Tía tô trị mụn, mờ thâm, dưỡng trắng da!Chắc hẳn nhiều bạn yêu thích phương pháp skincare tự nhiên đều đã từng nghe qua tác dụng thần thánh của loại cây này!
Vậy thực hư của cách trị mụn trứng cá bằng thiên nhiên này như thế nào, có thật sự hiệu quả như lời đồn hay không? Hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu thật kỹ về thành phần, tác dụng cũng như phương pháp để có được kết quả như mong muốn qua bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Cách chính xác để phân biệt 13 loại mụn trứng cá thường gặp nhất
>> Xem thêm: [Cần đọc] Quá trình hình thành và 10 nguyên nhân gây mụn từ trong và ngoài
>> Xem thêm: Da sạch mụn với quy trình 8 bước chăm sóc thực hiện tại nhà
Thành phần và tác dụng trị mụn bằng tía tô

Để trị mụn, những loại nguyên liệu mà bạn sử dụng cần có những thành phần sau:
+ Kháng khuẩn: Tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
+ Kháng viêm: Ức chế quá trình viêm – một phản ứng của hệ thống miễn dịch của da.
+ Chất chống oxy hóa: Giúp trung hòa gốc tự do gây ra bởi quá trình viêm, bảo vệ các cấu trúc collagen, giảm nguy cơ sẹo, lão hóa sau mụn.
+ Ức chế sản sinh melanin: Giảm hiện tượng tăng sắc tố sau viêm, giảm thâm sau mụn.
Ngoài ra, những thành phần phục hồi lớp bảo vệ da, cấp ẩm phù hợp hay những nguyên liệu có khả năng tạo độ pH thấp, môi trường áp suất thẩm thấu mạnh cũng là lựa chọn tuyệt vời.
Vậy da mụn có nên đắp mặt nạ tía tô, và trong tía tô những dưỡng chất nào mang tới tác dụng này?
Thành phần kháng khuẩn trị mụn trong lá tía tô
Một nghiên cứu đã cho thấy, tinh dầu lá tía tô và một số tinh dầu thực vật khác có khả năng ức chế khả năng gây bệnh và độc tố tiết ra bởi các loại vi khuẩn, điển hình là S. aureus – Tụ cầu vàng, một trong những nguyên nhân chính là suy giảm khả năng miễn dịch, khiến da dễ bị mụn và viêm.
Luteolin là một thành phần được tìm thấy khá nhiều ở lá tía tô và hạt tía tô, đây là một trong những hợp chất phenolic có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất, ứng dụng rất nhiều trong các bệnh về răng miệng, về da. Bởi vậy với mụn, nhất là mụn viêm tía tô là thành phần quan trọng trong các loại mặt nạ tốt cho da mụn.
Chống oxy hóa trong lá tía tô
Với các loại thực vật, một trong những nhóm thành phần được đánh giá cao nhất, dồi dào nhất và tìm kiếm nhiều nhất chính là chất chống oxy hóa. Và trong tía tô cho thấy rất nhiều.
Polysacarit thô (PFB-1) được phân lập từ lá tía tô là thành phần chống oxy hóa đặc trưng nhất, các thí nghiệm trong ống nghiệm và trong phòng thí nghiệm cho thấy thành phần này có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời điều hòa miễn dịch và phản ứng sinh học, giúp tăng khả năng tiêu diệt các vi khuẩn.
Ngoài ra, lá tía tô còn chứa một lượng lớn acid béo không bão hòa mà chủ yếu là alpha-linoleic, một trong những chất chống oxy hóa mạnh và pseudotannin, chất chống oxy hóa đặc trưng của họ bạc hà.
Nguồn: PMC
Thành phần kháng viêm:
Cùng là sự tấn công bởi vi khuẩn, nhưng mức độ phản ứng của hệ miễn dịch của mỗi cơ thể khiến tình trạng mụn viêm phát triển khác nhau. Vẫn biết viêm là một phản ứng tốt nhưng đó là ở một mức độ nhất định, nếu viêm nặng sẽ dẫn đến bội nhiễm, tổn thương và hình thành sẹo ở các mô.
Bởi vậy, bên cạnh kháng khuẩn thì kháng viêm cũng đóng vai trò không kém trong quy trình điều trị mụn, nhất là mụn viêm. Vậy các nhà khoa học tìm thấy gì ở tía tô?
Thí nghiệm trên chuột được thực hiện trên chuột cho thấy 9 axit triterpene bao gồm axit ursolic (1), axit corosolic (2), axit 3-epicorosolic (3), axit pomolic (4), axit tormentic , (5) và axit hyptadienic (6) và ba trong số các loại oleanane, axit oleanolic (7), axit augustic (8) và axit 3-epimaslinic (9) được phân lập trong tía tô có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế viêm nhiễm. Hơn nữa 5 trong số đó còn cho thấy khả năng chống ung thư mạnh mẽ.
