Không chỉ là những vết bỏng đau rát hay những vết sạm mất thẩm mỹ, da bị cháy nắng còn có thể gây ra những tác hại nguy hiểm khôn lường cho làn da và sức khỏe của bạn!
Ngày hôm nay hãy cùng Hello!PháiĐẹp tìm hiểu kỹ về chủ đề quan trọng này để giải thích nguyên nhân, hậu quả cũng như tìm ra những cách chữa cháy nắng nhanh nhất nhé!
Da bị cháy nắng: Nguyên nhân, và dấu hiệu thường thấy

Da bị cháy nắng là gì?
Cháy nắng là một phản ứng viêm trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc những nguồn ánh sáng nhân tạo. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do những tia cực tím gồm UVA, UVB trong ánh nắng khi tiếp xúc với da có khả năng gây ra những tổn thương cho da.
Với UVB, đây là tia có bước sóng ngắn hơn, năng lượng cao phạm vi tác dụng là lớp biểu bì, khi tiếp xúc có thể gây bỏng cho da, kích thích phản ứng viêm da, phá hủy cấu trúc da, dẫn đến tình trạng đau rát, khiến da khô hơn, và tăng nguy cơ ung thư da.
UVB có khả năng đâm xuyên thấp nên có thể bị chặn lại bởi cửa kính, quần áo chống nắng.
Ngược lại UVA có bước sóng dài hơn, đâm xuyên tốt hơn, mặc dù năng lượng thấp nhưng có thể đi tới trung bì thậm chí hạ bì của da, gây tổn thương tế bào da và những cấu trúc sâu hơn bao gồm collagen , elastin, kích thích phản ứng viêm da và dẫn tới tình trạng lão hóa da nhanh chóng, tăng nguy cơ ung thư da.
Biểu hiện của cháy nắng
Biểu hiện dễ thấy nhất của cháy nắng là sự thay đổi về màu da, ban đầu khi tiếp xúc với tia cực tím, da bị kích thích sẽ bị ửng đỏ, đau rát, sau đó chuyển sang màu sạm đen.
Nguyên nhân của vấn đề này là do Melanin, một thành phần sắc tố ở lớp biểu bì của da có khả năng chống nắng tự nhiên với SPF vào khoảng 15. Khi da bị kích thích bởi tia UV, da sẽ tự động sản sinh melanin như một phương pháp tự vệ tự nhiên, giúp che chắn cho tế bào da và các cấu trúc dưới da, giảm tổn thương, điều này khiến da trở nên tối màu hơn.
Tùy theo bộ gen của mỗi người, lượng melanin sản sinh ra cũng khác nhau, có những người giàu melanin da sẽ trở nên đen hơn nhanh chóng, ngược lại có những người lượng melanin không đủ sẽ dẫn đến da bị tổn thương, gây tình trạng bỏng rát, sưng, đỏ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy nắng
Loại da, là yếu tố đầu tiên, người da trắng thường đối mặt với nguy cơ cháy nắng, bỏng nắng với hậu quả nặng nề hơn và ngược lại da càng sậm màu thì khả năng tự bảo vệ trước ánh nắng mặt trời càng lớn hơn.
Thứ 2 là môi trường sống và làm việc, nếu bạn sống ở những nơi có khí hậu nóng, nhiều nắng, cường độ nắng cao hoặc có độ cao lớn thì nguy cơ cháy nắng cũng mạnh hơn.
Tương tự như vậy nếu bạn làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng nhưng không có biện pháp che chắn sẽ khiến tình trạng cháy nắng nặng nề hơn.
Thứ 3 là quy trình chăm sóc da, nếu bạn không chống nắng hàng ngày thì da sẽ dễ bị cháy nắng, đặc biệt nếu bạn thường xuyên sử dụng các mỹ phẩm dưỡng trắng thì càng phải chống nắng kỹ càng.
Thứ 4 là một số yếu tố khác, bao gồm như việc bạn sử dụng nhiều rượu bia cũng tăng nguy cơ này.
Tác hại của cháy nắng
Như đã nói tác hại đầu tiên của cháy nắng là khiến da bạn phải đối diện với những nguy cơ đen sạm, hoặc bỏng rát, sưng đỏ, trong nhiều trường hợp còn tạo ra những mụn nước, rất đau đớn, khó chịu và dễ bị viêm.
Tuy nhiên nguy hiểm hơn tia cực tím có thể đi sâu vào da, phá hủy các cấu trúc da, gây đột biến từ đó dẫn đến những nguy cơ to lớn gồm lão hóa da sớm và ung thư da.
Bạn phải hiểu rằng bạn tiếp xúc với ánh nắng không phải một hai ngày mà hàng vài chục năm, bởi vậy đây chính là một mối nguy rất lớn cho cơ thể của bạn.
Cách chăm sóc da cháy nắng để nhanh phục hồi

