Bất cứ bạn gái nào cũng sẽ luôn cảm thấy sợ hãi khi những vết mụn của mình trở nên sưng tấy, chứa đầy một mủ và có nguy cơ để lại sẹo trên gương mặt!
Hôm nay, hãy cùng Hello!Pháiđẹp tìm hiểu và trả lời những thắc mắc quan trọng nhất của vấn đề này bao gồm mụn bọc là gì? Nguyên nhân nào gây ra và cách phòng tránh cũng như trị dứt điểm ra sao? Cùn bắt đầu nhé!
Mụn bọc là gì?

Quá trình hình thành mụn trứng các được chia thành 4 bước, bao gồm:
Sừng hóa lỗ chân lông: Bụi bẩn, tế bào chết không được làm sạch, xâm nhập vào lỗ chân lông, lúc này tuyến bã nhờn sẽ hoạt động đẩy những “kẻ xâm phạm” này ra, tuy nhiên nếu lượng bụi bẩn quá nhiều không thể đẩy ra hết gây bít tắc.
Hình thành mụn: Khi lỗ chân lông bị bít tắc hoàn toàn sẽ khiến các loại mụn không viêm hình thành, bao gồm mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
Viêm nhiễm: Khi mụn bị tấn công bởi các loại vi khuẩn trên da như P.acnes sẽ gây viêm, sưng, tấy, dẫn đến các loại mụn như mụn đỏ, mụn mủ.
Mưng mủ và lan rộng: Khi tình trạng viêm không được kiểm soát tốt sẽ mưng mủ, xâm nhập vào những cấu trúc da xung quan và có thể lan rộng, đây là mức độ nặng của mụn trứng cá, được gọi là mụn bọc hay mụn dạng nang.
Đặc điểm của loại mụn này là gây cảm giác sưng tấy, đỏ và rát, với đường kính lớn có thể gây viêm và tổn thương các cấu trúc xung quanh, có chân ở rất sâu dễ để lại sẹo thâm và sẹo lõm trên da.
Nếu tình trạng xảy ra lâu dài có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của toàn bộ da, ảnh hưởng tới lớp collagen và elastin ở tầng trung bì dẫn tới tình trạng lão hóa trên da.
Nguyên nhân gây mụn bọc
Chăm sóc da không đúng cách gây mụn
Tại sao lại có mụn? Nguyên nhân thường gặp nhất chính là việc bạn chăm sóc da không đúng cách.
Mụn là kết quả của bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết, cùng với sự xâm nhập của vi khuẩn gây mụn. Bởi vậy, nếu da bạn không được làm sạch sẽ rất dễ dàng dẫn đến mụn, nguyên nhân này thường gặp nhất với những bạn thuộc loại da nhờn, da hỗn hợp thiên dầu khi mà lượng bã nhờn bài tiết quá lớn.
Ngoài ra, việc bạn dưỡng da không đúng cách, bao gồm sử dụng các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông, những loại kem trộn chứa corticoid, hydroquinone quá mức cho phép hay thủy ngân… gây mòn da cũng sẽ khiến mụn nổi nhiểu hơn.
Ngoài ra, một số thói quen như thường xuyên sờ tay lên mặt cũng sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Rối loạn nội tiết tố
Khi lượng hormone androgen tiết ra quá nhiều sẽ khiến lượng dầu bài tiết cao, gây bít tắc lỗ chân lông và mụn. Loại mụn này thường gặp trong một số giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc khi hệ nội tiết bị rối loạn do một số nguyên nhân: Bệnh lý tuyến thượng thận, Hội chứng buồng trứng đa nang; Stress căng thẳng.
Những trường hợp này được gọi là mụn nội tiết, thường là mụn bọc, mụn viêm lớn mọc ở khu vực dưới quai hàm, cằm hoặc trên má, có xu hướng tái phát tại cùng vị trí và không giảm khi sử dụng các sản phẩm trị mụn thông thường.
>> Xem thêm: Mụn nội tiết là gì? Cách phân biệt và điều trị dứt điểm ngay tại nhà
Nổi mụn do nóng trong người
Nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tính nóng hoặc hệ thống thải độc bao gồm gan, thận, hệ bài tiết của bạn gặp vấn đề cơ thể rất dễ gặp phải tình trạng được gọi là nóng trong người nổi mụn, và đa phần ở đây cũng đều là mụn bọc.
>> Xem thêm: [Giải Đáp]Nóng trong người nổi mụn nên uống và ăn gì mát gan, giải độc?
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Thức khuya, stress hoặc lao động, tập luyện quá mức đều là nguyên nhân gây mụn và lão hóa da rất thường gặp. Nguyên nhân của vấn đề được giải thích là bởi những yếu tố này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ nội tiết đồng thời làm giảm sức đề kháng của da.
