No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Dưỡng Ẩm

Bã nhờn (Sebum) và Tuyến bã nhờn và vai trò không thể thiếu với làn da

hellophaidep by hellophaidep
in Dưỡng Ẩm, Làm Sạch Da, Trị Mụn
0 0

Bã nhờn (Sebum) và Tuyến bã nhờn có thể xem đây là một trong những bộ phận khó chiều nhất trên làn da của bạn, nếu chăm sóc tốt nó sẽ trở thành vệ sĩ bất khả chiến bại, nhưng nếu không đúng cách sẽ trở thành tác nhân gây ra mụn, lỗ chân lông to, sẹo thâm, sẹo rỗ và tình trạng bóng nhẫy trên da mặt.

Bởi vậy, hãy dành ra 5 phút để cùng Hello!Pháiđẹp tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé, chắc chắn sẽ mang tới nhiều lợi ích trong việc làm đẹp và chăm sóc da đó.

  • Tuyến bã nhờn – Bã nhờn (Sebum) là gì?
    • Cấu tạo tuyến bã nhờn
    • Bã nhờn – sebum là gì?
  • Một số bệnh về da do bã nhờn
    • Bã nhờn và mụn trứng cá
    • Viêm da tiết bã nhờn
    • Sợi bã nhờn
    • Rosacea – Bệnh mặt đỏ
    • Ung thư biểu mô bã nhờn:
  • Yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết bã nhờn
    • Di truyền
    • Tuyến nội tiết và hormone
      • Androgen
      • Progesterone
      • Hiện tượng rối loạn nội tiết
    • Bã nhờn và tuổi tác
    • Chế độ ăn ảnh hưởng đến bã nhờn
    • Chế độ chăm sóc da
    • Yếu tố môi trường
    • Một số lời khuyên dành cho bạn
      • Để giảm bài tiết của da
    • Tăng bài tiết dầu

Tuyến bã nhờn – Bã nhờn (Sebum) là gì?

Phần phụ của da
Tuyến bã nhờn là phần phụ của da nằm trong lỗ chân lông

Cấu tạo tuyến bã nhờn

Tuyến bã nhờn là các tuyến ngoại tiết siêu nhỏ nằm sâu trong nang lông, thuộc lớp trung bì của da thông với nang nông bằng ống tiết, đó là một trùng nang tuyến có chứa nhiều thùy, môi thùy gồm nhiều lớp tế bào. Có hai loại tuyến bã nhờn chính

Tuyến bã nang lông dài: Nằm ở da đầu, rau, lông nách, lông mu, tại đây tuyến bã nhờn không hoạt đông.

Tuyến bã nang lông tơ: Tuyến bã nang lông tơ nằm ở khắp nơi trên cơ thể, không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Một số vị trí đặc biệt như mí mắt, tuyến meibomian (tuyến nhờn bờ mi) cũng là một loại tuyến bã nhờn tiết ra một loại bã nhờn đặc biệt thành nước mắt, hoặc tuyến cực quanh núm vú của phụ nữ cũng là tuyến bã nhờn.

Tuyến bã nang lông tơ có kích thước nhỏ hơn tuyến bã nang lông dài nhưng tế bào tuyến hoạt động mạnh hơn, có kích thước lớn hơn, bài tiết chất bã nhờn nhiều hơn.

Số lượng tuyến bã thay đổi khác nhau tùy theo từng bộ phận, ở mặt tuyến bã nhờn phát triển gấp 5 lần so với những nơi khác, có thể lên tới 900 tuyến/ cm2, vùng da đầu, ngực, lưng có khoảng trên dưới 400 tuyến, những vùng khác trên cơ thể con số này vào khoảng 100 (Trích Giáo trình Da liễu học – Bộ Y Tế)

Vai trò chính của tuyến bã nhờn đó là bài tiết bã nhờn (sebum) cung cấp 90% lipit bề mặt, ngoài ra còn cùng với tuyến mồ hôi điều chỉnh và duy trì nhiệt độ đẳng nhiệt của cơ thể.

Bã nhờn – sebum là gì?

