Mỗi cm2 trên da của các bạn có tới gần 1 triệu vi khuẩn, và được chia thành rất nhiều loại với tác hại hoặc lợi ích khác nhau. Hôm nay bài viết của Hello!Pháiđẹp sẽ nói về một trong những loại được quan tâm nhất với tên gọi vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P.acnes).
Đặc điểm cấu tạo, ảnh hưởng của loại vi khuẩn này là gì và bạn cần làm thế nào để hạn chế sự sinh sôi của chúng, hãy dành 5 phút để đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé.
Đặc điểm của vi khuẩn gây mụn P. acnes
P.acnes là một chủng vi khuẩn gây mụn luôn luôn tồn tại ở da, chủ yếu trong các lỗ chân lông, nang lông chứ không phải trên bề mặt. Ngoài ra, một lượng nhỏ P.acnes cũng được tìm thấy trong ruột, trước đây chúng được gọi với một số tên như Bacillus acnes, Corynebacterium acnes.
Đây là một loại vi khuẩn kỵ khí, nghĩa là chúng sẽ phát triển trong môi trường oxy thấp, chúng có một enzyme có tên lipase có tác dụng tiêu hóa các acid béo và chất béo trung tính như Squalene, cholesterol để sinh sôi và phát triển.
Theo các nghiên cứu thì hiện nay có ít nhất 70 chủng P.acnes đã được tìm thấy, một số bảo vệ da khỏi mụn, nhưng một số khác lại là nguyên nhân chủ yếu để gây mụn.
>> Xem thêm: Bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm tốt nhất cho da mụn
Tác hại của vi khuẩn P.acnes

P.acnes và quá tình hình thành mụn
Bít tắc lỗ chân lông và sự phát triển của P.acnes
Có 2 nguyên nhân chính là khi da của bạn không được làm sạch khiến bụi bẩn, tế bào chết tồn tại, gây ra hiện tượng sừng hóa, một lượng trong số đó sẽ đi vào lỗ chân lông.
Điều kiện tiếp theo chính là sự tăng tiết tuyến bã nhờn, thường gặp ở người có làn da dầu, hỗn hợp thiên dầu, da thiếu nước hoặc do các yếu tố khác bao gồm tăng tiết hormone androgen ở tuyến sinh dục hoặc tuyến thượng thận, do khí hậu nóng ẩm.
Khi 2 yếu tố này kết hợp với nhau sẽ tạo ra tình trạng tắc nghẽn, dấn tới hình thành các loại mụn không viêm bao gồm mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn, điều này ảnh hưởng gì tới P.acnes.
Như đã nói P.acnes luôn tồn tại trong nang lông với một lượng nhất định, ở tình trạng bình thường có rất nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển của chúng, bao gồm môi trường da có tính axit, những loại vi khuẩn có lợi cho da. Tuy nhiên, nhưng khi tình trạng tắc bít tắc xảy ra lượng oxy trong lỗ chân lông sẽ giảm đi nhanh chóng, cùng với đó lượng dầu bài tiết trong lỗ chân lông không thể thoát ra ngoài và trở thành “thức ăn” của P.acnes, và đây chính là môi trường lý tưởng nhất để loại vi khuẩn gây mụn này bùng phát.
Gây viêm
Trong quá trình tiêu hóa bã nhờn, vi khuẩn P.acnes sử dụng enzyme của mình để lên len và phân giải các chất dinh dưỡng, quá trình này tạo ra những sản phẩm phụ, tương tác với acid béo và triglycerides, và giải phóng axit béo chuỗi ngắn và axit propionic gây ra tình trạng viêm cục bộ đồng thời bịt chặt các lỗ chân lông ngăn cản sự xâm nhập của oxy.
Khi lượng oxy ngày càng thấp, P.acnes sẽ tiếp tục sản xuất hợp chất porphyrin phản ứng với oxy để tạo ra các oxit hoạt tính, hay còn gọi là các gốc tự do từ đó tấn công các cấu trúc da xung quanh, gây suy yếu hệ thống miễn dịch của da. Khi P.acnes được nhân lên nhanh, những tình trạng viêm và phá hủy diễn ra càng mạnh mẽ, những vi khuẩn P.acnes sẽ có xu hướng kết dính thành những khối kỵ khí có tác dụng như một lớp màng sinh học giúp bảo vệ các vi sinh vật bên trong, bao gồm cả vi khuẩn, nấm và những virus mới.
