No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Trị Mụn

[Giải đáp] Nâng mũi xong có được nặn mụn không?

hellophaidep by hellophaidep
in Trị Mụn
0 0

Trong những năm gần đây, những phẫu thuật thẩm mỹ nhỏ, tạo ra hiệu quả lớn trong việc cải thiện nhan sắc như nâng mũi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chị em.

Bên cạnh những thắc mắc về chất lượng dịch vụ, bảo hành, chi phí thì nhiều bạn cũng băn khoăn về các lưu ý sau nâng mũi, một trong số đó là việc nâng mũi xong thì có được nặn mụn không?

Nguyên nhân của điều này xuất phát từ đặc điểm da ở khu vực xung quanh mũi thường xuyên đổ dầu, bít tắc làm xuất hiện các loại mụn đầu đen, đầu trắng và lượng lớn sợi bã nhờn!

Và để giải đáp vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết chi tiết dưới đây cùng Hello!PháiĐẹp để đưa ra kết luận chính xác nhất nhé!

  • Nổi mụn sau khi nâng mũi là vì sao?
  • Nâng mũi xong có nên nặn mụn
    • Cách xử lý mụn sau phẫu thuật nâng mũi
  • Cách chăm sóc da sau nâng mũi để ngừa mụn

Nổi mụn sau khi nâng mũi là vì sao?

Nâng mũi xong có được nặn mụn không?
Nâng mũi xong có được nặn mụn không?

Rất nhiều bạn cho rằng, việc nổi mụn ở mũi sau khi phẫu thuật là một dấu hiệu của sai lầm trong quá trình tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên điều này thực ra không phải như vậy.

Việc hình thành mụn trứng cá là bởi sự tích tụ của tế bào chết, bụi bẩn kết hợp với lượng dầu thừa lớn, nhất là ở vùng chữ T, hoàn toàn không liên quan gì tới những kỹ thuật được sử dụng trong quá trình thẩm mỹ.

Nhiều bạn cho rằng, sau khi phẫu thuật, trong giai đoạn phục hồi thì ít nhiều việc vệ sinh vùng da quanh mũi của bạn cũng sẽ ảnh hưởng, khiến mụn dễ hình thành hơn.

Điều này có thể đúng, tuy nhiên cũng khẳng định rằng đó là một phản ứng thông thường của da khi lỗ chân lông bị bít tắc, không liên quan gì đến những hậu quả của việc nâng mũi.

Bởi vậy, việc bị mụn quanh mũi sau nâng mũi thì bạn nên nghĩ ngay đến việc làm thế nào để làm sạch và trị mụn hiệu quả thay vì lo lắng về phương pháp mà các bác sỹ đã sử dụng.

Nâng mũi xong có nên nặn mụn

Thông thường sau phẫu thuật nâng mũi các bác sĩ sẽ khuyên bạn không được tự ý nặn mụn trên bề mặt mũi, kể cả là mụn bọc, mụn đầu đen hay sợi bã nhờn, đặc biệt là trong tháng đầu tiên.

Nguyên nhân của vấn đề này là vì trong khoảng thời gian đó, kết cấu mới của mũi bao gồm vết thương và sụn nâng chưa phục hồi và ổn định, những tác động trực tiếp bao gồm sờ, nắn, tạo lực ép đều có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và ảnh hưởng đến dáng mũi, thậm chí là lệch, cong vẹo sống mũi, khiến kết quả phẫu thuật không được như mong muốn, thậm chí còn tệ hơn.

Tùy theo từng cấu trúc, công nghệ và mức độ phục hồi, thời gian mà bạn có thể nghĩ đến nặn mụn sau khi nâng mũi hay là không, và cần có sự kiểm tra, xác định cũng như tư vấn của bác sỹ điều trị.

Với phương pháp lột mụn, bạn có thể áp dụng khoảng 2 tháng sau khi nặn mụn, nhưng cũng cần chọn các sản phẩm có độ bám dính vừa phải, tránh tổn thương cấu trúc mũi và làn da tại khu vực này.

Bởi vậy, thay vì nặn những phương pháp dưới đây sẽ là gợi ý tốt hơn dành cho tình trạng nổi mụn sau phẫu thuật mũi.

Cách xử lý mụn sau phẫu thuật nâng mũi

Kem trị mụn Pimplit Shiseido - Nhật Bản
Sử dụng kem chấm mụn sau nâng mũi

Đầu tiên, bạn cần xác định được loại mụn cũng như tình trạng mụn của mình, và nhờ tới sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ.

