Bạn nghe rất nhiều thông tin cho rằng tỏi có khả năng làm trắng da nhanh, trị mụn thâm, ngừa rạn da, nhưng lại có người khuyên không nên dùng vì rất dễ gây kích ứng!
Vậy thực sự thì tỏi có tác dụng gì cho da mặt, hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu thật kỹ về thành phần, tác dụng cũng như những dẫn chứng khoa học để xem phương pháp làm đẹp tự nhiên này có hợp với bạn không nhé!
Thành phần có tác dụng làm đẹp trong tỏi

Để trả lời cho câu hỏi tỏi có tác dụng gì với da, bạn cần phải nắm được loại thực vật này có thể mang đến cho da những hoạt chất nào.
Theo Nutritiondata dưới đây sẽ là thông tin về một số thành phần quan trọng, được đo trong khoảng 136g tỏi tươi.
Vitamin và khoáng chất:
Vitamin A: Có khoảng 12.2IU Vitamin A trong 1 cup tỏi, tỷ lệ này không thể coi là cao, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể góp phần vào tác dụng làm đẹp da, bởi đây được xem là một chất chống oxy hóa tốt nhất, giúp kích thích sản sinh tế bào, giúp da trẻ hơn, trắng hơn.
Vitamin C (axit L-ascorbic) : 136g tỏi có chứa tới 42.4mg Vitamin C, một tỷ lệ khá ấn tượng, thậm chí nó gấp đôi so với cà chua, một trong những loại thực vật được cho là giàu Vitamin C nhất, điều này cho thấy khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ cũng như góp phần làm sáng da của tỏi.
Vitamin E: chỉ có chứa 0.1mg, nhưng khi kết hợp cùng Vitamin C nó sẽ giúp tăng hiệu quả làm sáng da và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Vitamin nhóm B: Bao gồm Thiamin 0.3mg, Riboflavin 0.1mg, Niacin 1.0mg, Vitamin B 61.7mg, Folate 4.1mcg, Pantothenic Acid 0.8mg tất cả đều là những chất chống oxy hóa hiệu quả, đồng thời tăng cường
Zinc (Kẽm): 1.6mg tỷ lệ kẽm trên da chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự phát triển của mụn.
Selenium: 19.3mcg: Một yếu tố vi lượng có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, đồng thời bảo vệ da khỏi tổn thương của ánh nắng mặt trời.
Các hoạt chất của lưu huỳnh: Đây là một trong những nhóm hoạt chất đặc biệt của tỏi, và chính nó cũng mang tới những tác dụng tuyệt vời của loại thực vật này. Những hoạt chất quan trọng nhất gồm:
Allicin: thuộc nhóm organosulfur, là sản phẩm của phản ứng giữa axit amin có tên alliin có sẵn trong tép tỏi phản ứng với enzyme alliinase được giải phóng khi bạn giã hoặc cắt lát. Allicin là thành phần hoạt tính quan trọng nhất của tỏi, có vị cay và mùi nồng.
Về tác dụng, Allicin được biết tới với khả năng kháng viêm và chống oxy hóa rất mạnh mẽ, đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy Allicin có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn kháng thuốc, nấm và virus rất tốt.
Đáng lưu ý là Allicin không bền dễ dàng bị phân hủy sau khi tiếp xúc với môi trường, bởi vậy để có thể tận dụng tối đa chất này hãy đập dập tỏi thật kỹ rồi dùng ngay sau đó.
Diallyl sulfide: Cũng là một gốc lưu huỳnh điển hình trong tỏi, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, mặc dù hiệu quả thấp hơn Allicin nhưng lại bền với môi trường và nhiệt độ
Ajoene: Mang tới tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, hiệu quả với các loại vi khuẩn gram âm và gram dương, đồng thời còn ngăn ngừa sự kết tụ tiểu cầu.
Với những thành phần như trên, tỏi thật sự là một trong những nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên hiệu quả, an toàn nhưng cũng không hề dễ sử dụng. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về tác dụng của tỏi với da cũng như một số lưu ý quan trọng.
8 tác dụng làm đẹp tuyệt vời của tỏi với da mặt và tóc
Tỏi trị mụn, chống viêm
Đây có lẽ là tác dụng nổi bật, được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất của tỏi.
