Lão Hóa

Bisabolol là gì? 10 tác dụng làm đẹp trong mỹ phẩm

24/02/2021
Pentylene glycol
Thành phần

Pentylene glycol là gì? Tác dụng của pentylene glycol trong mỹ phẩm

12/11/2020
Alcohol Denat – SD Alcohol - Cồn biến tính trong mỹ phẩm
Thành phần

Alcohol Denat – SD Alcohol  – Cồn biến tính là gì? Tác dụng và tác hại trong mỹ phẩm

10/11/2020
Tác dụng của Cetearyl alcohol trong mỹ phẩm làm đẹp
Thành phần

Cetearyl alcohol là gì? Tác dụng của Cetearyl alcohol trong mỹ phẩm làm đẹp

07/11/2020
Next Post
Dimethicone trong mỹ phẩm là gì?

Dimethicone là gì? Những nghiên cứu về tác dụng và tác hại trong mỹ phẩm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status