No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
Hello!Phái Đẹp
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN
No Result
View All Result
Hello!Phái Đẹp
No Result
View All Result
Home DA ĐẸP Mỹ Phẩm

Độ pH và những vấn đề liên quan trong mỹ phẩm và chăm sóc da

Lyna by Lyna
in Mỹ Phẩm
0 0

Khi tìm hiểu về skincare bạn sẽ gặp kha khá khái niệm và phổ biến nhất trong đó chính là độ pH trong mỹ phẩm và độ pH của da. Vậy những yếu tố này có ý nghĩa gì, có liên quan như thế nào đến nhau và làm thế nào lựa chọn và sử dụng hợp lý để mang đến hiệu quả cao nhất.

Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây, dành 5 phút để bắt đầu với Hello! Phái Đẹp nhé!

  • Độ pH và màng acid của làn da
    • Khái niệm
    • Yếu tố ảnh hưởng đến màng acid và độ pH của da
      • Những sản phẩm tẩy rửa pH cao
      • Thành phần gây mỏng và teo da
      • Dùng nước nóng
  • Độ pH của mỹ phẩm
    • Những thành phần phụ thuộc pH
    • Cách sử dụng những thành phần phụ thuộc pH
      • Trong quy trình có 2 thành phần phụ thuộc pH trở lên:
      • Nếu trong quy trình chỉ có 1 thành phần phụ thuộc pH

Độ pH và màng acid của làn da

Khái niệm

Vai trò quan trọng của lớp màng acid bảo vệ da
Vai trò quan trọng của lớp màng acid bảo vệ da

Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và liên tục với môi trường bên ngoài, hiển nhiên đây cũng phải là một trong những hàng rào bảo vệ quan trọng và mạnh mẽ nhất của cơ thể.

Thực tế để thực hiện vai trò này, da có rất nhiều cơ chế, đó là khả năng sản xuất melanin giảm tác hại của ánh nắng mặt trời, là lớp màng hydrolipit khóa ẩm, và chủ đề chúng ta nhắc tới ngày hôm nay, chính là lớp màng acid bảo vệ da – nằm trên cùng của lớp biểu bì và là hỗn hợp của bã nhờn  và mồ hôi với thành phần chủ yếu là Squalene, cholesteron, nước và một lượng acid béo, acid amin, acid lactic cùng một lượng tế bào chết.

Ở điều kiện thông thường lớp màng này có tính acid với độ pH vào khoảng 5.5 và được gọi là lớp màng acid, và đây chính điều kiện tốt nhất để các enzyme, vi sinh vật có lợi trên da hoạt động, ức chế và ngăn chặn sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm và hóa chất ô nhiễm và bảo vệ da.

Đồng thời lớp màng acid này cũng góp phần quan trọng vào việc khóa ẩm cho da, mặc dù không mạnh mẽ như màng lipit nhưng cũng là yếu tố không thể thiếu.

Tuy nhiên, lớp màng này rất dễ bị mỏng đi, tổn thương và suy yếu bởi những yếu tố bên ngoài. Khi đó vi khuẩn, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập gây mụn hoặc một số bệnh lý do viêm gây ra, đồng thời khiến da dễ bị khô, dẫn đến nứt nẻ, viêm, làm xuất hiện những vùng xù xì và tình trạng lão hóa da.

Yếu tố ảnh hưởng đến màng acid và độ pH của da

  • Những sản phẩm tẩy rửa pH cao

Đa số là những sản phẩm có tính chất làm sạch, tính kiềm cao đi kèm với mức độ tẩy rửa, bao gồm sữa rửa mặt, tẩy trang, dầu gội, sữa tắm và xà phòng.

Khi bạn sử dụng những thành phần này, phản ứng trung hòa sẽ xảy ra, lượng acid béo cũng bị phân hủy và lấy đi nhanh chóng, tất cả khiến độ pH của da bị thay đổi đồng thời làm màng acid bị mỏng đi nhiều.

Lựa chọn tốt nhất cho bạn là những sản phẩm có độ pH thấp, khoảng dưới 6 sẽ tốt hơn cho da, cần đặc biệt lưu ý trong sữa rửa mặt, toner, tẩy trang.

Để tính độ pH rất đơn giản, bạn có thể sử dụng giấy quỳ tím nhé.

  • Thành phần gây mỏng và teo da

Điển hình chính là corticoid trong kem trộn, hoặc khi bạn dùng những thành phần kháng sinh, trị mụn không đúng cách gây bào mòn da lấy đi lớp màng acid, màng hydrolipit và làm teo mỏng da, làm lộ mao mạch trên da.

Bởi vậy, hãy thật lưu ý khi dùng những loại mỹ phẩm, nhất là sản phẩm đặc trị và dưỡng trắng da nhé.