Phân loại các loại mụn bọc thường gặp

Mụn bọc không đầu – không nhân sưng đỏ
Đây là loại mụn bọc nặng và khó trị nhất, nguyên nhân là do một lượng lớn bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông bị viêm nhiễm.
Đặc điểm của loại mụn này là không có nhân, không đầu, sờ vào có thể có cảm giác cứng nhưng không có đầu mủ rõ ràng, bên trong chứa đầy mủ và máu, sưng tấy và rất đau.
Chân của loại mụn không đầu này thường có chân khá sâu, dễ vỡ lan rộng sang các nang lông bên trong nên mọc thành từng cụm, tái đi, tái lại nhiều lần, khó điều trị dẫn điểm và thường để lại sẹo trên da.
Đây là loại mụn thường gặp trong quá trình rối loạn nội tiết, trên má, cằm hoặc quai hàm, thường tái phát nếu chỉ sử dụng những biện pháp và hoạt chất trị mụn thông thường.
Mụn bọc trắng
Là loại mụn dễ nhận biết nhất với đầu mụn màu trắng phía trên cùng hiện tượng viêm, sưng và đau ở xung quanh.
Nguyên nhân của loại mụn này là do các loại mụn đầu đen, mụn đầu trắng bị viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes, thường gặp ở người da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu, nhất là vào mùa hè, khi nhiệt độ cao gây lương bã nhờn tiết ra càng lớn.
Bên cạnh đó, nếu hoạt động thải độc của cơ thể kém bạn cũng sẽ dễ gặp phải tình trạng này.
Với loại mụn này việc điều trị tại chỗ khá hiệu quả, tùy theo mức độ và loại da, những thành phần trị mụn thông thường đều có hiệu quả.
Mụn bọc nước
Đây là loại mụn bọc ít gặp hơn với biểu hiện là một vùng da bị chồi lên rõ rệt, nhiễm trùng bên trong sẽ chứa mủ, và máu sờ vào sẽ có cảm giác mềm nhưng rất đau, một số trường hợp còn gây ngứa.
Những loại mụn này thường tái phát ở một số bạn, mọc ở những nơi bất thường như mí mắt, miệng, mép hoặc rìa môi.
Mụn bọc bị chai
Là loại mụn mọc chìm hẳn dưới bề mặt da, có thể gây cảm giác đau nhức nhưng không nhiều, bạn sẽ chỉ cảm thấy da bị gồ lên và nhạy cảm hơn một chút.
Đặc điểm của loại mụn này thường có thời gian xuất hiện dài hơn, khó trị do nằm sâu dưới da, thường sẽ tự lớn lên rồi tự xẹp, không để lại sẹo nhưng lại để lại vết thâm.
Trong một số trường hợp mụn bọc bị chai có thể trở nên cứng hơn và trở thành một loại mụn tồn tại lâu dài dưới da.
Cách trị mụn bọc hiệu quả và dứt điểm

Lưu ý trước khi trị mụn
Mụn bọc bao lâu thì chín, có được nặn không?
Với mụn bọc có đầu trắng, thông thường sẽ phát triển theo các giai đoạn: Xuất hiện – Viêm – Sưng đỏ – Chín, khoảng thời gian này sẽ mất khoảng 4-5 ngày, sau đó cồi mụn sẽ được gom lại tình trạng sưng đỏ cũng giảm hẳn, khi sờ tay vào sẽ không có cảm giác đau nhức, lúc này bạn có thể tiến hành nặn nhân mụn ra.
Với tình trạng mụn không đầu, hiện tượng gom cồi sẽ chậm hơn, thậm chí cồi sẽ không được gom mà vết mụn sưng đau trong thời gian dài sau đó chai lại. Lúc này bạn cần phải dùng một số thành phần kích thích quá trình chín và gom cồi của mụn để có thể nặn. Loại mụn này khi nặn thường sẽ có rất nhiều máu và mủ, đau nhức, sưng tấy phải qua hôm sau mới bớt dần.
Bạn chỉ nên nặn mụn trong những trường hợp mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ thành từng nốt, không gom thành cụm, không lan rộng. Nếu tình trạng mụn nặng hơn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sỹ.