Một nghiên cứu cụ thể hơn với thành phần hoạt động gồm luteolin, axit rosmarinic và axit caffeic trên chuột cũng thấy rằng, việc dùng lá tía tô bằng đường uống giúp ức chế viêm, phản ứng dị ứng và quá trình hoại tử của khối u.
Đồng thời Isoegomaketone (IK) một thành phần tinh dầu của lá tia tô sở hữu khả năng kháng viêm trong ống nghiệm và trong phòng thí nghiệm rất tuyệt vời.
Đồng thời, với một lượng rất lớn các chất chống oxy hóa đã được liệt kê phía trên, lá tía tô là lựa chọn rất tốt để ức chế quá trình viêm của mụn, giảm những biểu hiện như sưng đau, đỏ, đồng thời ức chế quá trình hoại tử của protein do viêm, từ đó giảm phá hủy collagen, giảm hình thành sẹo.
Bởi vậy, tía tô chính là câu trả lời rất hoàn hảo cho thắc mắc mặt mụn đắp mặt nạ gì phải không.
Nguồn: Pubmed
Giảm thâm:
Thâm là hậu quả của quá trình tăng sắc tố sau viêm do sự tăng tiết melanin dưới ảnh hưởng của quá trình viêm, thường gặp ở vết thương hở ngoài da bao gồm mụn viêm, tổn thương vật lý.
Trong một nghiên cứu trên 101 chiết xuất thực vật, các nhà khoa học đã sàng lọc các chất có khả năng ức chếchống lại tyrosinase, (L-3, 4, -dihydroxyphenylalanine) oxy hóa L-DOPA và sinh tổng hợp melanin trong tế bào melanoma chuột B16, từ đó giảm tình trạng thâm, và lá tía tô là một trong số đó.
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại mặt nạ trị mụn trắng da từ thiên nhiên thì tuyệt đối đừng bỏ qua nhé.
>> Xem thêm: Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay
>> Xem thêm: [Không thể bỏ qua] 25 công thức làm mặt nạ trị mụn ngay tại nhà
>> Xem thêm: Bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm tốt nhất cho da mụn
3 cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả ngay tại nhà
Với những thành phần, tác dụng như trên, đừng bao giờ quên bổ sung lá tía tô vào danh mục các loại nguyên liệu trị mụn tại nhà với nguyên liệu tự nhiên nhé. Dưới đây sẽ là những công thức dành cho bạn.
Tía tô nguyên chất trị mụn

Đơn giản, hiệu quả và an toàn với hầu hết các loại da và các loại mụn, đặc biệt lá tía tô trị mụn cóc hiệu quả nhưng cần thời gian, bạn có thể áp dụng cách này, dưới đây là công thức.
Nguyên liệu: 2 nắm lá tía tô, một chút muối
Cách làm:
+ Lá tía tô làm sạch, ngâm nước muối 7-10 phút, sau đó vớt ra và để ráo.
+ Rửa sạch máy xay sinh tố, để khô, cho tía tô, một chút muối, một chút nước và xay mịn, đổ ra bát.
+ Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng và đợi trong khoảng 10 – 15 làm sạch lại và tiếp tục các bước tiếp theo.
Mặt nạ tía tô rau má trị mụn và làm dịu da
Rau má trị mụn mang tới rất nhiều lợi ích, đặc biệt là làm dịu, tái tạo da sau mụn, giảm thâm và sẹo. Bởi vậy, kết hợp rau má với tía tô sẽ giúp tình trạng mụn viêm sưng đau giảm nhanh, thâm sẹo cũng được kiểm soát rất tốt, là loại mặt nạ tía tô trị mụn bọc rất tốt.
Nguyên liệu: 150g lá tía tô, 150g rau má, ½ thìa dầu olive (dầu dừa).
Cách làm:
+ Lá tía tô, rau má làm sạch, sơ chế và xay mịn, thêm dầu olive để thu được hỗn hợp sánh mịn.
+ Làm sạch da mặt, thấm khô, thoa hỗn hợp lên da massage nhẹ nhàng rồi đợi khoảng 10-15 phút, sau đó làm sạch lại với nước ấm nhẹ và tiếp tục các bước tiếp theo.
>> Xem thêm: TOP 8 cách trị mụn bằng rau má hiệu quả ngay tại nhà
>> Xem thêm: TOP 5 Mặt nạ sữa chua không đường trị mụn hiệu quả nhất tại nhà
Mặt nạ trị mụn, mờ thâm với tía tô, mật ong, chanh

Mật ong trị mụn với thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa cùng độ pH thấp và áp suất thẩm thấu cao. Chanh trị mụn với khả năng tẩy tế bào chết và chống oxy hóa hiệu quả.
Khi kết hợp Chanh có khả năng tẩy tế bào chết, tăng sản sinh collagen, mật ong, tía tô bạn sẽ thu được một mặt nạ tốt cho da mụn với tất cả các tác dụng cần thiết bao gồm kháng viêm, kháng khuẩn, giảm thâm, ngăn ngừa sẹo.
