Là một vị thuốc đông y quan trọng nên không kỳ lạ gì khi những phương pháp trị mụn và làm mờ vết thâm từ gừng luôn nhận được đánh giá cao cũng như sự quan tâm của nhiều bạn.
Và trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hello! Phái Đẹp dành 3 phút để khám phá tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến tác dụng, cách dùng cũng như lưu ý khi sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất từ cách trị mụn tại nhà này nhé!
Bắt đầu ngay nào!
Trị mụn và làm mờ thâm bằng gừng có tốt không?

Mụn là một vấn đề muôn thuở với nhiều bạn, nhất là những bạn sở hữu làn da dầu, da hỗn hợp thiên dầu, thực tế để có thể loại bỏ và ngăn ngừa sự trở lại của mụn bạn cần phải kiểm soát rất nhiều yếu tố, từ việc làm sạch, kiềm dầu cho đến kháng khuẩn, kháng viêm và phục hồi da.
Vậy gừng có thể mang tới cho bạn những tác dụng gì? Dưới đây sẽ là thông tin dành cho bạn!
Về giá trị dinh dưỡng, theo Nutrition value thì trong 100g gừng mang tới 18g Carb, 1.7g đường, 1.8g Đạm, và 0.8g chất béo cùng lượng Vitamin bao gồm:
Gừng mang tới một lượng Vitamin bao gồm:
Vitamin nhóm B: 0.025 mg B1 (Thiamin), 0.034 mg B2 (Riboflavin), 0.750 mg B3 (Niacin), 0.203 mg B5 (Panthenol), 0.160 mg B6, 11.00 mcg B9 (Folate)
Ngoài ra gừng còn chứa một lượng Vitamin C: 5.0 mg, Vitamin E (alpha-tocopherol): 0.26 mg, Vitamin K: 0.1 mcg.
Đặc biệt, gừng mang tới một lượng rất lớn các hoạt chất thiên nhiên với hơn 400 hoạt chất có đặc tính chống oxy hóa, làm đẹp, đặc biệt là trong việc trị mụn, bao gồm:
Các hoạt chất terpene: zingiberene, β -bisabolene, α -farnesene, β -sesquiphellandrene và α –curcumene.
Các hoạt chất phenolic: gingerol, paradols và shogaol đây đều là những hoạt chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt trong tự nhiên.
Với những thành phần chính như vậy, việc trị mụn bằng gừng sẽ mang tới cho bạn những tác dụng cụ thể sau đây:
– Kháng khuẩn
Những hoạt chất terpene dồi dào trong gừng mang tới tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, đây là nhóm chất có khả năng diệt khuẩn tốt nhất trong tự nhiên, mang tới tác dụng điển hình cho gừng, tràm trà, sả.
Một nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của gừng cho thấy chiết xuất này có thể chống lại các chủng vi khuẩn như P. aeruginosa, E. coli và Bacillus sp. mẫn cảm nhất với Proteus sp., S. aureus và Enterobacter sp. và Klebsiella sp.
Đặc biệt chiết xuất gừng không gây kháng thuốc và hiệu quả cả với những chủng vi khuẩn đã kháng kháng sinh.
Về chống khuẩn, một nghiên cứu về khả năng chống khuẩn của gừng cho thấy chiết xuất này có tác dụng chống lại các loại chủng vi khuẩn mà không gây ra tình trạng kháng thuốc và hiệu quả với cả các chủng vi khuẩn đã kháng thuốc.
– Kháng viêm
Các thành phần chống oxy hóa bao gồm Terpenoid và phenolic đều mang tới khả năng chống viêm vì nó có khả năng trung hòa các gốc tự do sinh ra trong quá trình viêm, đồng thời bảo vệ các cấu trúc bên trong da, giảm hậu quả của quá trình viêm.
Cụ thể, theo nghiên cứu thì các nhà khoa học đã tiến hành việc xác định mức chống oxy hóa của các chiết xuất trong tự nhiên, trong đó gừng thuộc nhóm có cao nhất.
Về khả năng kháng viêm của gừng, các nghiên cứu cho thấy rằng shogaol và Gingerol trong gừng có khả năng ức chế tổng hợp các cytokine gây viêm như IL-1, TNF-α và IL-8 từ đó ngăn chặn và giảm tình trạng viêm.
– Giảm và ngừa thâm
Theo nghiên cứu thì chiết xuất của gừng có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase từ đó ức chế quá trình sinh tổng hợp Melanin, kết hợp với khả năng kháng viêm giúp giảm kích thích quá trình tăng sắc tố sau viêm, tất cả giúp ngừa thâm và làm mờ các vết thâm đã xuất hiện.
Với tất cả những tác dụng trên hiển nhiên hiển nhiên việc sử dụng gừng trong việc trị mụn và làm mờ thâm bằng gừng hoàn toàn có thể mang tới những tác dụng cần thiết cho làn da của bạn, và dưới đây sẽ là một số phương pháp dành cho bạn.
> XEM THÊM: [Không thể bỏ qua] 25 công thức làm mặt nạ trị mụn ngay tại nhà
5 cách trị mụn và ngừa vết thâm bằng gừng hiệu quả tại nhà
Rửa mặt bằng nước gừng mỗi ngày trị mụn và làm mờ thâm.