Lúc này cơ thể người sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch bằng cách sử dụng các tế bào bạch cầu tấn công P.acnes. Nhưng một vấn đề là khi đó, các cấu trúc xung quanh vi khuẩn P.acnes đều đã bị tổn thương, sự hoạt động quá mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ dẫn tới tình trạng mưng mủ càng nặng hơn, gây sưng đau và tấy và có nguy cơ để lại sẹo trên da.
Nếu không biết cách chăm sóc da, nặn mụn không đúng cách, hệ miễn dịch sẽ như con dao hai lưỡi khiến vi khuẩn càng có cơ hội lan rộng và tạo ra những ổ mụn mới, khiến tình trạng trở nên dai dẳng.
Đây chính là lý do mà các bác sỹ luôn nhắc bạn không nên nặn khi mụn chưa khô cồi và cũng không nên cả ngày sờ tay nên vết mụn trên mặt.
>> Xem thêm: Điểm danh 17 thành kem phần trị mụn hiệu quả nhất hiện nay!
Một số vấn đề khác gây ra bởi P.acnes
Đa số tình trạng mụn trứng cá do P.acnes gây ra không được xem là bệnh mà chỉ là một rối loạn tạm thời, tuy nhiên ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra nhiều loại nhiễm trùng hậu phẫu nguy hiểm và các tình trạng mãn tính khác.
Một số nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của P.acnes tình trạng viêm nội tâm mạc giả và van động mạch chủ tự nhiên), nhiễm trùng giác mạc, endophthalmitis sau phẫu thuật và một số bệnh nhiễm trùng chỉnh hình, phục hình vú silicon và nhiễm trùng khớp giả.
Phương pháp kiểm soát P.acnes và ngăn ngừa mụn
Với những thông tin phía trên, chúng ta có thể thấy rằng, sự phát triển quá mức của P.acnes sẽ gây ra tổn thương cấu trúc xung quanh, gây viêm cục bộ và kích thích hệ miễn dịch gây ra tình trạng viêm bùng nổ và viêm mãn tính, kết quả là các loại mụn mủ, mụn bọc, mụn nang ra đời.
Suy ngược lại vấn đề, sự phát triển của P.acnes lại là kết quả của quá trình tắc nghẽn lỗ chân lông, sự bài tiết quá mức của tuyến nội tiết. Và để ngừa mụn, chúng ta cần xử lý tất cả những vấn đề trên. Dưới đây là những thông tin cần thiết dành cho bạn.
Tạo môi trường ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn P.acnes
Làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết
Mỗi ngày cơ thể của bạn tải ra hàng triệu tế bào chết, và nhận thêm một lớp bụi bẩn nhỏ đến siêu nhỏ, một lớp phấn trang điểm và thêm một lượng hóa chất không hề ít từ bên ngoài, nhất là khi bạn đang sống ở các thành phố, nếu không được làm sạch những phân tử mà mắt thường khó nhận biết này có thể đi sâu vào lỗ chân lông, kết hợp với bã nhờn gây ra tình trạng bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Đây chính là lý do mà bạn cần phải có, không phải là 1 mà tới 3 bước làm sạch cho da, từ tẩy trang, rửa mặt và tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, tùy theo từng loại da, từng trạng mụn bạn cần phải chọn được cho mình những sản phẩm phù hợp, tránh gây khô da và kích ứng.
Đặc biệt với sản phẩm làm sạch như xà phòng, sữa tắm, nhất là sữa rửa mặt, bạn cần chọn dòng dịu nhẹ, có độ pH thấp để không ảnh hưởng đến lớp màng acid bảo vệ da, một yếu tố giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, đồng thời giữ ẩm cho da.
Bạn cũng chỉ nên dùng nước mát để rửa mặt, nước nóng sẽ hòa tan và lấy đi khá nhiều lượng acid béo khiến tuyến bã nhờn phải hoạt động để bù lại.
