No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Mỹ Phẩm Thành phần

Điểm danh 9 thành phần nhất định phải có trong mỹ phẩm

hellophaidep by hellophaidep
in Thành phần
0 0

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là của phái đẹp suốt hàng ngàn vạn năm qua, đây cũng là động lực để ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển không ngừng và ngày càng mang đến nhiều sản phẩm hiệu quả hơn.

Theo đó, hiện nay chỉ riêng ở Mỹ đã có hơn 12.500 hóa chất được cho phép sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể, mỗi sản phẩm có thể chứa từ 15-50 chất khác nhau, nếu kể cả nước hoa mỗi ngày cơ thể có thể tiếp xúc với 515 chất hóa học.

Nhưng thực ra, không phải tất cả những thành phần này đều có tác dụng làm đẹp mà còn đảm nhiệm những vai trò khác nhau, việc nắm được và phân biệt những loại chất này sẽ cho phép bạn đánh giá được phần nào chất lượng, hiệu quả cũng như mức độ phù hợp và an toàn với làn da của mình.

Hãy cùng Hello!Pháiđẹp điểm qua những thành phần cơ bản trong mỹ phẩm bạn đang sử dụng nhé!

  • Nhóm chất tạo kết cấu cho sản phẩm
    • Chất nền
    • Chất nhũ hóa
    • Chất làm đặc
  • Nhóm chất tạo hiệu quả nổi bật của mỹ phẩm
    • Hoạt chất
    • Chất làm mềm
  • Nhóm chất phụ gia trong mỹ phẩm
    • Chất tạo màu
    • Các chất làm mờ và làm sáng
    • Mùi hương
    • Chất bảo quản

Nhóm chất tạo kết cấu cho sản phẩm

  • Chất nền

Nền nước phổ biến trong mỹ phẩm
Nền nước phổ biến trong mỹ phẩm

Đây là những chất có thành phần cao nhất trong sản phẩm, thường là nước hoặc dầu, hoặc cả hai, tác dụng quan trọng nhất của chất nền là làm chất dung môi để hòa tan các thành phần khác.

Thông thường đa số các sản phẩm ở dạng dung dịch hoặc nhũ tương  thì chất nền là nước chiếm tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp như dầu tẩy trang, nước hoa, hoặc sản phẩm đặc trị người ta vẫn dùng nền dầu vì chúng mang tới hiệu quả chậm nhưng tốt hơn và mức độ kích ứng thấp hơn.

Còn với sản phẩm dạng rắn như son môi, phấn thì chất nền sử dụng lại có sự khác biệt khá lớn.

Việc xác định chất nền rất quan trọng để xác định dạng bào chế, kết cấu cũng như thành phần nhũ hóa được sử dụng.

Nước – Water – Aqua

Đây dường như luôn là cái tên đứng đầu của rất rất rât nhiều bảng thành phần hóa mỹ phẩm bao gồm cả kem, lotion, gel, makeup, lăn khử mùi, dầu gội và dầu xả, được biết đến là những mỹ phẩm gốc nước.

Nước đóng vai trò quan trọng trong bào chế mỹ phẩm, là dung môi để hòa tan rất nhiều thành phần khác và giúp đồng nhất nhũ tương.

Tuy nhiên nước được sử dụng trong mỹ phẩm là nước siêu tinh khiết không có vi khuẩn hay những chất ô nhiễm khác. Tuy nhiên nguồn gốc của nước thì có thể  khác nhau, bên cạnh chiết tách từ nước thông thường một số thương hiệu chiết xuất nước từ nước khoáng thiên nhiên, từ suối nước nóng, nước khoáng núi lửa, nước từ thực vật, nước  sông băng, nước biển chết để đạt được một số thành phần hoặc đặc tính khác.

Nền dầu: Phổ biến bao gồm Squalane, hoặc một số loại dầu thực vật.

  • Chất nhũ hóa

Với những mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa nhiều thành phần không thể hòa tan vào nhau, dù bạn có trộn thế nào thì sau một thời gian cũng sẽ xuất hiện tình trạng tách lớp, điển hình là nước và nhóm các chất tan trong nước cùng dầu và nhóm các chất tan trong dầu.

Khi đó các nhà sản xuất sử dụng chất nhũ hóa, đây là những chất giúp các chất không tan vào nhau có thể phân tán đồng đều mà không bị tách lớp. Có 2 loại chất nhũ hóa là chất giúp dầu phân tán trong nước và nước phân tán trong dầu.

Để hiểu hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo bài viết:

> XEM TIẾP: Điểm danh 4 dạng bào chế cơ bản của mỹ phẩm

  • Chất làm đặc

Là những chất có khả năng giúp cho sản phẩm có một mức độ đông đặc và kết dính nhất định, thường được chia theo 4 nhóm chính

  • Chất làm đặc lipit:

Thường ở dạng rắn trong điều kiện nhiệt độ phòng nhưng có thể ở dạng lỏng và thêm vào các mỹ phẩm dạng nhũ tương, giúp nhu tương trở nên đặc hơn và được bổ sung thêm đặc tính tự nhiên của sản phẩm.