Đây chính là sản phẩm chính của tuyến bã nhờn trên da, nằm chủ yếu trên bề mặt da, lượng bã nhờn tùy thuộc vào từng cấu trúc da và cũng là căn cứ để phân loại các loại da cơ bản: da dầu, da thường, da khô, da hỗn hợp.

Bã nhờn là kết quả của sự tích tụ các giọt lipid tế bào chất và sự phân hủy sau đó để giải phóng vào nang và đưa lên bề mặt da, tham gia vào lớp acid biểu bì, bởi điều này nên thành phần bã nhờn ở người bao gồm Squalene, este của glycerol (glycerin), sáp và cholesterol, cũng như cholesterol và axit béo tự do. Trong đó, Triglyceride và axit béo chiếm ưu thế (57,5%), tiếp theo là este sáp (26%) và squalene (12%), chất béo ít nhất trong bã nhờn là cholesterol, với este của nó(4,5%).

Sản phẩm đặc trưng của bã nhờn mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trong cơ thể là squalene và sáp este, hơn nữa chúng còn vô cùng tương thích với những thành phần bảo vệ khác trên da.

Ngoài ra, khi bã nhờn được đẩy lên bề mặt da, enzym lipase từ vi sinh vật và từ biểu mô sẽ thủy phân một số triglyceride và sinh ra các acid béo tự do.

Với thành phần nhiều chất béo như vậy, tác dụng rõ nhất của bã nhờn chính là tạo thành một lớp khóa ẩm tự nhiên cho da, ngăn chặn tình trạng mất nước của da tới môi trường, giảm khô da.

Ngoài ra, với một lượng acid béo tự do từ việc phân hủy triglyceride trên bề mặt da, bã nhờn góp phần vào khả năng kháng khuẩn bảo vệ da khỏi tác động của các loại vi khuẩn gây mụn, đồng thời gây ảnh hưởng đến khả năng bám dính của nấm men lên lớp sừng trên da, hạn chế các vấn đề gây ra bởi những yếu tố này.

Một số bệnh về da do bã nhờn

  • Bã nhờn và mụn trứng cá

Bã nhờn chính là thức ăn, là điều kiện phát triển tốt nhất dành cho vi khuẩn gây mụn P.acnes. Trong điều kiện thông thường khi da thông thoáng, lượng oxy trong lỗ chân lông dồi dào, độ pH ổn định hoạt động của P.acnes sẽ bị kìm hãm.

Tuy nhiên, khi bụi bẩn, tế bào chết xâm nhập vào lỗ chân lông, kết hợp với bã nhờn gây ra hiện tượng bít tắc, làm xuất hiện môi trường thiếu oxy, dồi dào bã nhờn sẽ khiến vi khuẩn P.acnes bùng phát.

Khi P.acnes tiêu hóa các acid béo và Triglyceride trong bã nhờn sẽ tạo ra những sản phẩm phụ có khả năng gây viêm và tổn thương các cấu trúc xung quanh, kích thích hệ miễn dịch và dẫn tới tình trạng viêm, mủ. Nếu không được điều trị thích hợp  sẽ lan rộng, kéo dài, kết hợp với một vài yếu tố kích thích tăng sản sinh bã nhờn sẽ khiến tình trạng mất kiểm soát.

Chính bởi vậy, để giảm mụn, hãy luôn lưu ý việc, kiềm dầu, tẩy tế bào chết hiệu quả, sử dụng các chất chống viêm trong kem trị mụn trứng cá.

>> Xem thêm: Những hoạt chất trị mụn hiệu quả nhất định cần tìm thấy trên bao bì

  • Viêm da tiết bã nhờn

Hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ, viêm da tiết bã nhờn là bệnh mãn tính với đặc trưng là những mảnh hồn ban tróc vảy, thường xuất hiện ở má, mũi, chân mày, trân tóc, trước ngực.

Nguyên nhân của tiết bã nhờn có liên quan đến tình trạng tiết dầu và một số loại bệnh lý khác, viêm da tiết bã nhờn không lây nhiễm, không nguy hiểm nhưng khó điều trị và lặp đi lặp lại ảnh hưởng lớn đến ngoại hình.