Với tình trạng mụn nhẹ, mụn chưa viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn nhỏ và sợi bã nhờn thì bạn không cần quá lưu ý trong giai đoạn này vì nó không gây ra quá nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, với tình trạng mụn viêm, mụn đỏ, mụn bọc trên mũi bạn nên sử dụng các sản phẩm chấm mụn, có thể chứa AHA, BHA/ Benzoyl peroxide/ Lưu huỳnh/ Azelaic acid/ Tea tree oil/ Retinol, Tretinoin để đẩy nhanh quá trình gom cồi, và tự rụng hoặc chỉ cần tác dụng một lực vô cùng nhẹ.

Nhưng có một lưu ý, trong thời gian bạn đang sử dụng một số loại thuốc chống viêm, chống phù nề khác sau phẫu thuật, trước khi dùng bất cứ sản phẩm nào nhất định cần có được sự tư vấn và cho phép của bác sỹ, tránh tương tác thuốc và những hậu quả nặng nề.

Ngoài ra, bạn cũng tránh thoa thuốc vào những khu vực có vết thương hở để lại sau phẫu thuật nhé đồng thời, hãy luôn đảm bảo tay hoặc dụng cụ thoa thuốc đã được làm sạch để ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn và biến chứng không mong muốn sau phẫu thuật.

Cuối cùng, nếu tình trạng mụn của bạn sưng, viêm nặng, tái đi tái lại và không thể trị dứt bằng những sản phẩm thông thường, hãy tìm kiếm sự tư vấn và giúp đỡ từ bác sỹ điều trị và bác sỹ da liễu để có được phác đồ thích hợp, vì lúc này có thể tình trạng viêm nhiễm do mụn đã nặng hơn.

Xem thêm: [Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc da sau nâng mũi để ngừa mụn

Phòng hơn chống, bởi vậy để hạn chế tình trạng mụn xuất hiện sau khi nâng mũi, giúp bạn có được và duy trì kết quả tốt nhất, dưới đây sẽ là một số gợi ý dành cho bạn:

–         Luôn luôn lưu ý đến việc làm sạch và kiềm dầu cho da vùng mũi nhằm hạn chế sự tiết dầu, hạn chế sự xuất hiện của các loại mụn.

–         Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ, giúp da và cơ thể luôn khỏe mạnh.

–         Hạn chế nằm nghiêng, hạn chế sờ nắn, hoặc va chạm trên vùng mũi.

–         Tuân thủ nghiêm ngặt mọi hướng dẫn và yêu cầu của bác sỹ điều trị.

Xem thêm: Nặn mụn đúng cách để tránh biến chứng ngay tại nhà

Đến đây hi vọng rằng những thắc mắc như nâng mũi xong có được nặn mụn, nâng mũi xong nặn mụn như thế nào đã có thể có được câu trả lời chính xác nhất.

Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về làm đẹp da và trị mụn sẽ tiếp tục được chia sẻ, cùng tiếp tục theo dõi và đồng hành nhé!

ShareTweetShare
hellophaidep

hellophaidep

Hello!PháiĐẹp - Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt! Tự hào mang tới những thông tin, kiến thức chi tiết và đầy đủ nhất về làm đẹp - thời trang - sức khỏe cho phụ nữ! Xinh đẹp - Tự tin - Hạnh phúc hơn mỗi ngày!

Related Posts

Acnes - Thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt Acnes cho trị mụn thâm có tốt không? Bao nhiêu tiền?

11/11/2021
Review Sữa Rửa Mặt Trị Mụn Innisfree Jeju Bija Trouble Facial Foam
Làm Sạch Da

[Review] TOP 5 loại sữa rửa mặt innisfree cho da dầu, trị mụn tốt nhất

06/11/2021
Sử dụng Kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo
Review

[Review] Kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo(+): chất lượng, hiệu quả, giá thành.

23/09/2021
Thương hiệu trị mụn Acnes Nhật Bản
Review

[Review] Các loại kem trị mụn Acnes của Nhật: Thành phần, tác dụng, giá thành

27/01/2021
Tác dụng trị mụn của Aspirin
Review

Đánh giá chính xác hiệu quả và mức độ an toàn khi trị mụn với Aspirin

27/01/2021
Tác dụng làm đẹp với gừng
Trị Mụn

Đánh bay mụn với 5 công thức trị mụn mờ thâm bằng gừng từ thiên nhiên

27/01/2021
Next Post
Không tự ý nặn mụn ở khu vực quanh miệng

Mụn đinh râu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem dưỡng kiềm dầu và giảm mụn đầu đen SVR Sebiaclear Mat + Pores: Thành phần, tác dụng, giá thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status