Một số chất điển hình là cetyl alcohol, acid stearic và sáp carnauba.

  • Chất làm đặc từ tự nhiên

Là những polymer tan trong nước, trương phồng lên và làm tăng độ nhớt của sản phẩm, điển hình là hydroxyethyl cellulose, guar gum, xanthan gum và gelatin.

  • Chất khoáng làm đặc:

Cũng có nguồn gốc tự nhiên nguồn gốc từ khoáng chất, có thể tan trong nước hoặc dầu làm tăng độ nhớt của sản phẩm.

Một số chất thường được sử dụng như magnesium aluminium silicate, silica và bentonite.

  • Chất làm đặc tổng hợp

Thường được sử dụng trong lotion và cream, tạo ra độ nhớt nhất định cho sản phẩm, phổ biến là carbomer, polymer acid acrylic tan trong nước và có thể sử dụng trong các gel làm sạch da.

Một số chất làm đặc khác như cetyl palmitate và ammonium acryloyldimethyltaurate.

Nhóm chất tạo hiệu quả nổi bật của mỹ phẩm

  • Hoạt chất

Retinoids - dẫn xuất vitamin A trong dược mỹ phẩm
Retinoids – dẫn xuất vitamin A trong dược mỹ phẩm

Đây là nhóm chất quyết định đến hoạt tính và tác dụng của sản phẩm, một sản phẩm có thể chứa vài hoạt chất chính và rất nhiều hoạt chất phụ để tăng hiệu quả, thường những thành phần sẽ chiếm tỷ lệ khá thấp.

Ví dụ của hoạt chất khá nhiều có thể làAHA/ BHA/ Benzoyl peroxide/ Lưu huỳnh/ Azelaic acid/Tinh chất tràm trà/ Retinol/ Tretinoin/ Retinoids/Vitamin C/ Vitamin E/ Curcumin/ Niacinamide…

  • Chất làm mềm

Đây là những chất có khả năng khóa ẩm, ngăn chặn tình trạng mất nước, được sử dụng trong nhiều sản phẩm dưỡng da, tóc và môi.

Chất làm mềm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, như sáp ong, dầu oliu, dầu dừa và lanoin, petrolatum, dầu khoáng, Hyaluronic acid, Glycerin butyl stearate và diflycol laurate.

tuy nhiên, rất nhiều chất làm mềm có khả năng làm bít tắc lỗ chân lông và gây mụn nên khi sử dụng bạn cần đặc biệt lưu ý.

>> Xem thêm: [Quan trọng] Đánh giá mức độ gây bít tắc của các thành phần trong mỹ phẩm

Nhóm chất phụ gia trong mỹ phẩm

  • Chất tạo màu

Đây là thành phần không thể thiếu, nhất là với những loại mỹ phẩm trang điểm, nguồn gốc của những loại màu này rất đa dạng, có thể lấy từ các loại khoáng chất như oxid sắt, mangan, oxid crom và bột than, từ thực vật như là bột củ cải tía, hoặc từ động vật như cánh kiến

Những loại màu này có thể chia làm 2 nhóm: organic là nhóm các phân tử từ carbon và nhóm inorganic là các oxid kim loại.

Trong đó organic là màu thường được lấy từ nguồn hữu cơ có màu tươi hơn nhưng dễ bị oxi hóa bởi môi trường, và được chia thành lake và toner.

Phẩm màu lake được làm bằng cách kết hợp phẩm nhuộm với một chất không tan như alumina hydrate, từ đó tạo ra những loại màu chống thấm nước, không trôi trong nước. Còn toner là một phẩm màu organic không kết hợp với bất cứ hợp chất nào khác.

Các loại phẩm màu từ oxid kim loại thì có đặc điểm là nhạt hơn màu organic nhưng không bị ảnh hưởng bới nhiệt độ, ánh sáng và bền màu hơn.

  • Các chất làm mờ và làm sáng

Đây là những chất có tác dụng làm mờ hoặc bắt sáng cho sản phẩm, thường là các loại mỹ phẩm trang điểm, điển hình là mica và bismuth oxyclorid(tạo màu bắt sáng như ngọc trai)

Cụ thể, sản phẩm từ mica có chứa [KAl2(AlSi3O10)(F,OH)2] dạng bột mịn có khả năng phản chiếu và khuếch tán ánh sáng, làm mờ những điểm thâm, sạm, hoặc điểm yếu trên da.

Bismuth oxyclorid tạo ra hiệu ứng xám bạc như ngọc trai, và thường được tổng hợp.  Kích thước của phân tử ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm sáng của sản phẩm, với phân tử nhỏ (15-60 micromet) thì bột mịn hơn và phủ tốt, với kích thước lớn hơn (500micromet) thì bóng hơn và trong suốt hơn.

  • Mùi hương

Thành phần trong mỹ phẩm không phải lúc nào cũng mang đến cảm giác dễ chịu, để khắc phục điều này nhà sản xuất phải thêm mùi hương cho sản phẩm, ngay cả những sản phẩm không mùi có thể chứa các mùi khử giúp chi đậy mùi của những thành phần khác. Các kết quả cho thấy đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng.

