Trị mụn bằng tỏi là thông tin được phổ biến rất rộng rãi, bao gồm cả các bác sỹ, beauty blogger và được khẳng định bởi vô số nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
Và để hiểu hơn về vấn đề này, như thành phần nào giúp mang tới tác dụng trị mụn cho tỏi, cơ chế hoạt động và những lưu ý khi dùng để có được hiệu quả tốt, tránh được những rủi ro! Cùng Hello!PháiĐẹp đi tìm câu trả lời với bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Cách chính xác để phân biệt 13 loại mụn trứng cá thường gặp nhất
>> Xem thêm: [Cần đọc] Quá trình hình thành và 10 nguyên nhân gây mụn từ trong và ngoà
>> Xem thêm: Da sạch mụn với quy trình 8 bước chăm sóc thực hiện tại nhà
Thành phần và tác dụng của tỏi trong việc trị mụn viêm

Bạn có biết rằng, từ ngàn năm nay tỏi được sử dụng như một cách trị mụn hiệu quả từ thiên nhiên, đồng thời còn hỗ trợ giảm các loại bệnh về đường hô hấp, viêm nhiễm và nhiều bệnh về da.
Ngày nay, dưới sự tiến bộ của y học, các nhà khoa học đã tìm ra một loạt các hoạt chất mang tới tác dụng này, điển hình là các hoạt chất gốc lưu huỳnh và nhiều loại vitamin thiết yếu khác như B1, B2 và vitamin E.
Nói riêng về khả năng giảm mụn trứng cá, nhất là mụn viêm, chúng ta có thể kể đến các thành phần nổi bật bao gồm:
Allicin:
Allicin thuộc nhóm các hợp chất chứa lưu huỳnh (organosulfur), được tạo ra khi axit amin được gọi là alliin có sẵn trong tép tỏi phản ứng với enzyme alliinase được giải phóng khi bạn giã hoặc cắt lát. Allicin là thành phần hoạt tính quan trọng nhất của tỏi, có vị cay và mùi nồng.
Về tác dụng, Allicin được biết tới với khả năng kháng viêm và chống oxy hóa rất mạnh mẽ, đồng thời có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn kháng thuốc, nấm và virus trong phòng thí nghiệm.
Theo các thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, Allicin có hiệu quả kháng khuẩn mạnh hơn cả penicillin, nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis.
Có một lưu ý là tỏi càng được thái nhỏ thì càng mang đến hiệu quả tốt hơn bởi Allicin tạo ra nhiều. Tuy nhiên, hoạt chất này kém bền dễ phân rã, nhiệt càng cao thì phân rã càng nhanh.
Bởi vậy dùng tỏi trị mụn, nhất là tỏi đập dập là thành phần tuyệt vời trong cac loại mặt nạ tốt cho da mụn.
Diallyl sulfide
Cũng là một hoạt chất có chứa gốc lưu huỳnh, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Mặc dù hiệu quả của diallyl sulfide thấp hơn khá nhiều so với Allicin, tuy nhiên hoạt chất này bền hơn, chậm phân rã khi tiếp xúc với môi trường và với nhiệt, mang tới hiệu quả cao trong trị mụn với tỏi.
Ajoene
Mặc dù ít được nhắc đến nhưng Ajoene cũng đóng vai trò quan trọng trong tác dụng kháng khuẩn phổ rộng của tỏi, hiệu quả ức chế các loại vi khuẩn gram âm và gram dương, đồng thời còn ngăn ngừa sự kết tụ tiểu cầu.
Với Allicin, Ajoene, Diallyl sulfide, đắp tỏi trị mụn sẽ mang tới hiệu quả mạnh mẽ khi thoa lên những nốt mụn viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn tại ổ viêm, đồng thời ức chế và giảm hiện tượng viêm, tiêu mủ.
Tuy nhiên, với đặc tính hóa học, tỏi có thể gây đau, rát, bong tróc thậm chí bỏng da nếu dùng với tần suất lớn, bởi vậy chỉ nên sử dụng 2-3 lần/ ngày.
Tỏi có trị thâm không?
Câu trả lời là không, tương tự như lưu huỳnh, các hoạt chất có gốc lưu huỳnh có tính sát khuẩn rất mạnh, có mùi nồng, hăng nhưng lại khiến cho vết thâm có thể nặng hơn. Bởi vậy, hãy lưu ý đến việc dưỡng ẩm, cũng như bổ sung các thành phần ngừa thâm hiệu quả để giảm hiện tượng này nhé!