  • Sợi bã nhờn

Là tình trạng bài tiết và tích tụ quá mức sợi bã nhờn, thường gặp ở da dầu hoặc da hỗn hợp (vùng chữ T). Sợi bã nhờn sẽ tạo cảm giác sần sùi trên da, tuy nhiên không có nhân, khi nặn ra sẽ kéo dài thành sợi. Sợi bã nhờn có thể viêm và tiến triển thành mụn nếu có sự xâm nhập của vi khuẩn.

>> Xem thêm: Sợi bã nhờn là gì? Phân biệt và loại bỏ nhanh chóng ngay tại nhà

  • Rosacea – Bệnh mặt đỏ

Là một bệnh viêm mãn tính, không nhiễm trùng của tuyến bã nhờn và các mô liên kết của khuôn mặt, gây tình trạng mặt đỏ lên.

  • Ung thư biểu mô bã nhờn:

Một loại ung thư hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết bã nhờn

Bài tiết bã nhờn khiến da bóng dầu
Bài tiết bã nhờn khiến da bóng dầu

Di truyền

Giống như mọi yếu tố khác trong cơ thể, hoạt động của tuyến bã nhờn cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ thông tin di truyền. Với những bạn có cấu trúc da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu, lượng tuyến bã nhờn có thể lên tới có thể lên tới 900 tuyến/ cm2 dẫn đến tình trạng tiết ra nhiều hơn, lỗ chân lông mở rộng và dễ bị mụn, ngược lại da khô sẽ tiết ít hơn.

Tuyến nội tiết và hormone

Bên cạnh di truyền thì đây có thể xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của tuyến bài tiết.

  • Androgen

Đây là hormone sinh dục nam, và cũng hormone kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn diễn ra mạnh mẽ nhất. Hormone này được điều hòa bởi tuyến yên và tiết ra bởi tuyến thượng thận, buồng trứng (nữ) và tinh hoàn (nam).

Vì là hormone sinh dục nam nên dễ hiểu khi cơ thể đàn ông thường có nhiều hơn phụ nữ, từ đó cũng dễ gặp phải tình trạng mụn hơn.

Trong những giai đoạn như tuổi dậy thì, hoặc một số nguyên nhân bệnh lý ( đa nang buồng trứng, rối loạn nội tiết) sẽ gây tăng tiết Androgen dẫn đến tăng bài tiết bã nhờn, và gây ra tình trạng mụn nội tiết.

  • Progesterone

Progesterone là một loại hormone sinh dục nữ được tiết ra bởi buồng trứng, và cũng có ảnh hưởng nhiều tới khả năng bài tiết bã nhờn của da.

Theo lý thuyết thì Progesterone làm suy yếu tác dụng của enzyme 5 alpha-reductase. 5 alpha-reductase kích hoạt sản xuất bã nhờn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi mức progesterone tăng đột biến do bệnh lý buồng trứng, rối loạn nội tiết hay mang thai thì bã nhờn cũng tăng lên. Điều này cần thêm nhiều nghiên cứu để lý giải.

  • Hiện tượng rối loạn nội tiết

Những hệ nội tiết trong cơ thể không hoạt động riêng lẻ mà kết hợp, bổ trợ và ức chế lẫn nhau, các hormone cũng tương tự như vậy, đặc biệt là hệ thống các hormone được điều tiết bằng hệ trục não bộ – tuyến yên – cơ quan sinh dục.

Bởi vậy, bất cứ sự rối loạn hay bệnh lý nào ở các cơ quan này, hoặc sự thay đổi của hormone, đặc biệt là testosterone hay estrogen đều gây ảnh hưởng tới các hormone khác, từ đó gây tăng hoặc suy giảm khả năng bài tiết bã nhờn, dẫn đến da bóng dầu, mụn trứng cá hoặc khô da, lão hóa da nhanh.

Những loại thuốc nội tiết thường ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết bã nhờn. Cụ thể, thuốc tăng testosterone, estrogen, progesterone và phenothiazine.

Ngược lại, một số loại thuốc tránh thai kết hợp có chứa có khả năng ức chế sự bài tiết Androgen sẽ giúp giảm tình trạng mụn nội tiết.