Với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm việc dùng nước gừng mỗi ngày sẽ góp phần ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây mụn, đặc biệt là P.acnes từ đó giảm mụn.
Ngoài ra theo y học cổ truyền gừng có tính ấm nên có tác dụng rất tuyệt vời trong việc kích thích quá trình tuần hoàn máu dưới da từ đó giúp da khỏe hơn, giảm thiểu tác hại của những yếu tố từ bên ngoài.
Với những lợi ích tuyệt vời như vậy, hãy thử ngay hướng dẫn dưới đây để có được hiệu quả như ý nhé!
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi loại vừa tầm, không quá già, không quá non.
Các bước thực hiện:
+ Làm sạch gừng sau đó cho thái lát hoặc giã nhuyễn.
+ Đun sôi 1 lít nước rồi cho gừng vào, đun thêm 2 phút sau đó tắt bếp.
+ Đổ thêm nước lạnh cho vừa rồi rửa mặt hàng ngày.
Vì gừng có khả năng gây kích ứng nên nếu làn da của bạn thuộc loại khô, mỏng, yếu, nhạy cảm thì hãy thử phản ứng của da trước khi dùng nhé!
Chấm mụn với gừng tươi

Đơn giản, hiệu quả và không cần chuẩn bị quá cầu kỳ bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc nước cốt gừng tươi chấm lên nốt mụn tương tự như tỏi vì thành phần này có tính sát khuẩn rất mạnh.
Tuy nhiên cũng lưu ý rằng việc này có thể gây kích ứng, nhưng nếu tình trạng không quá nặng bạn không cần phải lo lắng, chỉ cần lưu ý cấp ẩm đủ cho da là được.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần 1 củ gừng nhỏ sau đó thái lát hoặc giã nhuyễn và đắp lên vùng da bị mụn, thực hiện với mụn viêm và chỉ dùng 2-3 lần/ ngày.
Trị mụn và làm mờ thâm với đá viên từ gừng.

Dùng đá lạnh trị mụn có thể giúp bạn làm giảm tình trạng sưng, đỏ, đau do viêm gây ra, và khi bạn kết hợp thêm những thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm như gừng thì hiệu quả sẽ tốt hơn khá nhiều. Dưới đây sẽ là công thức dành cho bạn.
Nguyên liệu: 1 củ gừng, nước lọc, khay làm đá lạnh.
Cách làm:
Gừng rửa sạch, để ráo, ngâm với nước muối loãng rồi cho vào máy xay sinh tố, đổ nước và xay thật mịn, sau đó cho vào khay làm đá và để vào tủ lạnh.
Mỗi khi có mụn sưng viêm bạn chỉ cần lấy đá viên có chứa gừng ra thoa lên khoảng 3-4 phút sẽ giúp giảm viêm và giảm tình trạng sưng đỏ.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là tình trạng tạm thời không có tác dụng loại bỏ mụn khỏi da của bạn.
Mặt nạ gừng tươi ngâm mật ong trị mụn hiệu quả.