Theo như một nghiên cứu tổng quát về tác dụng kháng khuẩn của tỏi đã chỉ ra rằng Allicin trong tỏi có hiệu quả kháng khuẩn mạnh hơn cả penicillin, nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis.
Những hoạt chất khác gồm Diallyl sulfide, Ajoene mặc dù có hiệu quả thấp hơn, nhưng lại bền hơn và có hiệu quả phổ rộng với rất nhiều loại vi khuẩn.
Một nghiên cứu cụ thể hơn vào năm 2015 cho thấy hiệu quả của allicin và hai chiết xuất tỏi khác nhau chống lại vi khuẩn Streptococcus epidermidis . S. biểu bì là một trong số các vi khuẩn có thể góp phần gây ra mụn trứng cá.
Chính vì tác dụng này, tỏi và chiết xuất tỏi đã được ứng dụng rất nhiều trong các phương pháp trị mụn từ thiên nhiên hay trong các dòng mỹ phẩm cho da mụn.
>> XEM THÊM: Ngỡ ngàng hiệu quả TOP 5 mặt nạ trị mụn bằng tỏi
Ức chế mẫn cảm và giảm tác hại của tia cực tím UVB
Theo một nghiên cứu trên chuột để đánh giá về tác dụng ức chế mẫn cảm do tiếp xúc với tia UVB (280-320 nm) của chiết xuất tỏi già đã kết luận rằng tỏi già cho thấy đó những con chuột không sử dụng tỏi bị ức chế 58% phản ứng quá mẫn, trong khi đó ở bhững con chuột được cho ăn với chế độ ăn có 4% chiết xuất tỏi chỉ bị ức chế 19%. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy chiết xuất tỏi già có tác dụng này là do đối kháng với chất trung gian axit cis-urocanic của dạng ức chế miễn dịch này.
Một nghiên cứu lớn về tác dụng của tỏi trong việc bảo vệ tế bào da khi tiếp xúc với tia UVB cho thấy, chiết xuất tỏi thể hiện hoạt tính loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ, sử dụng tỏi làm giảm sự sản sinh ROS nội bào do tia UVB gây ra, (gốc tự do). Sản xuất cytokine gây viêm do tia UV bị ức chế đáng kể khi da được dùng nước tỏi.
Tất cả những thông tin này cho thấy việc sử dụng tỏi sẽ loại bỏ một lượng lớn gốc tự do và ức chế quá trình viêm do UVB, từ đó bảo vệ cấu trúc da, ngừa lão hóa và cũng hạn chế sự sản sinh của Melanin, giảm tình trạng sạm nắng, cháy nắng hay những phản ứng quá mẫn như bỏng nắng, ửng đỏ, đau rát. Thật quá tuyệt vời phải không
Tăng tuần hoàn máu dưới da

Tuần hoàn dưới da là yếu tố quyết định đến khả năng đưa dưỡng chất đến các tế bào của da từ ảnh hưởng đến sức khỏe, màu da và đặc biệt là khả năng sản sinh tế bào da, sự tái tạo và vững chắc của cấu trúc da, collagen, elastin, và sự tái tạo của da.
Theo đó, một nghiên cứu mù đôi có đối chứng với giả dược cho thấy 5 giờ sau khi dùng bột tỏi, lượng tưới máu qua da mao mạch tăng đáng kể lên 55% ở những người tình nguyện khỏe mạnh. Tốc độ hồng cầu tăng là kết quả của sự giãn mạch của các tiểu động mạch tiền mao mạch, làm tăng đường kính của cột hồng cầu lên trung bình 8,6%.
Tỏi làm lành vết thương, ngừa sẹo và trị sẹo lồi lõm
Một thí nghiệm trên vết thương trên lưng gà để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ khác nhau của dung dịch tỏi già đến quá trình chữa lành vết thong cho thấy. Jeets quả cho thấy có sự gia tăng tích cực trong việc tái tạo biểu mô ở các vết thương được tiếp xúc với dung dịch tỏi già ở tất cả các nồng độ từ 1-15%, sự gia tăng collagen được thấy ở ngày thứ 4-6, đồng thời nghiên cứu cũng tìm thấy một sự gia tăng thành mạch, mạch máu mới một trong những quá trình quan trọng trong việc làm lành vết thương, trong khi không thấy sự thay đổi đáng kể nào ở nhóm đối chứng.