Những thành phần mà bạn có thể ưu tiên bao gồm các thành phẩn tẩy tế bào chết hóa học, ngăn ngừa và loại bỏ bít tắc như AHA/ BHA, đặc biệt là BHA với khả năng kiểm soát bã nhờn, kết hợp với các thành phần làm sạch dịu nhẹ như Trà Xanh, chiết xuất cây phỉ…
Giảm hoạt động của tuyến bã nhờn
Đây chính là nguồn thức ăn cho vi khuẩn gây mụn P.acnes và cũng là lý do giải thích vì sao da dầu, hỗn hợp thiên dầu và đàn ông dễ bị mụn hơn. Trong khi đó, hoạt động của bã nhờn lại phụ thuộc vào rất, rất nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là cấu trúc và tình trạng của da, hoạt động của hệ nội tiết và cả yếu tố thời tiết.
Theo đó, da dầu, da hỗn hợp thiên dầu luôn có lượng bã nhờn lớn, lỗ chân lông mở rộng, nhất là trong thời tiết nóng ẩm, khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều. Những lúc ấy, hãy thật lưu ý việc làm sạch cũng như cân bằng độ pH để giảm bít tắc và tăng cường lớp bảo vệ da nhé.
Một tình trạng khác là khi da của bạn quá khô hoặc lớp lớp màng acid bảo vệ da bị tổn thương, sẽ kích thích tăng tiết bã nhờn để tăng cường khả năng giữ ẩm cho da. Bởi vậy, hãy luôn chăm sóc và lưu ý đến việc dưỡng ẩm phù hợp cho da. Tùy theo loại da bạn có thể chọn các thành phần khóa ẩm, cấp ẩm hoặc cả hai.
>> Xem thêm: Cấp ẩm –Khóa ẩm là gì? Phân biệt và những tác dụng cần hiểu
Một yếu tố khác ảnh hưởng mạnh mẽ đến tuyến bã nhờn, đó là hoạt động của hệ nội tiết mà quan trọng là lượng hormone sinh dục nam androgen trong cơ thể. Trong cơ thể của phái nữ, một lượng nhỏ hormone này được bài tiết bởi buồng trứng và tuyến thượng thận, lượng hormone này càng lớn thì tuyến bài tiết hoạt động càng mạnh mẽ,
Thông thường androgen sẽ sản sinh mạnh trong giai đoạn tuổi dậy thì, rối loạn nội tiết do stress, bệnh lý hoặc sinh hoạt không khoa học từ đó gây ra mụn nội tiết. Bởi vậy phương pháp hiệu quả là luôn giữ tâm lý tốt nhất và tham khảo ý kiến của bác sỹ khi tình trạng mụn nặng hơn.
Những thành phần có khả năng ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn bao gồm Tea treee oil – Tinh dầu tràm trà/ Retinol, Tretinoin, Niacinamide .
Ức chế hệ miễn dịch quá nhạy cảm
Hệ miễn dịch là hệ thống quan trọng nhất để bảo vệ bạn khỏi các nguy cơ nguy hiểm từ bên ngoài, tuy nhiên với một số người hệ miễn dịch quá nhạy cảm lại chính là nguyên nhân khiến mụn bùng phát mạnh mẽ, khi mà chỉ một sự biến đổi chưa đến mức cần can thiệp của P.acnes cũng gây viêm.
Tình trạng viêm này sẽ sản sinh ra rất nhiều sản phẩm phụ, đầu tiên chính là tình trạng mụn mủ, sưng tấy, sau đó là sự phá hủy các cấu trúc xung quanh, nếu chăm sóc không đúng sẽ khiến vi khuẩn và mụn lan ra, bắt đầu cho một đợt bùng phát mới.
Thực sự thì tình trạng không kiểm soát của hệ miễn dịch không ngừng lại ở đây, mà nó còn tăng nguy cơ cho các loại viêm nguy hiểm khác như viêm cơ tim, ung thư, đau khớp mãn tính, viêm tế bào não.
Phương án phù hợp ở đây là bạn nên sử dụng các thành phần có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm như Vitamin C, A, E, hoặc các chất kiềm chế hệ miễn dịch như kẽm,Vitamin C, Vitamin E
Tiêu diệt P.acnes tại chỗ
Đây là biện pháp điều trị có hiệu quả ngay lập tức, giúp tiêu diệt và giảm số lượng vi khuẩn P.acnes ngay tại chỗ, giảm tình trạng viêm sưng, từ đó giảm mụn, bạn có rất nhiều cách để làm điều này.