Bã nhờn và tuổi tác

Tuyến bã nhờn xuất hiện vào tuần thứ 13 đến 15 của cuộc sống của thai nhi, bắt đầu tích tụ và phân giải lipit vào tuần thứ 17 và bắt đầu nhiệm vụ giữ ẩm cho làn da của bạn cho tới khi sinh ra. Trong khoảng 3 đến 6 tháng đầu đời, hoạt động bài tiết của trẻ tương đường người trưởng thành, đây là nguyên nhân gây tình trạng “ cứt trâu”, sau đó giảm dần.

Giai đoạn mà bã nhờn bài tiết mạnh mẽ nhất chính là tuổi dậy thì, dưới tác dụng của các hormone sinh sản, lượng bã nhờn có thể tăng tới 500%, điều này thường dẫn đến mụn và da bóng dầu.

Qua tuổi 25, khi hormone đạt trạng thái ổn định, hoạt động bài tiết của bã nhờn sẽ ổn định và giảm dần, khi bước qua 30 tuổi sẽ giảm mạnh dẫn đến tình trạng da khô và nhanh lão hóa hơn.

Chế độ ăn ảnh hưởng đến bã nhờn

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và ủng hộ cho nhận định này.

Theo đó, lượng bã nhờn của bạn sẽ có xu hướng tăng lên nếu bạn tiêu thụ nhiều mỡ và carbohydrate hoặc biến thể của carbohydrate, nhất là những món ăn từ ngũ cốc tinh chế, mỡ động vật, thức ăn nhanh nhiều đường và các loại mỡ, dầu không đảm bảo. Giải thích cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu nói rằng việc cung cấp quá nhiều chất nền cho việc tổng hợp lipit, dẫn đến lượng lipit có thể tham gia vào tổng hợp và sản xuất bã nhờn tăng lên.

Ngược lại, việc thay thế carbohydrate từ ngũ cốc tinh chế thành ngũ cốc thô, mỡ động vật thành các loại acid béo không no như Omeaga 3,6 và protein từ cá, hải sản sẽ giảm mạnh ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và sản xuất bã nhờn.

Bên cạnh đó, một thực đơn xanh với nhiều loại rau xanh, trái cây, cung cấp nước, acid amin, vitamin và khoáng chất đầy đủ cũng ảnh hưởng tích cực không chỉ tới bã lượng mà còn tới thành phần của bã nhờn, giúp bảo vệ da mà không tăng nguy cơ gây mụn.

Và đừng quên uống đủ nước mỗi ngày nhé.

Chế độ chăm sóc da

Mục đích của việc bài tiết bã nhờn là để cân bằng và giữ ẩm cho da, bởi vậy tình trạng này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu da của bạn bị khô.

Với những bạn thuộc loại da khô, biểu hiện của điều này không mạnh mẽ, vì vốn dĩ lượng bã nhờn mà tuyến nhờn có thể tổng hợp được không nhiều, không đủ để cung cấp cho lớp biểu bì của da.

Tuy nhiên nếu bạn thuộc loại da nhờn, da hỗn hợp thiên dầu, có một điều bạn cần phải phân biệt dầu và nước trên da là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt, nếu tình trạng da thiếu nước diễn ra, thường do những phân tử có khả năng cấp nước trong cấu trúc nền sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm cho da vừa khô lại vừa bóng nhờn.

Ngoài ra, tình trạng da bẩn cũng khiến bã nhờn tăng tiết hơn, theo lý giải của một số người là vì tuyến bã nhờn còn có tác dụng đẩy bụi bẩn xâm phạm ra khỏi lỗ chân lông.

Yếu tố môi trường

Thời tiết nóng, ẩm ở những nước như Việt Nam thường khiến lượng bài tiết bã nhờn tăng mạnh hơn, lỗ chân lông mở to hơn, ngược lại ở những nước hàn đới, không khí lạnh và khô sẽ giảm đi. Điều này thực ra là bởi vai trò điều chỉnh nhiệt độ của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi.

Tương tự như vậy, trong điều kiện ngồi điều hòa, khi không khí quá khô, các tuyến bã nhờn, lỗ chân lông có xu hướng khép lại, bảo vệ da khỏi sự mất nước ngoài cơ thể. Lúc này, để tránh da bị khô, hãy sử dụng thêm một lớp kem khóa ẩm nhé.