Điều này đã chúng minh tác dụng vượt trội của tỏi trong việc làm lành vết thương, điều này cũng đồng nghĩa với tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm mức độ các loại sẹo.
Ngoài ra, một báo cáo da liễu năm 2011 cũng cho thấy tác dụng trị sẹo lồi của tỏi bằng cách ngăn chặn một số enzym xâm nhập vào vị trí góp phần hình thành mô và sắc tố và theo thời gian có thể mà mờ những vết sẹo lâu năm này.
Tỏi chống lão hóa

Qua những nghiên cứu trên có thể thấy rằng tỏi mang tới rất nhiều hiệu quả cho da, bao gồm kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm, chống oxy hóa. Và bởi vậy việc xem xét tỏi trong hiệu quả chống lão hóa là điều rất cần được xác định.
Theo đó, một nghiên cứu trên tế bào nuôi cấy đã cho thấy việc bổ sung chiết xuât tỏi vào môi trường nuôi cấy có thể hỗ trợ quá trình nuôi cấy con nối tiếp cho hơn 55 lần nhân đôi số lượng trong 475 ngày đồng thời còn có tác dụng bảo tồn, chống lão hóa và có lợi cho nguyên bào sợi trong việc sản sinh và duy trì hình thái, điều này chứng minh rất rõ ràng cho khả năng chống oxy hóa của tỏi đối với da.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác về tỏi cũng cho thấy, những chiết xuất từ tỏi bao gồm axit caffeic, S-allyl cysteine và uracil có khả năng chống lại sự hình thành nếp nhăn do tác dụng oxy hóa gây ra bởi ánh nắng mặt trời hay viêm.
Kết hợp với khả năng chống oxy hóa, chống lại tác động của tia UVB gây ra cho da như đã nói phía trên, chiết xuất từ tỏi quả thực là một trong những phương pháp toàn diện, vừa chống tổn thương da từ bên ngoài, đồng thời bảo vệ nguyên bào sợi, duy trì quá trình tăng sinh collagen, giúp da căng mịn, ngừa hình thành nếp nhăn, ngừa lão hóa da hiệu quả.
Làm trắng da bằng tỏi
Tỏi có khả năng giảm sản sinh melanin, điều này được dẫn ra bởi 2 yếu tố.
Thứ nhất chính là khả năng chống oxy hóa và giảm tác hại của tia UVB trong ánh nắng mặt trời, giảm quá trình viêm da do bức xạ, từ đó giảm kích thích sản sinh melanin. (Melanin sinh ra khi da bị tổn thương do viêm, có thể là viêm mụn, viêm do bức xạ, viêm trên vết thương hở để bảo vệ da, khi giảm thiểu những tác nhân này, melanin sẽ tự động sinh ra ít hơn).
Trong khi đó, ánh nắng mặt trời chính là nguyên nhân hàng đầu khiến da bạn đen đi, sử dụng tỏi sẽ ngăn ngừa yếu tố này.
Thứ 2, theo như một nghiên cứu thì các nhà khoa học tìm thấy chất ức chế tyrosinase tự nhiên có tên là S) -N-trans-feruloyloctopamine được phân lập từ vỏ tỏi. Chất này có khả năng ức chế tyrosinase nhưng không gây hoặc gây ra rất ít độc tính tế bào, giúp ức chế tín hiệu hình thành hắc tố từ đó làm giảm hàm lượng melanin đáng kể.
Bởi vậy khi sử dụng tỏi, bạn có thể dùng luôn cả lớp màng mỏng bên ngoài nhé.
Thứ 3 chính là khả năng tăng cường tuần hoàn máu dưới da, đây là tác dụng hiếm nguyên liệu tự nhiên nào có được, nó không chỉ giúp vết thương lành nhanh hơn mà còn giúp da bạn hồng hào và sáng hơn, loại bỏ tình trạng thâm da do ứ trệ của tuần hoàn.
Và yếu tố cuối cùng chính là khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa của da. Mọi người đều thấy rằng đa phần khi chúng ta càng có tuổi thì da càng trở nên xỉn màu hơn, điều này là bởi khi da lão hóa, cấu trúc da sẽ trở nên kém đàn hồi khiến bề mặt da không còn căng mịn nữa, dẫn đến khả năng phản xạ ánh sáng kém, khiến ra trở nên xỉn màu dưới ảnh hưởng của hiệu ứng quang học.
