Da, một trong những bộ phận có diện tích lớn nhất trong cơ thể, lên tới 1.8m2 với nhiều nếp gấp, hốc và phần phụ là môi thường trú của hàng triệu triệu vi khuẩn, trong đó có những vi khuẩn vô hại, có hại hoặc có lợi.
Hãy cùng Hello!Pháiđẹp khám phá thế giới siêu vi này để lí giải những nguyên nhân gây mụn, viêm hoặc một số bệnh da liễu thường gặp nhé!
Da và môi trường của da

Theo các nghiên cứu thì trên mỗi cm2 của da có tới gần 1 triệu vi sinh vật, chủ yếu là khuẩn, bên cạnh đó còn có nấm và virus, trong một số trường hợp còn có những động vật chân đốt nhỏ tồn tại như chấy, rận, ve. Sự phát triển cũng như tác hại hay lợi ích của những loại vi sinh vật này bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường của da.
Theo đó, cấu tạo da bao gồm 3 lớp chính bao gồm biểu bì, trung bì và hạ bì, tùy theo từng vùng mà độ dày mỏng khác nhau ở mỗi khu vực, theo đó được chia thành 3 vùng chính, bao gồm: Vùng bã nhờn hoặc dầu( vùng đầu, cổ), vùng ẩm ướt ( nếp gấp khuỷu tay, các khe ngón tay, ngón chân) và khu vực khô (cánh tay, chân, đùi…). Trong đó, khu vực tạo điều kiện tốt nhất để vi khuẩn phát triển trên da dầu và ẩm ướt, còn vùng da khô sẽ có ít vi khuẩn hơn.
Những điều kiện khác kiểm soát sự gia tăng của các vi sinh vật trên da bao gồm: độ pH của da thấp, độ ẩm của da, các loại acid béo trên da và lysozym( một loại enzyme kháng khuẩn ở động vật, một phần của hệ miễn dịch bẩm sinh).
Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến da như sức đề kháng, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi của da cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên trong cơ thể như hệ miễn dịch, hệ nội tiết… sự thay đổi của những yếu tố này sẽ dẫn đến sự thay đổi của làn da.
Về các yếu tố bên ngoài đầu tiên phải kể đến những vấn đề như mức độ ô nhiễm, ánh nắng mặt trời và chế độ chăm sóc của da như làm sạch, dưỡng ẩm và đặc biệt là các sản phẩm điều trị.
Yếu tố tiếp theo chính là sự tương tác và tỷ lệ số lượng của các loại vi khuẩn trên da sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái này. Theo đó, những loại vi khuẩn có thể sản sinh hoạt chất kháng sinh như bacteriocin, hoặc các chất chuyển hóa có khả năng giảm mật độ oxy sẽ cạnh tranh với những vi khuẩn có hại, tạo ra sự cân bằng của làn da.
Trong các trường hợp như bị mụn, viêm, hoặc phòng tránh lây truyền dịch bệnh thì việc loại bỏ những loại vi khuẩn có hại ra khỏi da rất quan trọng, và chúng ta có rất nhiều cách, có thể sử dụng những chất tiêu diệt vi khuẩn, ngoài ra, đa số vi khuẩn bám trên da nhờ vào tương tác với lectin và phân tử đường trên da qua tương tác kích điện, tương tác kỵ nước… nên có thể sử dụng một số sản phẩm làm giảm sự bám dính này.
5 loại vi khuẩn thường gặp trên da

Vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P.acnes)
P.acnes vi khuẩn gây mụn trứng cá thường gặp nhất trên da. Propionibacterium acnes là chủng vi khuẩn kỵ khí, phát triển tốt trong những môi trường có nồng độ oxy thấp và sử dụng các thành phần của bã nhờn như chất béo, cholesterol làm năng lượng để sinh trưởng và phát triển.
Vì là vi khuẩn phổ biến nên P.acnes luôn có mặt trên da của chúng ta, và trong một số trường hợp thuận lợi như khi tuyến bã nhờn tăng bài tiết, hoặc da có nhiều bụi bẩn, tế bào chết gây tắc nghẽn sẽ tạo điều kiện co loại vi khuẩn gây mụn này phát triển, tạo ra các loại mụn viêm như mụn mủ, mụn bọc, mụn đỏ thường gặp.
Vi khuẩn Staphylococcus Cholermidis
Trong điều kiện thông thường thì đây là một loại vi khuẩn có ích cho da, giúp tạo nên một hàng rào sinh học, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài như ô nhiễm, khói bụi, hóa chất và các vi sinh vật gây hại khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp hệ miễn dịch của các bạn bị suy yếu Staphylococcus cholermidis có thể sâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra những tác động tiêu cực cho hệ miễn dịch, nhất là với những người đang sử dụng những thiết bị y tế cấy ghép như ống thông, chân tay giả, máy tạo nhịp tim hay van tim nhân tạo.