Hạ nhiệt cơ thể
Khi vừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bắt đầu xuất hiện những dấu hiện ửng đỏ, đau rát hãy nhanh chóng hạ nhiệt cho vết cháy nắng bằng cách ngâm mình hoặc xả nước mát lên làn da của bạn. Tuy nhiên không ngâm quá lâu vì có thể gây khô da và cũng không nên dùng kèm với các loại xà phòng, sữa tắm vì có thể làm mòn da khiến tăng mức độ kích thích của da.
Dưỡng ẩm làm dịu da
Đây là biện pháp tốt nhất để có thể làm giảm những khó chịu, đau rát, kích ứng trên da đồng thời tăng cường bảo vệ cấu trúc da, giảm thiểu những tác hại về sau của cháy nắng.
Bạn có thể sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có khả năng thấp thấu tốt với thành phần Hyaluronic aicd và các muối của nó, Glycerin, Ceramides , hoặc các mặt nạ tự nhiên, tuy nhiên không dùng thuốc mỡ vì chúng có thể giữ nhiệt và khiến nhiệt không thể thoát ra, làm vết bỏng nặng hơn.
Uống nhiều nước
Cháy nắng khiến da trở nên khô hơn, cấu trúc da bị tổn thương cũng dễ mất nước hơn, để bù lại bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất bạn nên bổ sung chất điện giải sẽ tăng khả năng hydrat hóa của cơ thể và làn da.
Sử dụng thuốc
Trong một số trường hợp nếu tình trạng cháy nắng nặng với làn da bị nổi bọng nước, viêm da bạn có thể cần phải dùng các thuốc kháng viêm, tuy nhiên lưu ý rằng cần dùng theo đúng hướng dẫn để tránh tác dụng phụ.
Ngoài ra nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc làm tăng mức độ nhạy cảm của làn da với ánh nắng mặt trời có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ xem có thể ngưng lại một thời gian cho da của bạn bình phục bình thường hay không.
Gặp bác sỹ
Trong trường hợp tình trạng cháy nắng, bỏng, viêm không giảm mà có xu hướng nặng hơn, cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn và nôn… hãy ngay lập tức tìm kiếm sự trợi giúp của bác sỹ.
5 cách chữa cháy nắng nhanh nhất tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng dưỡng ẩm và thuốc bạn cũng có thể làm dịu và phục hồi làn da bị cháy nắng của mình bằng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất làm dịu da giúp giảm thiểu kích ứng cũng như tác hại của ánh nắng mặt trời.
Dưới đây sẽ là một số gợi ý dành cho bạn
Cách trị cháy nắng bằng nha đam
Nha đam là một loại cây mọng nước lại mang trong mình rất nhiều dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, bởi vậy nói đến vấn đề làm dịu da bị kích thích do ánh nắng, da cháy bỏng nắng, đau rát, ửng đỏ thì đây chắc chắn là lựa chọn đầu tiên dành cho bạn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể sử dụng các loại gel nha đam bán sẵn đắp lên vùng da tổn thương.
Với nha đam tươi, hãy rửa sạch, gọt thật sạch phần vỏ xanh có thể gây ngứa, ngâm với nước muối sinh lý khoảng 3-5 phút rồi cho vào máy xay xay min rồi đắp lên vùng da bị tổn thương hoặc hòa vào nước rồi ngâm mình khoảng 20 phút.
Chăm sóc da cháy nắng bằng dầu oliu

