Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc mang thai và được chỉ định thuốc kích trứng thì những kiến thức như sử dụng khi nào, như thế nào hay sau bao lâu thì trứng rụng, sau bao lâu thì quan hệ để tăng khả năng thụ tinh sẽ rất cần thiết!
Hãy cùng tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất về chủ đề này cùng Hello!PháiĐẹp qua bài viết dưới đây nhé!
Thuốc kích trứng là gì? Gồm những loại nào

Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết được sử dụng trong các bệnh lý vô sinh – hiếm muộn liên quan tới hệ thống sinh sản thường gặp như hội chứng buồng trứng đa nang, nang noãn không phát triển, không rụng trứng, hoặc trong một số trường hợp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
- Một số loại thuốc kích trứng
Hiện tại thuốc kích trứng cơ bản có 2 loại được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể dưới sự hướng dẫn của bác sĩ là clomiphene và gonadotrophin, cùng 2 loại thuốc dùng kèm là metformin, bromocriptien. Cơ chế hoạt động của 2 loại thuốc như sau:
- Clomiphene( Clomid):
Gián tiếp gây tăng tiết FSH và LH bằng cách khiến cho cơ thể hiểu lần rằng hàm lượng estrogen đang ở mức thấp từ đó gây chín và rụng trứng. Thuốc được chỉ định cho những phụ nữ có nồng độ estrogen và hoạt động tuyến yên bình thường nhưng không rụng trứng tự nhiên hoặc rụng trứng không đều.
- Gonadotrophin (Merional, Menopur):
Đây là loại thuốc trực tiếp bổ sung FSH và LH vào cơ thể phụ nữ, được chỉ định với những bệnh nhân bị suy tuyến yên với mục tiêu kích thích trứng bình thường trở lên khỏe mạnh và tăng cường khả năng thụ thai.
- Metformin (Glucophage):
Thuốc có tác dụng làm giảm khác insulin, từ đó gián tiếp làm giảm androgen và kích thích rụng trứng, thuốc sẽ được sử dụng kết hợp với Clomiphene trong điều trị hiện tượng trứng không rụng do hội trứng buồng trứng đa nang.
- Bromocriptine (Parlodel): Làm giảm Protaclin, từ đó gián tiếp làm tăng FSH và LH, chuyên được chỉ định cho những bệnh nhân không rụng trứng do prolaclin máu tăng cao.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc trên đều cần có sự chỉ định và giám sát sử dụng từ bác sỹ chuyên khoa, việc sử dụng không theo chỉ định có thể gây ra những hậu quả như suy buồng trứng, quá kích buồng trứng, dị tật thai nhi.
> Kiến thức hay: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng để thụ thai là đẹp nhất?
Sử dụng thuốc rụng trứng: Quy trình và thời điểm

Thuốc kích trứng có 2 dạng là dạng uống và dạng tiêm. Trong điều trị rối loạn rụng trứng thông thường, không cần sự can thiệp sâu, thuốc kích trứng dạng uống được áp dụng phổ biến hơn, mặc dù dạng tiêm có tỷ lệ mang thai thành công cao hơn nhưng có nhiều tác dụng phụ nên thường chỉ được chỉ định khi người sử dụng đáp ứng kém đối với dạng uống.
Trong các biện pháp hỗ trợ sinh sản bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đa số trường hợp sẽ sử dụng dạng tiêm vị trí tiêm thường gặp nhất là tiêm bắp hoặc dưới rốn. Nếu bệnh nhân đáp ứng quá kém với dạng tiêm sẽ được chuyển sang dạng uống để tìm kiếm cơ hội, nhưng tỷ lệ thành công lúc này khá thấp.
Việc tiêm hoặc uống thuốc kích trứng thường được thực hiện vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt và sẽ được tiếp tục vào khoảng 8-14 ngày cho tới khi có được một hoặc nhiều nang trứng phát triển tốt xuất hiện trên siêu âm buồng trứng. Trong quá trình này bác sỹ sẽ quan sát sự phát triển của trứng và sự thay đổi độ dày của niêm mạc tử cung, khi trứng đạt được kích thước đẹp nhất để thụ thai bác sỹ sẽ thông báo để các cặp vợ chồng quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành làm IUI hoặc IVF.
Dùng thuốc kích trứng bao lâu thì trứng rụng? Bao lâu thì quan hệ? thường là thắc mắc của phụ nữ được sử dụng thuốc rụng trứng khi gặp vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, trứng không phát triển… nhưng vẫn có thể thụ thai tự nhiên không cần IVF. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc, thời điểm chính xác sẽ được bác sỹ chỉ định dựa vào những kết quả siêu âm, xét nghiệm cụ thể.