Hiện nay vi khuẩn Staphylococcus cholermidis đang là một nguyên nhân gây đau đầu cho các nhà khoa học khi trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng bệnh viện, tiến hóa nhanh và ngày càng xuất hiện nhiều chủng kháng kháng sinh.
Chi Corynebacterium
Đây là một nhóm các vi khuẩn thường trú thường xuyên trên da, trong đó đa phần là vô hại, tuy nhiên có một số chi, thường gặp nhất là Corynebacterium Diphtheriae sản xuất ra độc tố gây bệnh bạch hầu, ảnh hưởng tới cổ họng, niêm mạc mũi và tổn thương da, nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến thận, tim và hệ thần kinh.
Trước đây, bạch hầu là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, nhưng hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra vaccine phòng bệnh.
Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng)
Là một loại vi khuẩn bổ biến trên da, khoang mũi và đường hô hấp, có khả năng lây lan rất cao, khi tiếp xúc với vết thương hở sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể, gặp phải tình trạng miễn dịch suy giảm có thể gây ra nhiễm trùng thậm chí dẫn đến tử vong.
Streptococcus spp. (Liên cầu khuẩn)
Đây là loại vi khuẩn thường cư trú trên da và cổ họng, nếu sức đề kháng tốt loại vi khuẩn này thường không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Tuy nhiên với những người có hệ miễn dịch bị suy giảm Streptococcus spp. có thể tấn công gây nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng, có thẻ nguy hiểm đến tính mạng.
Những loại bệnh thường gặp bao gồm viêm họng liên cầu, bệnh ban đỏ, chốc lở, nặng hơn là hội chứng sốc nhiễm độc, hoại tử fasciitis, nhiễm trùng máu và sốt thấp khớp cấp tính.
Biện pháp để duy trì cân bằng sinh học trên da
Da là bộ phận bảo vệ quan trọng, giúp cơ thể tránh khỏi nững tổn thương từ môi trường bên ngoài, bởi vậy sự mất cân bằng trên da có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái vi sinh vật trên da, hãy lưu ý đến những vấn đề sau:
Chăm sóc da đúng cách
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm sạch, sát trùng cho da, tùy theo từng vùng da và mục đích sử dụng.Sản phẩm mà chúng ta thường xuyên sử dụng là các sản phẩm làm sạch cho da mặt như sữa rửa mặt, tẩy da chết, tẩy trang.
Khi lựa chọn những sản phẩm này, hãy thật sự lưu ý đến thành phần, hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính kiềm quá mạnh có thể ảnh hưởng đến độ pH của da, khiến độ pH tăng và vi sinh vật phát triển mạnh hơn.
Đồng thời hãy luôn lưu ý chọn sản phẩm có tính làm sạch nhẹ dịu, tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh, chứa Alcohol ở nồng độ cao sẽ gây khô da, ảnh hưởng tới lớp màng acid bảo vệ da, khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra những chất bảo quản, hương liệu cũng chỉ nên ở một mức thấp nhất có thể, tránh tổn thương đến tế bào da.
Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da như dưỡng ẩm và chống nắng để đảm bảo da luôn ở tình trạng tốt nhất cũng như được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một thực đơn với nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp cung cấp một lượng chất chống oxy hóa lớn cho cơ thể, giúp các tế bào da hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng lão hóa của da và cơ thể từ đó kiểm soát sự phát triển của các vi sinh vật trên da.
Ngoài ra, bạn cần tránh những thực phẩm mang tới quá nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ không tốt, hoặc các loại chất kích thích vì chúng khiến hệ miễn dịch của da suy giảm, và lượng bài tiết dầu tăng lên dẫn tới mất cân bằng môi trường da.
Đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để các tế bào có thể hoạt động bình thường nhé.
Duy trì thói quen tốt cho cơ thể
Ngủ đủ giấc, không thức khuya, thường xuyên tập luyện thể dục sẽ giúp cơ thể, hệ thống nội tiết và miễn dịch ở tình trạng tốt nhất, từ đó nâng cao sức khỏe của làn da và cơ thể.
Hãy luôn dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện điều này, chỉ một thời gian bạn sẽ cảm nhận sự tiến bộ rõ rệt của làn da cũng như sức mạnh cơ bắp.
Hệ sinh thái các loại vi sinh vật trên da không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề như mụn, viêm mà còn là con đường xâm nhập của rất nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. Bởi vậy, đến đây, hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ một phần về tầm quan trọng của vấn đề này và tìm ra những phương pháp thích hợp để nâng cao sức khỏe của bản thân.
Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích khác về làm đẹp – thời trang và sức khỏe sẽ tiếp tục chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, cùng tiếp tục đồng hành nhé!
Và đừng đừng quên chia sẻ để lưu giữ và lan tỏa kiến thức hữu ích tới người thân và bạn bè nhé!