No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Mỹ Phẩm Thành phần

Spironolactone là gì? Trị mụn nội tiết có tốt không?

hellophaidep by hellophaidep
in Thành phần, Trị Mụn
0 0

Bên cạnh các loại kem, thuốc trị mụn bôi ngoài ra thì các sản phẩm thuốc uống cũng là phương pháp không thể thiếu, đặc biệt với các loại mụn viêm từ trung bình đến nặng, các loại mụn do yếu tố bên trong như nội tiết.

Và bài hôm nay, Hello!PháiĐẹp sẽ cùng bạn tìm hiểu về một trong số thành phần quan trọng đó, chính là Spironolactone trị mụn, cùng bắt đầu ngay nhé!

  • Spironolactone là gì?
  • Cơ chế và tác dụng trị mụn của Spironolactone
  • Cách sử dụng Spironolactone hiệu quả
    • Chỉ định và chống chỉ định
    • Cách sử dụng spironolactone
    • Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng spironolactone

Spironolactone là gì?

Thành phần Spironolactone
Thành phần Spironolactone

Spironolactone có tên thương mại là tên thương mại Aldactone được phát hiện vào năm 1957 và được giới thiệu vào năm 1959, nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO.

Về chỉ định, Spironolactone được sử dụng điều trị rất nhiều vấn đề, mà chủ yếu là tình trạng phù nề do suy tim, sẹo gan hoặc bệnh thận, thuộc về một loại thuốc được gọi là thuốc lợi tiểu không tăng thải kali.

Đặc biệt Spironolactone còn là một loại steroid có khả năng ngăn chặn các tác động của hormon aldosteron và testosterone, và một số tác dụng tương tự như estrogen, bởi vậy được sử dụng để điều trị dậy thì sớm ở nam giới, tình trạng mụn trứng cá, tăng trưởng lông tóc quá mức ở phụ nữ, nhất là phụ nữ đã trưởng thành.

Rất nhiều tác dụng, tuy nhiên trong bài viết hôm nay, Hello!PháiĐẹp xin phép chỉ nhắc tới tác dụng trị mụn thôi nhé.

Cụ thể thì với những thông tin trên có thể thấy rằng Spironolactone được xem là một trong những phương pháp tốt nhất trong mụn nội tiết ở phụ nữ trưởng thành, khi mà các biện pháp bôi ngoài da không hiệu quả, đặc biệt thích hợp hơn cả  Isotretinoin, và không gây tình trạng kháng, nhờn thuốc như corticoid hay kháng sinh.

>> Xem thêm: Mụn nội tiết là gì? Cách phân biệt và điều trị dứt điểm ngay tại nhà

Cơ chế và tác dụng trị mụn của Spironolactone

Trứng cá là kết quả của sự tăng sinh quá mức của bã nhờn, do hoạt động của tuyến bã nhờn, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết gây ra tình trạng bít tắc, tạo môi trường hoàn hảo và lượng thức ăn dồi dào cho sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.

Và một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự tăng tiết của tuyến bã nhờn chính là hormone, nhất là hormon tuyến thượng thận androgen.

Sự gia tăng của androgen sẽ lập tức gây ra tình trạng tăng tiết bã nhờn, da bóng dầu, dễ nổi mụn và lông tóc mọc rậm hơn. Với phụ nữ, tình trạng này có thể gặp trong giai đoạn dậy thì, hoặc một số bệnh lý về tuyến thượng thận, buồng trứng, tuyến yên hay tình trạng rối loạn hormone.

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như an toàn trong điều trị mụn trứng cá của Spironolactone.

Một số nghiên cứu với phụ nữ trưởng thành bị mụn cho thấy việc sử dụng Spironolactone hàng ngày giúp giảm tới 50% mụn trên mặt, lưng và 37.5% mụn lưng, mụn cơ thể.

Hiệu quả này thậm chí còn cao hơn, có thể lên đến 80% nếu kết hợp với thuốc tránh thai, mà lại không gây ra quá nhiều tác dụng phụ như các sản phẩm khác, đặc biệt với tình trạng mụn nội tiết.

Với những nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã kết luận Spironolactone sẽ ức chế bài tiết bã nhờn, giảm mụn, chủ yếu là mụn nội tiết từ trung bình đến nặng ở phụ nữ trưởng thành, vượt trội hơn hẳn thuốc bôi ngoài, và không gây kháng thuốc hay tác dụng phụ nguy hiểm như khi dùng kháng sinh, isotretinoin hay kháng viêm, đặc biệt là corticoid thời gian dài.

Ngay cả FDA cũng đã phê duyệt Spironolactone an toàn khi sử dụng lâu dài.

Cách sử dụng Spironolactone hiệu quả

Spironolactone trị mụn nội tiết hiệu quả
Spironolactone trị mụn nội tiết hiệu quả

Spironolactone là thuốc, bởi vậy sẽ có chỉ định, chống chỉ định cũng như nhiều tác dụng vụ không mong muốn, bởi vậy chỉ được sử dụng dưới sự thăm khám và tư vấn của bác sỹ da liễu, và dưới đây sẽ là những thông tin về cách sử dụng, cùng những lưu ý đặc biệt quan trọng dành cho bạn.

  • Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Giảm tình trạng phù nề do bệnh về tim, thận, gan, hay các vấn đề liên quan đến huyết áp.

Các loại mụn trứng cá viêm từ trung bình đến nặng ở phụ nữ trưởng thành bởi sự rối loạn hormone.