Sử dụng kem trị mụn: Được dùng nhiều nhất chính là những sản phẩm có chứa các thành phần như Tea tree oil Benzoyl peroxide, hay Azelaic acid hay Lưu huỳnh.
>> Xem thêm: [Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay
Sử dụng kháng sinh là biện pháp hiệu quả trong các trường hợp viêm nặng, đa phần những sản phẩm đó sẽ bao gồm erythromycin, tetracycline, doxycline, minocycline, hoặc corticoid.
Tuy nhiên một lưu ý quan trọng là đa số các thành phần này đều gây phản ứng phụ như nhạy cảm với ánh sáng, teo mỏng da, lộ mao mạch khi sử dụng không đúng cách, bởi vậy, chỉ nên áp dụng khi có chỉ định từ bác sỹ.
Sử dụng công nghệ cao: Điển hình là ánh sáng xanh – Blue light, bởi vi khuẩn P.anes rất nhạy cảm và dễ bị tiêu diệt trước bước sóng này.
Sử dụng các biện pháp thiên nhiên:
Bất ngờ nhất có lẽ là mồ hôi, vì đa phần các bạn đều nghĩ mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển mạnh, điều đó chỉ đúng khi bạn không giữ vệ sinh đầy đủ, và đúng cách mà thôi.
Thực tế thì trong mồ hôi có chứa một peptit được gọi là Dermcidin có khả năng tiêu diệt P.acnes hiệu quả hơn và không gây kháng thuốc như kháng sinh.
Bên cạnh đó, những nguyên liệu từ thiên nhiên bao gồm mật ong tươi, nha đam, tràm trà, sữa ong chúa đều chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, hiệu quả lại không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên khi sử dụng, bạn cần lưu ý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cũng như giữ vệ sinh cẩn thận tay và các dụng cụ tránh nguy cơ nhiễm khuẩn khiến mụn nặng hơn nhé.
>> Xem thêm: [Không thể bỏ qua] 25 công thức làm mặt nạ trị mụn ngay tại nhà
Cung cấp dinh dưỡng đúng và sinh hoạt khoa học
Ăn đủ, ngủ đủ, luyện tập đủ không chỉ giúp ngừa mụn mà còn nâng cao sức khỏe cho làn da và cơ thể của bạn.
Hãy tăng cường sử dụng các loại rau xanh, trái cây vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt gốc tự do, kháng viêm ngăn chặn tình trạng mưng mủ và sự phát triển hiệu quả.
>> Xem thêm: TOP 9 hoạt chất và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất trong tự nhiên
Ngược lại hãy giảm tối đa các loại mỡ động vật, chất béo no, đường, protein xấu, thay vào đó cung cấp vừa đủ dầu thực vật, và protein tốt như từ thực vật, hải sản, cá, tôm, điều này không chỉ giảm bài tiết bã nhờn mà còn giúp thay đổi thành phần bã nhờn để vi khuẩn P.acnes kém phát triển.
Và cuối cùng, tập luyện thể thao đúng mức, ngủ đủ giấc sẽ góp phần tăng khả năng hấp thụ, đào thải độc tố và đặc biệt là cân bằng hoạt động của hệ nội tiết, cân bằng bài tiết bã nhờn, giảm mụn, đặc biệt là các loại mụn nội tiết.
Hi vọng đến đây, bạn đã có thể hoàn toàn nắm được đặc điểm, cách hoạt động và sinh sôi cũng như phương pháp để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn phổ biến nhất P.acnes, điều này chắc chắn sẽ góp phần rất lớn trong việc điều trị và ngăn ngừa các vấn đề mụn mủ, mụn bọc luôn khiến bạn đau đầu đó.
Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích khác về làm đẹp – thời trang và sức khỏe sẽ tiếp tục chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, cùng tiếp tục đồng hành nhé!
Và đừng đừng quên chia sẻ để lưu giữ và lan tỏa kiến thức hữu ích tới người thân và bạn bè nhé!