Tìm hiểu nguyên nhân – Yếu tố quyết định tới hiệu quả trị mụn
Rất nhiều bạn thắc mắc rằng vì sao mình gìn giữ da rất sạch nhưng vẫn có mụn? Vì sao mình áp dụng những cách trị mụn bọc hiệu quả được giới thiệu là hiệu quả nhưng không khỏi, thậm chí mụn còn nặng hơn…
Như đã nói có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, như đặc điểm da, bệnh lý, rối loạn nội tiết và cách chăm sóc sai lầm. Mỗi loại mụn lại cần có biện pháp điều trị khác nhau, và mỗi loại da cũng lại cần có biện pháp điều trị khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn thuộc loại da dầu, bạn cần những sản phẩm có thể giảm viêm, kháng khuẩn nhưng đồng thời lại phải làm sạch và kiềm dầu. Ngược lại nếu bạn thuộc loại da khô, da hỗn hợp thiên khô thì lại phải ưu tiên các sản phẩm trị mụn, đồng thời loại bỏ tế bào da hiệu quả nhưng lại không được gây khô da, bong tróc.
Đó là chưa kể, nếu mụn của bạn có nguyên nhân từ bên trong thì bạn có chăm sóc da tốt đến đâu mà không kết hợp với thuốc và thực phẩm chức năng vấn đề có thể chỉ dừng ở mức không nặng thêm chứ không thể khỏi.
Bởi vậy, trước hết bạn cần phải hiểu thật rõ tình trạng chính xác của mình mới mong có thể đạt được hiệu quả như ý.
Sử dụng kem trị mụn
Hiện nay với sự phát triển của khoa học, rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn bọc ra đời, với những hoạt chất chính như AHA/ BHA/ Retinol/Benzoyl peroxide/ tea tree oil tri mụn hay Lưu huỳnh, Azelaic acid, Retinol, Tretinoin.
Mỗi thành phần lại có đặc điểm khác nhau, phù hợp cho những loại da khác nhau. Bạn cần xác định chính xác loại da của mình rồi mới có thể quyết định nên chọn loại nào.
>> Xem thêm: 3 cách đơn giản để phân biệt chính xác 5 loại da cơ bản
Cơ chế tác động của các sản phẩm này đa phần là giúp ức chế các loại vi khuẩn gây mụn trên da, giảm nhanh tình trạng viêm, giúp cồi mụn khô và được lấy ra nhanh hơn.
Không chỉ có vậy, những hoạt chất này còn có tác dụng loại bỏ lớp tế bào chết và kích thích tế bào mới phát triển, bởi vậy không những trị mụn mà còn giúp da trắng, khỏe hơn, giảm tình trạng thâm.
Và để tăng hiệu quả, các nhà sản xuất còn bổ sung rất nhiều chất quý giá như Niacinamide, Vitamin E, Curcumin, Tinh chất cam thảo… rât có lợi cho việc giảm kích ứng và kích thích tái tạo da ngăn ngừa sẹo rỗ, thật tuyệt vời phải không.
Với những bạn gặp tình trạng mụn nặng hơn cần đi thăm khám tại bệnh viện da liễu, tại đây bạn có thể sẽ được kê một số loại thuốc chứa thành phần kháng sinh, điển hình là Corticoid. Tuy nhiên lúc này bạn nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sỹ tránh những hậu quả do kháng sinh gây ra.
>> Xem thêm: [Review] TOP 20 loại kem trị mụn hiệu quả tốt nhất hiện nay
Mặt nạ tự nhiên trị mụn bọc tại nhà
Bên cạnh những sản phẩm trị mụn với thành phần được tách chiết qua các máy móc công nghệ cao, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại mặt nạ handmade được thực hiện ngay tại nhà với nguồn nguyên liệu thiên nhiên.
Những thành phần như nghệ, sữa chua, tinh dầu tràm trà, trà xanh, sữa chua sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, kết hợp với nhiều thành phần có khả năng tăng cường sản sinh tế bào như rau má, mật ong, hay dưỡng ẩm như nha đam đều rất phù hợp.
Tác dụng quan trọng nhất của các loại mặt nạ này là củng cố lớp màng acid bảo vệ da, cân bằng độ pH nâng cao sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nên sử dụng quá thường xuyên các chất có khả năng gây kích ứng mạnh như chanh, quất, những chất dễ gây bít tắc như dầu đậu nành .
Ngoài ra chỉ nên dùng tối đa 2 tuần/ lần và lựa chọn nguyên liệu, bảo quản, đảm bảo vệ sinh khi thực hiện, nếu không lượng vi khuẩn trên những loại mặt nạ này sẽ khiến mụn bùng nổ mạnh mẽ hơn.
>> Xem thêm: [Không thể bỏ qua] 25 công thức làm mặt nạ trị mụn ngay tại nhà
Đến đây bạn đã có thể phần nào xác định tình trạng và nguyên nhân gây ra những nốt mụn bọc khó chịu nhé!
Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích khác về làm đẹp – thời trang và sức khỏe sẽ tiếp tục chia sẻ tại Hello!Pháiđẹp, cùng tiếp tục đồng hành nhé!
Và đừng quên chia sẻ để lưu giữ và lan tỏa kiến thức hữu ích tới người thân và bạn bè nhé!