Cùng nhiều chỉ định khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định: Với người mắc một số bệnh lý sau:

Bệnh Addison

Tăng Kali huyết

Mẫn cảm với spironolactone

Suy thận cấp tính, tổn thương thận, vô niệu

  • Cách sử dụng spironolactone

Trong trị mụn trứng cá, spironolactone được sử dụng với liều lượng phổ biến nhất vào khoảng 25mg khi bắt đầu sau đó tăng dần lên 50 đến 100 mg hàng ngày tùy theo từng tình trạng. Thông thường spironolactone có thể được kết hợp với thuốc tránh thai và các sản phẩm trị mụn bôi ngoài để tăng hiệu quả và giảm nguy cơ hình thành thâm, sẹo.

Nếu bạn có xu hướng bị mụn trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể được hướng dẫn dùng spironolactone trong tuần trước khi hành kinh.

Uống spironolactone sau khi ăn, nếu uống lúc đói có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, đồng thời uống nhiều nước vì đây là thuốc lợi tiểu.

Để thấy được hiệu quả, bạn sẽ cần khoảng thời gian từ 1 tuần – 1 tháng hoặc lâu hơn tùy theo mức độ đáp ứng của cơ thể. Bởi vậy hãy kiên trì và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng spironolactone

Tác dụng phụ

Với khả năng chuyển hóa: spironolactone là thuốc lợi tiểu, có thể gây rối loạn điện giải, tăng kali huyết nghiêm trọng.

Với hệ thống thần kinh: Tình trạng ngủ gà, chóng mặt có thể xảy ra, bởi vậy cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng lú lẫn thay đổi khả năng tình dục.

Với hệ tiêu hóa: có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Hệ thống gan mật: bất thường chức năng gan.

Thận và niệu quản: suy thận cấp.

Với điều này, cần khám định kỳ để xác định mức độ các chất điện giải, đặc biệt ở người cao tuổi, người có tiền sử suy gan, thận.

Da và mô dưới da: rụng tóc, rậm lông, ngứa, phát ban, mề đay.

Cơ xương và mô liên kết: chuột rút chân.

Hệ thống máu và bạch huyết: giảm bạch cầu (bao gồm mắt bạch cầu hạt), giảm tiểu cầu.

Hệ sinh sản và tuyến vú: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, Mệt mỏi, Đau vú, hiện tượng vú to ở đàn ông

Toàn thân và điều kiện sử dụng: suy nhược.

Ngoài ra, thuốc còn có thể tạo các khối u lành tính, ác tính và không đặc hiệu (bao gồm u nang và polyp).

Tương tác thuốc

Việc sử dụng chung spironolactone với các sản phẩm có thành phần gây tăng kali, hoặc thuốc huyết áp có thể khiến tình trạng tăng kali huyết và tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.

Spironolactone có thể tương tác và thay đổi hiệu quả, tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ khi dùng chung các thành phần có chứa norepinephrine, Aspirin, indomethacin và acid mefenamic.

Spironolactone làm tăng chuyển hóa của antipyrine.

Spironolactone khi dùng chung với amoni chorid hoặc cholestyramine sẽ tăng nguy cơ tăng Kali huyết.

Sử dụng spironolactone với carbenoxolone có thể làm giảm hiệu quả của một trong hai thuốc.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có nghiên cứu trên phụ nữ mang thai, tuy nhiên với khả năng ức chế androgen, spironolactone có thể ảnh hưởng lớn đến hormone thai kỳ, hãy thông báo với bác sỹ tình trạng mang thai hoặc ý định mang thai trước khi sử dụng thuốc.

Với phụ nữ cho con bú, chuyển hóa của thuốc Aldactone có thể bài tiết qua sữa mẹ, hãy thông báo với bác sĩ trước khi dùng.

Qua đây hi vọng bạn, nhất là những người đang gặp phải tình trạng mụn nội tiết có thể hiểu về spironolactone – một trong những thành phần hiệu quả và phù hợp nhất để có được cách dùng và tác dụng như mong muốn.

Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và trị mụn sẽ tiếp tục được chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, và đừng quên chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!

Tags: mụn nội tiếtSpironolactone
ShareTweetShare
hellophaidep

hellophaidep

Hello!PháiĐẹp - Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt! Tự hào mang tới những thông tin, kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về làm đẹp - thời trang - sức khỏe cho phụ nữ! Xinh đẹp - Tự tin - Hạnh phúc hơn mỗi ngày!

Related Posts

Acnes - Thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt Acnes cho trị mụn thâm có tốt không? Bao nhiêu tiền?

11/11/2021
Review Sữa Rửa Mặt Trị Mụn Innisfree Jeju Bija Trouble Facial Foam
Làm Sạch Da

[Review] TOP 5 loại sữa rửa mặt innisfree cho da dầu, trị mụn tốt nhất

06/11/2021
Sử dụng Kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo
Review

[Review] Kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo(+): chất lượng, hiệu quả, giá thành.

23/09/2021
Thương hiệu trị mụn Acnes Nhật Bản
Review

[Review] Các loại kem trị mụn Acnes của Nhật: Thành phần, tác dụng, giá thành

27/01/2021
Tác dụng trị mụn của Aspirin
Review

Đánh giá chính xác hiệu quả và mức độ an toàn khi trị mụn với Aspirin

27/01/2021
Tác dụng làm đẹp với gừng
Trị Mụn

Đánh bay mụn với 5 công thức trị mụn mờ thâm bằng gừng từ thiên nhiên

27/01/2021
Next Post
Butylene Glycol xuất hiện trong mọi loại hóa - dược - mỹ phẩm

Butylene Glycol là gì? Lợi ích và tác hại cho da như thế nào?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status