Nguyên liệu: 150g (1 nắm) lá giá tô, 2 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh.
Cách làm:
+ Tía tô sơ chế và xay mịn, cho ra bát, thêm mật ong và nước cốt chanh vào, khuấy đều thu được hỗn hợp sánh mịn.
+ Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút để các dưỡng chất thẩm thấu tốt.
+ Thư giãn khoảng 7-10 phút, sau đó rửa sạch, có thể thêm toner dưỡng ẩm nếu cảm thấy khô.
Lưu ý: Chanh là thành phần dễ gây kích ứng với da, đồng thời kiềm dầu tốt, bởi vậy chỉ phù hợp với da dầu, hỗn hợp, thường. Tuy nhiên với da khô, hỗn hợp thiên khô hoặc da nhạy cảm cần phải lưu ý.
>> Xem thêm: Trị mụn bằng chanh: Hiệu quả nhưng cần lưu ý
Xông hơi với lá tía tô trị mụn
Với thành phần chứa nhiều tecpen trong tinh dầu, tương tự như xả, chanh… thì tía tô cũng là nguyên liệu thường gặp nhất được sử dụng để xông hơi làm đẹp, giải cảm và trị mụn, một trong những cách trị mụn hiệu quả từ thiên nhiên được đánh giá cao.
Nguyên liệu: Chanh, sả, muối, tía tô với lượng vừa đủ và nước lọc
Cách làm:
+ Làm sạch tất cả các nguyên liệu tất cả vào nồi sạch có kích thước vừa phải để bạn thoải mái khi xông hơi, thêm nước, đun sôi và đợi khoảng 5-7 phút sau đó cho thêm khoảng 3 thìa muối biển. Tắt bếp, nếu không thể xông hơi bằng nồi bạn có thể đổ ra một chậu nhỏ.
+ Làm sạch da, tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt, và có thể tẩy tế bào chết vật lý, nhưng nhớ nên chọn loại tác động dịu nhẹ, tránh những loại cọ xát quá mạnh có thể khiến cho da bạn trở nên nhạy cảm hơn.
+ Nếu bạn sử dụng máy xông hơi, có thể đổ trực tiếp nước vào máy và thực hiện, nếu xông hơi bình thường, để nước nguội bớt, khi còn khoảng 70-80 độ, sử dụng khăn trùm đầu, giữ mặt cách nồi khoảng 20-30cm, thực hiện xông hơi trong khoảng 7-10 phút.
+ Nếu nặn mụn hãy thực hiện ngay sau khi xông khi lỗ chân lông đang mở rộng. Sau đó massage nhẹ nhàng, rồi rửa lại với nước ấm, thoa lotion hoặc toner dưỡng ẩm và thực hiện các bước tiếp theo.
>> Xem thêm: Xông hơi trị mụn: Tác dụng và cách thực hiện đúng chuẩn ngay tại nhà
Uống trà tía tô trị mụn

Ngoài những phương pháp sử dụng mặt nạ trị mụn tại nhà, thì việc bổ sung tía tô theo đường uống sẽ cung cấp một lượng lớn chất oxy hóa cho cả cơ thể, từ đó hạn chế các loại mụn.
>> Xem thêm: Uống gì để hết mụn? TOP 12 loại sinh tố nước ép tốt nhất
Một số lưu ý khi sử dụng tía tô trị mụn
Tương tự như những loại mặt nạ tự nhiên khác, để nha đam và những nguyên liệu phát huy tác dụng, bạn cần đáp ứng đủ 2 yêu cầu sau đây:
+ Nguyên liệu tươi và sạch, đảm bảo không bị ôi thiu hay nhiễm khuẩn.
+ Đảm bảo vệ sinh tay, dụng cụ trong suốt quá trình thực hiện.
Về hiệu quả, hầu hết các cách trị mụn bằng phương pháp tự nhiên đều mang tới những dưỡng chất tốt, ít gây kích ứng nên có thể sử dụng một cách lâu dài.
Tuy nhiên vì không qua tinh chế nên hiệu quả thẩm thấu kém hơn, bạn cần phải sử dụng thường xuyên với tần xuất 2-3 lần/ tuần, sau khoảng 1-2 tháng bạn sẽ thấy tình trạng mụn giảm đi, da đẹp và khỏe hơn mỗi ngày.
Bạn nên đắp mặt nạ vào buổi tối và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da và duy trì hiệu quả của các loại mặt nạ hay mỹ phẩm đã sử dụng.
Ngoài ra trị mụn thịt, mụn cơm bằng lá tía tô cũng được rất nhiều người áp dụng và cho hiệu quả đáng kể, nếu gặp phải tình trạng này, cũng đừng ngại thử ngay nhé
Hi vọng đến đây, bạn đã có thể nắm rõ thông tin về hiệu quả cũng như những cách trị mụn bằng lá tía tô, đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và trị mụn sẽ tiếp tục được chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, và đừng quên chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!