Một số lời khuyên dành cho bạn

  • Để giảm bài tiết của da

Đối với những bạn da dầu, hỗn hợp thiên dầu hoặc da mụn thì bã nhờn thật sự là một vấn đề nan giải, vậy làm thế nào để giảm tình trạng này.

Đầu tiên chính là việc chăm sóc da đúng cách luôn lưu ý đến làm sạch sâu kiểm soát nhờn như BHA, Retinol, Tretinoin luôn là những gơi ý hoàn hảo nhất.Nếu tình trạng tiết dầu quá mạnh khiến mụn bùng phát, có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai tổng hợp hoặc thuốc kê toa chứa isotretinoin.

Tiếp theo sẽ là dưỡng ẩm phù hợp( ưu tiên các loại cấp nước), tránh tình trạng tiết dầu do da bị bẩn hay khô gây tăng tiết bã nhờn.

  • Tăng bài tiết dầu

Đây là lời khuyên hữu ích với những bạn sở hữu làn da khô,luôn lo lắng về sự xù xì cũng như tốc độ lão hóa nhanh.

Đầu tiên, bạn nên thật cẩn thận với những dòng sản phẩm làm sạch, rấtnhiều trong số chúng có chứa những thành phần có tính kiềm hoặc những chất tạo bọt nhân tạo gây khô da, ngược lại ưu tiên các dòng cung cấp thành phần quan trọng như glycerin, các loại dầu thiên nhiên, Hyaluronic aicd hoặc AHA.

Bên cạnh đó, hãy luôn sử dụng nước mát để tắm và rửa mặt, nước nóng có thể hòa tan lượng dầu vốn đã ít ỏi trên da của bạn.

Và đừng bao giờ quên các bước cấp ẩm và khóa ẩm đầy đủ, da khô đặc biệt dễ mất nước, việc bổ sung các thành phần khóa ẩm sẽ bổ sung các dưỡng chất cần thiết vào lớp biểu bì của bạn.

Và ngoài ra hãy luôn xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, uống đủ nước, ưu tiên rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ, và các loại dầu, protein tốt, và hạn chế đồ ăn ngọt hay quá nhiều dầu mỡ, điều này sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho toàn bộ làn da và cơ thể của bạn.

Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích khác về làm đẹp – thời trang và sức khỏe sẽ tiếp tục chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, cùng tiếp tục đồng hành nhé!

Và đừng quên chia sẻ để lưu giữ và lan tỏa kiến thức hữu ích tới người thân và bạn bè nhé!

Tags: bã nhờncấu trúc làn dasợi bã nhờntuyến bã nhờnviêm da tiết bã nhờn
ShareTweetShare
hellophaidep

hellophaidep

Hello!PháiĐẹp - Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt! Tự hào mang tới những thông tin, kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về làm đẹp - thời trang - sức khỏe cho phụ nữ! Xinh đẹp - Tự tin - Hạnh phúc hơn mỗi ngày!

Related Posts

Sữa rửa mặt neutrogena oil-free acne wash kiềm dầu, giảm mụn
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt neutrogena oil-free acne wash có tốt không? Lên mua loại nào?

06/12/2021
Sữa rửa mặt Neutrogena Visibly Clear
Làm Sạch Da

Review 7 dòng sữa rửa mặt neutrogena visibly clear được yêu thích nhất!

20/11/2021
3 sữa rửa mặt cerave được yêu thích nhất
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt CeraVe có tốt không? Mua ở đâu và giá bao nhiêu?

19/11/2021
Các dòng sữa rửa mặt của La Roche Posay
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt La Roche-Posay có tốt không? Mua ở đâu?

06/12/2021
Sữa rửa mặt Hada Labo Gokujyun Nhật
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt tạo bọt Hada Labo Gokujyun Nhật có tốt không?

17/11/2021
Review sữa rửa mặt Hada Labo được yêu thích nhất
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt Hada Labo có tốt không, giá bao nhiêu?

16/11/2021
Next Post

Khám phá hệ sinh thái các loại vi khuẩn gây hại và có lợi trên da

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Sinh tố cam nho - bổ dưỡng đẹp da

    12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status