Mật ong với thành phần rất giàu acid amin, độ pH thấp cùng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm luôn luôn là lựa chọn tốt trong việc ngừa mụn hoặc phục hồi da sau mụn. Kết hợp với gừng sẽ giúp giảm được tình trạng nóng, kích ứng và mang đến những tác dụng tốt hơn cho da.
Đặc biệt nếu làn da của bạn thuộc loại khô, nhạy cảm thường khó sử dụng gừng thì có thể thử công thức này nhé!
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, mật ong
Dụng cụ: Hũ thủy tinh sạch
Cách làm:
+ Gừng tươi rửa sạch, ngâm với nước muối sinh lý rồi để ráo sau đó thái thành lát nhỏ.
+ Cho gừng vào hũ thủy tinh sạch rồi đổ mật ong ngập lên trên.
+ Ngâm gừng với mật ong khoảng 1 tháng có thể sử dụng, trong quá trình ngâm thi thoảng bạn có thể mở nắp để đẩy khí gas ra ngoài.
Cách sử dụng: Mỗi lần dùng bạn chỉ cần làm sạch da rồi đắp mặt nạ lên da, massage nhẹ nhàng để cho các dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu hơn vào trong da, đợi khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước 1 lần nữa là hoàn thành.
Dùng mặt nạ với tần suất 2-3 lần/ tuần để tăng hiệu quả, trong quá trình dùng bạn có thể thêm thành phần khác như sữa chua, nghệ để giúp giảm mụn và làm mờ vết thâm tốt hơn.
Uống nước gừng để trị mụn, giảm thâm sẹo

Ngoài việc bôi trực tiếp trên da bạn hoàn toàn có thể sử dụng gừng để giảm mụn, thâm , sẹo bằng cách bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày, việc này sẽ mang tới hiệu quả chống viêm và chống oxy hóa, tăng cường đề kháng cho toàn bộ cơ thể, trong đó có làn da đang bị mụn của bạn.
Dưới đây sẽ là hướng dẫn cụ thể trong phương pháp này:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng tươi, nước
Cách thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ sau đó cho vào nồi nước được đun sôi trước đó sao cho mặt nước chỉ xâm xấp với gừng, tiếp tục đậy vung và đun đến khi nước có màu vàng nhạt và gừng trở nên mềm đi là được.
Sau khi hoàn thành, lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước cốt và để uống cả ngày, mỗi ngày 1-2 lần, sử dụng hàng ngày.
Lưu ý là phương pháp này không phù hợp với những người bị cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, hoặc người có cơ địa nóng trong, phụ nữ mang thai.
Lưu ý khi trị mụn và làm mờ thâm bằng gừng
Gừng có tính nóng, các hoạt chất hoạt động khá mạnh bởi vậy bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng kích ứng, sưng đỏ trên da, nếu điều này xảy ra hãy pha loãng nước gừng đồng thời cấp ẩm thật tốt, nếu tình trạng vẫn không được cải thiện thì có thể làn da của bạn không phù hợp với phương pháp này.
Ngoài ra nếu xuất hiện tình trạng nổi mụn nước, nổi mụn li ti, phát ban, nổi mề đay thì hãy ngừng sử dụng ngay vì đây không phải kích ứng, đây là dấu hiệu của dị ứng.
Lưu ý thứ 2 trong việc trị mụn, trị thâm mụn bằng gừng đó là phải đảm bảo vệ sinh từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến làm sạch và trong suốt quá trình thực hiện, tránh vi khuẩn lây lan có thể gây phản tác dụng.
Luôn luôn sử dụng kem chống nắng vào buổi sáng vì điều này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn đồng thời tăng cường sức đề kháng của da, giúp da có đủ khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Và để hiệu quả tốt hơn hãy kết hợp việc trị mụn bằng gừng với một quy trình chăm sóc da cũng như một thực đơn và lối sống khoa học để hiệu quả đạt được tốt hơn.
Cuối cùng phương pháp này chỉ hợp với tình trạng viêm nhẹ, các nốt mụn kích thước nhỏ, mọc đơn lẻ, với các loại mụn lớn, mụn mọc nhiều, mọc thành cụm, mụn bội nhiễm thì bạn nên tìm đến những sản phẩm hoặc phương pháp trị mụn hiện đại sẽ hợp lý hơn rất nhiều.
Dưới đây sẽ là những bài viết cụ thể về chủ đề trên dành cho bạn, cùng tham khảo để biết thêm chi tiết nhé!
> XEM THÊM: Bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm tốt nhất cho da mụn
> XEM THÊM: Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay
Cảm ơn bạn đã cùng theo dõi bài viết với Hello! Phái Đẹp, hi vọng rằng tới đây những thắc mắc của bạn về tác dụng thật sự cũng như những phương pháp trị mụn bằng gừng đã tìm được câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, để tự tin áp dụng và tận hưởng thành quả.
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về trị mụn tại nhà sẽ tiếp tục được chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, và đừng quên chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!