>> Xem thêm: Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay
>> Xem thêm: [Không thể bỏ qua] 25 công thức làm mặt nạ trị mụn ngay tại nhà
>> Xem thêm: Bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm tốt nhất cho da mụn
TOP 5 cách trị mụn bằng tỏi hiệu quả ngay tại nhà
Mặt nạ trị mụn bằng tỏi và mật ong

Ngoài việc sử dụng mật ong ngâm tỏi trị mụn và tăng cường sức khỏe, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, chữa các loại bệnh xương, khớp, bệnh về đường hô hấp thì mặt nạ trị mụn bằng tỏi và mật ong cũng là một sự kết hợp hoàn hảo.
Với thành phần là các hoạt chất kháng khuẩn mạnh mẽ từ tỏi cùng hơn 70 acid amin trong Mật ong, sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm, đồng thời còn giảm thâm và làm dịu da rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 3 tép tỏi, 2-3 thìa café mật ong.
Cách làm:
+ Tỏi bóc vỏ đập dập hoặc giã nhuyễn để thu được lượng dưỡng chất cao nhất, sau đó cho 2-3 thìa mật ong vào, khuấy đều.
+ Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp thu được lên vùng da đang bị mụn, massage nhẹ nhàng cho hoạt chất thẩm thấu sâu hơn.
+ Đợi khoảng 5-10 phút, tùy theo phản ứng của da bạn, sau đó làm sạch da với nước ấm, có thể thoa nước hoa hồng và dưỡng ẩm để làm dịu da tốt hơn.
>> Xem thêm: Mật ong trị mụn: Thành phần và tác dụng có thật sự tuyệt vời như bạn nghĩ
Mặt trị mụn với tỏi – nha đam
Nha đam trị mụn được biết đến là nguyên liệu tự nhiên hiệu quả nhất trong việc cấp ẩm, chống lão hóa và làm dịu da với một loạt các thành phần chống oxy hóa và cấp nước.
Sự kết hợp giữa tỏi và nha đam sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, tạo môi trường và dinh dưỡng tốt nhất cho da phục hồi, đồng thời còn giảm hiện tượng kích ứng, ửng đỏ gây ra bởi tỏi, mang tới loại mặt nạ tốt cho da mụn.
Quá tuyệt vời phải không, dưới đây sẽ là công thức mà bạn có thể thử ngay tại nhà nhé.
Nguyên liệu: 1 bẹ nha đam tươi, 2-3 tép tỏi, sữa rửa mặt, cùng một số dụng cụ khác.
Cách làm:
+ Nha đam và tỏi rửa sạch, nha đam lột hết phần vỏ xanh bên ngoài, chỉ giữ lại phần gel bên trong, tỏi bóc vỏ, đập dập.
+ Nha đam thái nhỏ, cho cả tỏi và nha đam vào máy xay sinh tố, có thể chia làm 2 lần, 1 lần có tỏi và một lần chỉ riêng nha đam, xay mịn rồi đổ ra bát.
+ Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp lên da, vùng da bị mụn thoa loại mặt nạ có chứa tỏi, vùng da còn lại có thể để nguyên hoặc thoa nha đam lên.
+ Thư giãn khoảng 7-10 phút rồi bỏ mặt nạ đi, làm sạch lại với nước ấm nhẹ, và tiếp tục các bước chăm sóc da tiếp theo.
>> Xem thêm: TOP 5 mặt nạ trị mụn bằng nha đam hiệu quả tại nhà
Sử dụng tỏi trên nốt mụn viêm
Đơn giản và hiệu quả nhất, không mất nhiều thời gian hay dụng cụ cầu kỳ, bạn có thể đập dập hoặc thái lát tép tỏi, làm sạch da vùng bị mụn sau đó đắp lên, đợi trong khoảng 7-10 phút rồi làm sạch lại với nước.
Với mụn bọc viêm nhỏ, sử dụng ngày 2 lần, với mụn viêm lớn có thể tăng lên làm 3 lần. Để tăng hiệu quả, bạn có thể trộn tỏi cùng với nước muối sinh lý.