  • Dùng nước nóng

Nước nóng có thể hòa tan một lượng acid béo, ảnh hưởng đến lớp màng acid trên da. Bởi vậy hãy đùng nước ấm nhẹ hoặc nước lạnh.

Việc xông hơi cho da mặc dù có tác dụng kiềm dầu, giảm tình trạng bít tắc nhưng không được lợi dụng vì có thể ảnh hưởng.

Độ pH của mỹ phẩm

Bên cạnh độ pH của da và những sản phẩm làm sạch thì một vấn đề vô cùng nan giải mà mọi người thường xuyên gặp phải đó là độ pH của những sản phẩm mỹ phẩm phụ thuộc độ pH, khá rắc rối phải không, cùng giải đáp với những thông tin tiếp theo nhé.

Độ pH có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của mỹ phẩm
Độ pH có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của mỹ phẩm
  • Những thành phần phụ thuộc pH

Thường gặp nhất chính là sản phẩm có tính acid và hoạt động với độ pH<7, theo đó có những chất sẽ hoạt động tốt nhất ở mức pH nào đó, càng xa mức đó thì hiệu quả càng giảm mạnh. Phồ biến nhất bao gồm:

 BHA (Salicylic Acid): pH từ 3-4

AHA ( Glycolic Acid, Lactic Acid, Citric Acid, Malic Acid) : pH 3-4

Azelaic acid pH 4-6

Axit L-ascorbic : pH 2.5-3.5

SAP :pH 6-7

Niacinamide: pH: 5-7

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta sẽ lấy ví dụ về AHA – Glycolic Acid, hoạt chất này hoạt động tốt nhất ở mức pH dưới 4, nếu mức pH trên 4 thì tác dụng sẽ bị giảm đi rõ rệt.

Bởi vậy, nếu sản phẩm của bạn ghi là Glycolic Acid 10%, và bạn đo được độ pH là 3.5 nghĩa là bạn sẽ hưởng trọn vẹn tác dụng của thành phần, ngược lại nếu pH lớn hơn 4 thì lượng acid hoạt động sẽ thấp đi, pH càng cao thì lượng này càng thấp, nếu vào khoảng 6,7 tì gần như không có tác dụng.

Còn thấp hơn 3 thì sao, lúc đó tác dụng của Glycolic Acid sẽ mạnh hơn rất nhiều, đã có nhiều thử nghiệm chứng tỏ mức pH có thể xuống thấp khoảng 0.6. Theo tính toán thì hiệu quả ở độ pH 2 có thể gấp 100 lần ở pH 4.

Chính bởi điều này, khi lựa chọn sản phẩm, nồng độ của thành phần không phải là tất cả độ pH chính là yếu tố tiếp theo bạn nên quan tâm, 1 sản phẩm glycolic acid 10% ở pH 4 chưa chắc đã tốt và hiệu quả hơn sản phẩm ở mức 5% với pH là 3.

Nhưng vấn đề là mức pH càng thấp, độ kích ứng sẽ càng cao và ngược lại, vì thế không phải lúc nào độ pH thấp là tốt. Khi mới sử dụng bạn sẽ thường được khuyên là dùng với nồng độ thấp và độ pH cao, sau đó tăng nồng độ và giảm pH đến một mức có thể mà da có thể chịu được.

  • Cách sử dụng những thành phần phụ thuộc pH

Khi sử dụng những loại mỹ phẩm này bạn sẽ được tư vấn là cần có thời gian chờ, nguyên nhân chính bởi mỗi hoạt chất lại cần có một mức pH nhất định để hoạt động, nếu bạn trộn hoặc sử dụng chồng chéo sẽ àm giảm hiệu quả của nhau. Theo đó, sẽ có một số trường hợp như sau:

Trong quy trình có 2 thành phần phụ thuộc pH trở lên:

Hãy sử dụng thành phần có pH thấp trước, đơi khoản 20-30 phút để da cân bằng lớp màng acid trở về mức khoảng 4.5-5.5 rồi sử dụng tiếp đến sản phẩm có độ pH cao hơn.

Bởi vậy quy trình của bạn sẽ là :

Làm sạch >>L-AA( Vitamin C) (chờ 20 -30 phút  >> BHA/AHA chờ khoảng 20-30 phút >> Axit azelaic >> Cấp ẩm >> Serum/ Cream >> Retinol/ Tretinoin/ Niacinamide >>Khóa ẩm

Nếu trong quy trình chỉ có 1 thành phần phụ thuộc pH

Theo lý thuyết thì sau khi sử dụng các thành phần phụ thuộc pH như vitamin C, AHA, BHA bạn cần thời gian chờ, không phải để chúng hoạt động tối ưu mà để không ảnh hưởng tới những bước sau.