Oliu là bí quyết phục hồi da cháy nắng được sử dụng từ rất rất lâu ở những nước châu Âu và khu vực địa trung hải, dầu oliu có chứa một lượng Vitamin E đặc biệt cao, cùng với đố là một lượng lớn acid béo mà chủ yếu là Omega 3 và một lượng Squalane.
Tất cả những chất này đều là chất chống oxy hóa mạnh và dưỡng ẩm tốt, bởi vậy sẽ nhanh chóng giảm tác hại của tia cực tím và làm dịu làn da của bạn. Các nghiên cứu cũng cho thấy oliu có thể làm tăng tốc độ phục hồi của da bị cháy nắng.
Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần thoa một lượng vừa đủ dầu oliu lên da, để khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước mát là được, có thể thêm mật ong để tăng cường hiệu quả.
Phục hồi da cháy nắng bằng yến mạch
Yến mạch có chứa tới 20 loại polyphenol đều là chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại viêm da, bao gồm viêm da do ánh nắng. Đặc biệt yến mạch còn chứa avenanthramides, một thành phần có tác dụng chống viêm và làm dịu da vô cùng mạnh mẽ.
Bởi vậy các loại mặt nạ yến mạch hay sản phẩm chứa chiết xuất từ yến mạch luôn là lựa chọn hoàn hảo cho da nhạy cảm, da của trẻ nhỏ hay những làn da đang tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Cách làm thứ nhất là bạn có thể hòa khoảng 2 chén bột yến mạch vào chậu nước tắm rồi ngâm mình khoảng 20 – 30 phút, cách thứ 2 là trộn yến mạch với sữa tươi rồi đắp nên khu vực bị cháy nắng khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước.
Làm dịu vùng da cháy nắng dừa chuột

Dưa chuột với thành phần 96% là nước đồng thời mang đến lượng vitamin phong phú gồm Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C sẽ mang tới khả năng cấp ẩm và làm dịu da đặc biệt vượt trội.
Ngoài ra, thành phần này còn có chứa những chất chống oxy hóa và kháng viêm phong phú thuộc nhóm avenanthramides từ đó giúp giảm thiểu tác hại của tia UV đồng thời ngăn chặn nguy cơ viêm ở vết cháy nắng, nhất là những vùng xuất hiện mụn nước.
Để thực hiện tùy theo diện tích cháy nắng mà bạn cần một lượng dưa chuột vừa đủ, rửa sạch, bỏ vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố sau đó hòa vào nước tắm ngâm mình khoảng 20 phút hoặc đắp trực tiếp lên da.
Một cách khác là bạn có thể thái thật mỏng dưa chuột theo lát rồi đắp nên da, cách này sẽ dễ dùng hơn.
Chữa cháy nắng hiệu quả bằng sữa tươi
Sữa tươi là phương pháp làm dịu da cháy nắng từ rất rất lâu đời với hiệu quả và mức độ an toàn luôn được đánh giá cao.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng sữa tươi không đường thoa lên khu vực da bị cháy nắng, hoặc hòa khoảng 2 chén nhỏ sữa tươi với nước tắm rồi ngâm mình trong khoảng 10 -20 phút sẽ thấy da được làm dịu rất nhanh chóng.
Đây cũng là một phương pháp rất đơn giản, nhanh chóng mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Chữa cháy nắng cấp tốc bằng mướp đắng

Mướp đắng là một phương pháp dân gian trị dị ứng, kích ứng da hay tình trạng da bị rôm sảy vô cùng hiệu quả, vì thực tế loại cây này có chứa một lượng lớn những Vitamin quan trọng là A, B và C cùng những chất kháng viêm giúp giảm nguy cơ viêm nặng hơn.
Cách làm là bạn hãy rửa sạch rồi ngâm mướp đắng với nước muối sinh lý khoảng 3 – 5 phút, vớt ra bổ đôi, bỏ hạt rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm nước xay mịn.
Để sử dụng bạn có thể đắp mướp đắng trực tiếp trên da, hoặc có thể hòa cùng với nước tắm rồi ngâm mình khoảng 20 – 30 phút sẽ thấy tác dụng làm dịu và ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt.
Hi vọng rằng đến đây những thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề nguyên nhân, biểu hiện cũng như những cách để phục hồi da cháy nắng đã có được câu trả lời xứng đáng nhất.
Để hạn chế tình trạng này cũng như những nguy cơ lâu dài mà nó gây ra, đừng quên quên sử dụng các sản phẩm chống nắng hàng ngày nhé!
Đừng quên còn rất nhiều kiến thức, thông tin khác về chăm sóc da hiệu quả và phương pháp chống nắng sẽ tiếp tục được chia sẻ, cùng tiếp tục theo dõi và đồng hành nhé!