>> Xem thêm: Trị mụn bằng trà xanh – Hiệu quả vượt trội hơn cả mỹ phẩm
Mặt nạ trị mụn với tỏi – nghệ – sữa chua
Tỏi với tác dụng diệt khuẩn, sữa chua thanh tẩy tế bào chết, nghệ chống oxy hóa, kháng viêm và làm mờ thâm nhanh chóng, còn sự kết hợp nào hoàn hảo hơn như vậy, cùng bắt tay ngay vào thực hiện loại mặt nạ trị mụn tự nhiên tại nhà này thôi nào!
Nguyên liệu: 3 tép tỏi, ½ hũ sữa chua không đường, 1 thìa café tinh bột nghệ.
Cách làm:
+ Tỏi bóc vỏ, giã hoặc xay nát để lượng hoạt chất thu được là cao nhất, sau đó cho thêm 1 thìa tinh bột nghệ và sữa chua không đường để thu được hỗn hợp sền sệt.
+ Làm sạch da mặt, thấm với khăn bông khô và sạch, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da đang bị mụn, massage nhẹ nhàng.
+ Tùy theo phản ứng da của bạn với tỏi, có thể để mặt nạ khoảng 5-10 phút rồi làm sạch lại với nước, thoa thêm nước hoa hồng để tăng hiệu quả khi sử dụng.
> Xem thêm: TOP 5 Mặt nạ sữa chua không đường trị mụn hiệu quả nhất tại nhà
Cách trị mụn bằng tỏi và nước hoa hồng
Nếu bạn lo ngại tình trạng đau rát, kích ứng hay bong tróc da khi dùng tỏi, nhưng lại không có nhiều thời gian để thực hiện những loại mặt nạ nhiều nguyên liệu phía trên thì đơn giản chỉ cần thêm chút nước hoa hồng hoặc lotion dưỡng ẩm vào tỏi.
Việc da được dưỡng ẩm đầy đủ sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ đồng thời làm giảm đi tình trạng kích ứng đi rất nhiều.
Một số lưu ý khi sử dụng mặt nạ trị mụn với tỏi

Như đã phân tích Allicin được tạo khi tỏi bị đập dập, bởi vậy muốn hiệu quả cao nhất, hãy giã nát tỏi thay vì cắt thành từng lát.
Allicin không bền, dễ bị phân hủy, sau khi đập dập hãy sử dụng tỏi để đắp mặt nạ càng sớm càng tốt.
Đặc tính diệt khuẩn mạnh của allicin và các thành phần khác trong tỏi có thể gây ra cảm giác đau rát, thậm chí là sưng, đỏ hoặc bỏng da. Bởi vậy đắp tỏi lên vết mụn với tần suất 2-3 lần/ tuần, không dùng khắp mặt và không dùng quá nhiều lần.
Thời gian đắp mặt nạ cũng chỉ nên dừng ở khoảng 5-10 phút, không nên đắp quá lâu.
Tỏi khiến da trở nên dễ bắt nắng hơn, bởi vậy sau khi sử dụng, nhất định phải dùng kem chống nắng vào ban ngày, kể cả khi bạn chỉ ở trong nhà hoặc văn phòng.
Tỏi có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm dị ứng, kích ứng, mẩn ngứa, những tổn thương theo vùng (zosteriform) và nổi mề đay. Hãy lưu ý đến phản ứng của bạn và ngưng sử dụng nếu tình trạng này xảy ra.
Và cuối cùng, cũng là quan trọng nhất, để hiệu quả của các sản phẩm mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên được cao nhất, tránh phản tác dụng, hãy đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn, sơ chế và sử dụng.
Không chọn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không chọn thực phẩm đã để quá lâu, xuất hiện các dấu hiệu ôi, thiu, nhiễm khuẩn. Trong quá trình sử dụng cần vệ sinh tay và dụng cụ cũng như da mặt một cách cẩn thận, tránh việc vi khuẩn lây lan khiến mụn trở nên nặng nề hơn.
Đến đây hi vọng rằng bạn đã có thể hoàn toàn hiểu được vì sao cách chữa mụn bằng tỏi lại có hiệu quả cao và được áp dụng lâu đời như vậy. Bên cạnh đó, chắc hẳn bạn cũng đã chọn được cho mình một phương pháp thực hiện phù hợp với tình trạng mụn, loại da cũng như quỹ thời gian của mình.
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và trị mụn sẽ tiếp tục được chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, và đừng quên chia sẻ để cùng nhau lan tỏa những kiến thức hữu ích tới mọi người nhé!