Bởi vậy, trong trường hợp routine skincare chỉ có 1 thành phần phụ thuộc pH thì bạn cần xem dưỡng chất sau mà bạn sử dụng có bị ảnh hưởng bởi pH hay không.

Những thành phần này đa số là những enzyme hoặc những loại protein như collagen dễ bị phân hủy trong môi trường acid, nhất là những loai mask sheet.

Trong trường hợp này bạn nên đợi  khoảng 20-30 phút để da tự cân bằng rồi tiếp tục sử dụng.

Làm sạch >>L-AA( Vitamin C) (chờ 20 -30 phút  >> BHA/AHA chờ khoảng 20-30 phút >> Mask sheet >>… (bước tiếp theo)

Ngược lại, nếu không sử dụng mask sheet thì bạn không cần phải đợi mà có thể sử dụng ngay.

Làm sạch >>L-AA( Vitamin C) (chờ 20 -30 phút  >> BHA/AHA ( không cần chờ) >>… (bước tiếp theo)

Lưu ý: Bên cạnh độ pH thì còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây kích ứng, thường gặp nhất trong các sản phẩm trị mụn, nám như Benzoyl Peroxide, Retinol, Tretinoin, những thành phần này cũng cần thời gian chờ để tránh kích ứng quá mạnh, mà tốt hơn là nên sử dụng xen kẽ.

Đến đây hi vọng rằng mỗi khi bạn đọc được độ pH của bất cứ sản phẩm nào bạn cũng có thể hiểu được ý nghĩa cũng như biết phải sử dụng trong quy trình chăm sóc da như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này chăc chắn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong sự nghiệp làm đẹp của bạn đó.

Còn rất nhiều thông tin review mỹ phẩm và kinh nghiệm làm đẹp đang chờ đợi bạn khám phá, đừng quên theo dõi Fanpage và cùng share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!

ShareTweetShare
Lyna

Lyna

Related Posts

Sữa rửa mặt neutrogena oil-free acne wash kiềm dầu, giảm mụn
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt neutrogena oil-free acne wash có tốt không? Lên mua loại nào?

06/12/2021
Sữa rửa mặt Neutrogena Visibly Clear
Làm Sạch Da

Review 7 dòng sữa rửa mặt neutrogena visibly clear được yêu thích nhất!

20/11/2021
3 sữa rửa mặt cerave được yêu thích nhất
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt CeraVe có tốt không? Mua ở đâu và giá bao nhiêu?

19/11/2021
Các dòng sữa rửa mặt của La Roche Posay
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt La Roche-Posay có tốt không? Mua ở đâu?

06/12/2021
Sữa rửa mặt Hada Labo Gokujyun Nhật
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt tạo bọt Hada Labo Gokujyun Nhật có tốt không?

17/11/2021
Review sữa rửa mặt Hada Labo được yêu thích nhất
Làm Sạch Da

Sữa rửa mặt Hada Labo có tốt không, giá bao nhiêu?

16/11/2021
Next Post
Chống nắng - Các bước chăm sóc da cơ bản hàng ngày

Cách chăm sóc da ban đêm để sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Rau diếp các mát gan trị mụn

    TOP 10 mặt nạ rau diếp cá làm đẹp dưỡng trắng da cấp tốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 công thức làm sinh tố đẹp da trị mụn ngay tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • [Review] TOP 10+ sản phẩm tẩy da chết hóa học với AHA hiệu quả nhất

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review thuốc trị mụn T3 Mycin Gel: Thành phần, tác dụng, đánh giá về sản phẩm

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Review Kem trị mụn T Zone Skincare Spot Zapping Gel: Thành phần, tác dụng, ưu nhược điểm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0




Hello!Phái Đẹp

Bách khoa toàn thư cho phụ nữ Việt!

Hellophaidep.com

Website chia sẻ những kiến thức và bí quyết về Sức khỏe và Sắc đẹp cho phụ nữ Việt. Mọi thông tin được chia sẻ chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả có thể thay đổi do cơ địa của cơ thể.

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • DA ĐẸP
    • Làm Sạch Da
    • Dưỡng Trắng
    • Dưỡng Ẩm
    • Chống Nắng
    • Trị Mụn
    • Trị Thâm
    • Trị Nám
    • Chống Lão Hóa
    • Trang Điểm
    • Mỹ Phẩm
      • Kiến thức cơ bản
      • Thành phần
      • Review
    • Bệnh Da Liễu
  • ĐẸP+
    • SKSS-KHHGD
    • Chàng và nàng
    • Tâm sự Eva
  • TỪ ĐIỂN THÀNH PHẦN

© 2019 Hellophaidep.com - Bách khoa toàn thư cho Phái Đẹp

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
DMCA.com Protection Status
error: Content is protected !!