Việc sử dụng các thành phần có khả năng chống lão hóa sẽ giúp giảm tình trạng này, để duy trì mức độ căng mịn, và giúp da sáng hơn.
Tỏi trị rạn da

Giống như sẹo, vết rạn da rất cứng đầu và khó loại bỏ hoàn toàn vì nó là những đứt gãy collagen và mô dưới da. Để giảm tình trạng này bạn cần phải thật sự kiên trì, việc massage hỗn hợp tinh chất tỏi, chiết xuất nghệ và dầu oliu hoặc dầu dừa có thể giúp bạn.
Tỏi trị rụng tóc
Rụng tóc liên quan đến rất nhiều yếu tố, bên trong là do căng thẳng, rối loạn nội tiết, thói quen ăn uống không tốt, bên ngoài là bởi phương pháp chăm sóc da đầu không đúng, ô nhiễm môi trường, bụi bẩn.
Bởi vậy thực ra việc giảm rụng tóc cũng giống như trị mụn, nám vậy cần kết hợp của rất nhiều phương pháp khác nhau.
Và trong một nghiên cứu về tác dụng ngăn rụng tóc của tỏi, các nhà nghiên cứu đã thực hiện trên 2 nhóm tham gia đều là những người mắc chứng rụng tóc từng mảng, nhóm đầu tiên (được điều trị bằng tỏi) bao gồm 20 bệnh nhân (12 nam, 60% và tám nữ, 40%). Nhóm thứ hai (đối chứng) gồm 20 bệnh nhân (10 nam, 50% và 10 nữ, 50%), cả 2 nhóm được bôi kèm thêm corticosteroid tại chỗ hai lần mỗi ngày.
Kết quả phản ứng tốt và trung bình ở nhóm dùng tỏi là 19 người, trong khi đó nhóm đối chứng là 1 người, điều này cho thấy việc sử dụng gel tỏi đã làm tăng đáng kể hiệu quả điều trị của corticosteroid tại chỗ đối với chứng rụng tóc từng mảng và nó có thể là một liệu pháp điều trị tại chỗ bổ trợ hiệu quả cho chứng rụng tóc từng mảng.
Một số lưu ý khi sử dụng tỏi trên da
Thứ nhất: Tỏi càng được thái nhỏ thì càng mang đến hiệu quả tốt hơn bởi Allicin tạo ra nhiều. Tuy nhiên, hoạt chất này kém bền dễ phân rã, nhiệt càng cao thì phân rã càng nhanh. Bởi vậy để tối ưu hiệu quả, hãy đập dập tỏi và sử dụng ngay sau đó.
Thứ hai: Các hoạt chất của tỏi thường có tác dụng rất mạnh, bởi vậy dễ dàng gây ra tình trạng đau rát, ửng đỏ thậm chí là bong tróc da, bởi vậy bạn không nên dùng tỏi nguyên chất mà nên pha loãng với nồng độ khoảng 3-5% là đã có thể đạt được hiệu quả tốt.
Đồng thời, để hạn chế kích ứng, bạn không nên kết hợp tỏi với các thành phần dễ gây kích ứng khác như chanh, cà chua, ngược lại nên kết hợp với những chất có thể làm dịu da như nha đam, sữa chua không đường.
Và cũng vì lí do trên, tỏi chỉ phù hợp với da khỏe, da dầu, da hỗn hợp, ngược lại da khô, da nhạy cảm cần lưu ý thật kỹ phản ứng của da trước khi dùng để tránh những phản ứng không đáng có.
Thứ 3:Những người bị dị ứng với, những người bị rối loạn chảy máu, dùng thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu hoặc người chuẩn bị phẫu thuật thường được khuyên tránh tỏi.
Hi vọng rằng đến đây những thắc mắc của bạn về việc tỏi có tác dụng gì cho da mặt hay cần lưu ý gì khi dùng mặt nạ tỏi đã có được câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất để bạn có thể an tâm, tin tưởng và áp dụng nhé!
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về phụ nữ làm đẹp tiếp tục được đăng tải, hãy chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!