Tác dụng phụ khi tiêm thuốc rụng trứng
Sử dụng thuốc kích trứng rụng sẽ khiến cho hai buồng trứng to hơn, gây ra cảm giác nặng ở bụng dưới, sự hay đổi của nội tiết cũng khiến 2 bầu ngực của mẹ trở lên căng tức và cảm thấy buồn nôn, đây là tác dụng phụ thường thấy. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý rằng những triệu chứng này thường chỉ xay ra vào 2-3 ngày cuối của quá trình kích trứng rồi nhanh chóng biến mất sau khi trứng rụng hoặc sau khi chọc hút trứng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhất là trong thụ tinh ống nghiệm IVF phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn, dưới đây sẽ là một số tác dụng phụ thường gặp nhất.
- Hội chứng quá kích buồng trứng
Quá kích buồng trứng là tình trạng buồng trứng phản ứng quá mức với thuốc kích thích rụng trứng, thường gặp nhất là với loại thuốc gonadotrophin.
Dấu hiệu của hiện tượng này bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm buồn nôn, trướng bụng, khó thở, chân tay phù nề, hình thành cục máu đông trong mạch máu. Hậu quả của quá kích buồng trứng có thể từ nhẹ cho đến tử vong khi các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch, suy thận, vỡ hay xoắn các nang noãn, phù phổi…
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, nếu không được kiểm soát và điều trị mẹ và thai nhi sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy sảy thai, nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, băng huyết…
Mặt khác quá kích buồng trứng còn khiến cho nhiều nang noãn rụng cùng một lúc là nguyên nhân dẫn dến hiện tượng đa thai: sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn từ đó dẫn đến các hệ lụy khác như sinh non, trẻ bị dị tật, băng huyết do đờ tử cung sau sinh … Theo thống kê thuốc kích trứng loại Clomiphene làm tăng 10% việc mang đa thai còn gonadotrophin ở mức 10 – 40%.
- Dị tật thai nhi
Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi tăng lên đáng kể khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng loại clomiphene nếu không sử dụng đúng theo chỉ định và phác đồ của bác sỹ. Lại thêm một lý do quan trọng để bạn tuyệt đối tránh xa việc lạm dụng hay tự dùng các loại thuốc này.
Nguyên nhân của những dị tật này là bởi sự tiếp xúc của thai nhi và thuốc trong quá trình hình thành, hoặc do sinh non, đa thai khiến tăng nguy cơ dị tật
- Suy giảm hoạt động nội tiết
Hệ thống nội tiết của cơ thể bao gồm rất nhiều cơ quan với quá trình hoạt động điều phối vô cùng phức tạp, việc bổ sung nội tiết từ bên ngoài luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ không thể dự đoán hết được.
Đó có thể là sự rối loạn của các hormone ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt, ngoài ra sự lạm dụng nội tiết từ bên ngoài khiến các tuyến nội tiết nhanh chóng suy giảm chức năng tiết và cân bằng hormone của mình.
> Xem ngay: TOP 10 Thực phẩm hỗ trợ buồng trứng và niêm mạc phát triển tốt nhất
Lời khuyên của bác sỹ khi sử dụng thuốc rụng trứng
- Tuyệt đối không tự sử dụng thuốc rụng trứng , không lạm dụng thuốc, cần có sự thăm khám, chỉ định, hướng dẫn và kiểm soát của bác sỹ nhằm giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.
- Luôn luôn lưu ý tới phản ứng của cơ thể, báo ngay với bác sỹ nếu xuất hiện những triệu trứng dưới đây:
Đau bụng lâm râm hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới;
Căng bụng quá mức;
Buồn nôn hoặc nôn nhiều;
Tiêu chảy;
Khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim đập nhanh;
Tăng cân nhẹ hoặc tăng cân nhanh chóng trong một vài ngày sau khi tiêm thuốc.
- Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ, đảm bảo sức khỏe sinh sản và hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm.
- Tạo cho mình một thời gian biểu một lối sống khoa học, cân bằng tâm lý, hormone nâng cao sức khỏe tổng thể.
> Xem thêm: Kích thước trứng nhỏ có rụng và thụ thai được không? Làm thế nào để khắc phục?
Hi vọng rằng với những thông tin được chia sẻ bạn đã hiểu hơn về phương pháp sử dụng thuốc kích trứng rụng và có thể tự mình trả lời những câu hỏi như khi nào cần áp dụng, áp dụng như thế nào và đặc biệt lưu ý điều gì để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé yêu khi sinh ra.
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!