Có hai loại mùi hương là mùi hương tổng hợp và mùi hương được chiết xuất tự nhiên. Đa số mùi hương không được liệt kê chi tiết vào sản phẩm mà chỉ ghi là Fragrance, bởi thực ra đó có thể là sự kết hợp của rất nhiều hoạt chất, và cũng là bí mật trong kinh doanh của thương hiệu.

  • Chất bảo quản

Mỹ phẩm có chứa parabens
Mỹ phẩm có chứa parabens

Mọi người thường e ngại với chất bảo quản trong các sản phẩm, tuy nhiên đây là là thành phần không thể thiếu giúp kéo dài thời gian sử dụng, đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Nhất là chất nền là nước thì thành phần này lại càng phải lưu ý vì đa số những vi sinh vật kia đều sống trong môi trường này.

Các chất bảo quản trong mỹ phẩm có thể được chiết xuất từ tự nhiên hoặc được tổng hợp.

Tuy nhiên, không phải thành phần bảo quản nào cũng được cho phép mà phải được thông qua bởi cơ quan quản lý với một nồng độ nhất định, có thể từ 0.01 – 5%.

Một số chất bảo quản thường được sử dụng là Paraben, alcohol, acid salicylic, formaldehyde và tetrasodium EDTA.

Với việc phân chia các nhóm thành phần, chúng ta có thể rút ra được một số thông tin như sau:

  • Chất lượng và hiệu quả chính của sản phẩm phụ thuộc vào nhóm hoạt chất có trong sản phẩm.
  • Kết cấu của sản phẩm dung dịch, gel, cream, lotion, rắn phụ thuộc vào các thành phần như chất, nhũ hóa, chất làm đặc, chất kết dính hoặc công nghệ sản xuất( nén, tạo bột).
  • Những thành phần phụ gia như chất tạo màu, tạo mùi giúp đáp ứng thị hiếu của khách hàng là chủ yếu, nâng cao giá trị sản phẩm chứ ít ảnh hưởng đến tính chất.
  • Chất bảo quản là thành phần không thể thiếu của mỹ phẩm, quan trọng là bạn chọn được sản phẩm sử dụng chất bảo quản an toàn.

>> Xem thêm: Điểm danh những chất bảo quản hóa học và tự nhiên trong mỹ phẩm

Trên đây là công thức cơ bản để có thể tạo ra mọi loại mỹ phẩm, tuy nhiên thực tế việc kết hợp những thành phần này không hề đơn giản mà cần có những nguyên tắc bào chế và tỉ lệ phù hợp, việc thay đổi một thành phần hoặc tỷ lệ rất nhỏ của một thành phần cũng có thể làm thay đổi hoàn toàn kết cấu cũng như tác dụng.

Qua đây hi vọng rằng khi cầm trên tay bất cứ sản phẩm nào bạn cũng sẽ dễ dàng xác định được vai trò của từng thành phần, tác dụng chính cũng như mức độ an toàn của sản phẩm.

Và đừng quên share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!

Còn rất nhiều thông tin bổ ích khác về làm đẹp khoa học đang chờ đợi bạn khám phá cùng Hello!Pháiđẹp. Và đừng quên share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!

Tags: chất bảo quảnchất nhũ hóa
ShareTweetShare
hellophaidep

hellophaidep

Hello!PháiĐẹp - Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt! Tự hào mang tới những thông tin, kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về làm đẹp - thời trang - sức khỏe cho phụ nữ! Xinh đẹp - Tự tin - Hạnh phúc hơn mỗi ngày!

Related Posts

Bơ hạt mỡ (shea butter) trong mỹ phẩm và tác dụng làm đẹp
Thành phần

Bơ hạt mỡ (shea butter) trong mỹ phẩm và tác dụng làm đẹp

19/11/2020
Avobenzone là thành phần chống nắng hóa học hiệu quả
Chống Nắng

Avobenzone trong kem chống nắng là gì? Có tác hại gì không?

16/11/2020
Bisabolol và tác dụng làm đẹp trong mỹ phẩm
Chống Lão Hóa

Bisabolol là gì? 10 tác dụng làm đẹp trong mỹ phẩm

24/02/2021
Pentylene glycol
Thành phần

Pentylene glycol là gì? Tác dụng của pentylene glycol trong mỹ phẩm

12/11/2020
Alcohol Denat – SD Alcohol - Cồn biến tính trong mỹ phẩm
Thành phần

Alcohol Denat – SD Alcohol  – Cồn biến tính là gì? Tác dụng và tác hại trong mỹ phẩm

10/11/2020
Tác dụng của Cetearyl alcohol trong mỹ phẩm làm đẹp
Thành phần

Cetearyl alcohol là gì? Tác dụng của Cetearyl alcohol trong mỹ phẩm làm đẹp

07/11/2020
Next Post
Alcohol trong mỹ phẩm là gì?

Alcohol trong mỹ phẩm là gì? Có thật xấu như lời đồn?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status